Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh La
3.2.2. Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra quản lý ngân sách
Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách xã là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý ngân sách xã, đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời, chấn chỉnh ngay những sai phạm trong công tác quản lý, điều hành ngân sách xã, hƣớng việc thu, chi ngân sách đúng chế độ, quy định hiện hành, đồng thời đảm bảo tính thiết thực, tiết kiệm có hiệu quả khi thực hiện chi ngân sách, ngăn chặn kịp thời các hành vi tham ô, lãng phí, gây thất thoát tài sản, ngân sách của nhà nƣớc.
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra về tài chính ngân sách xã luôn đƣợc Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện, các cấp, các ngành quan tâm, hệ thống thanh tra, giám sát thu, chi tài chính ngân sách xã luôn đƣợc tổ chức chặt chẽ từ xã đến huyện hàng năm, cụ thể vào cuối các năm.
Tại các xã, thị trấn có Ban thanh tra nhân dân, giám sát cộng đồng thực hiện giám sát các hoạt động thu, chi ngân sách xã. HĐND xã, cơ quan quyền lực cao nhất tại xã thực hiện việc xem xét quyết định dự toán năm, và ra nghị quyết điều chỉnh dự toán khi cần thiết và phê chuẩn báo cáo quyết năm của ban Tài chính và UBND các xã, giám sát tình hình chấp hành dự toán thu, chi ngân sách, chính sách, chế độ hiện hành của nhà nƣớc đối với UBND cấp xã.
Ở cấp huyện có Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, là cơ quan thƣờng xuyên có sự kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn nghiệp vụ đối với Ban Tài chính các xã. Thực hiện chƣơng trình công tác năm, Thanh tra huyện cũng có Kế hoạch phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và các phòng chức năng khác thực hiện thanh tra, kiểm tra thu, chi tài chính ngân sách xã. Ngoài ra, Kho bạc nhà nƣớc huyện Tân uyên với chức năng của mình đã thực hiện kiểm soát toàn bộ các khoản thu chi của các xã một cách thƣờng xuyên, qua đó hƣớng việc chi tiêu ngân sách xã đảm bảo đúng chính sách, chế độ, nâng cao hiệu quả chi ngân sách, đảm bảo các khoản chi chặt chẽ về mặt thủ tục.
Tuy nhiên, trong những năm qua việc kiểm tra “trƣớc khi thu - chi” từ khâu lập dự toán thu - chi ngân sách do cơ quan Thuế - Tài chính xã đảm nhận còn nặng về chỉ tiêu phân bổ dự toán ngân sách và định mức hƣớng dẫn có phần chung chung của phòng Tài chính - Kế hoạch Tỉnh. Vì vậy, việc kiểm tra khâu lập dự toán cũng còn tính chủ quan, chƣa quan tâm đúng mức dự toán thu - chi của lãnh đạo và cán bộ quản lý ngân sách, nên dự toán đƣợc duyệt của đơn vị thụ hƣởng chƣa phù hợp, chƣa hiệu quả.
Hàng năm, việc kiểm tra “trong khi thu - chi” đƣợc cơ quan Thuế, Tài chính và Kho bạc kiểm tra, xét duyệt nghiêm ngặt theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nƣớc quy định, quá quan tâm tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, thủ tục kê khai thuế, mức thu, đối tƣơng thu, nhƣng lại thiếu quan tâm đến hiệu quả của thu - chi ngân sách.
Hàng năm. việc kiểm tra, thanh tra “sau thu - chi” cũng đƣợc cơ quan Thuế, Tài chính và Kho bạc tiến hành, xét duyệt một cách nghiêm ngặt theo định mức, quy định hiện hành. Các cơ quan chức năng khác thanh tra, kiểm tra theo chức năng và nhiệm vụ đƣợc phân định. Điều này tạo ra nhiều kết luận khác nhau, thậm chí trái ngƣợc nhau. Đôi khi công tác kiểm tra, thanh tra còn làm phiền hà, ách tắt công việc của đơn vị. Hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra đôi khi chƣa đạt tới mục tiêu đã định.
Tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra quản lý thu - chi ngân sách thƣờng xuyên và đột xuất khi cần thiết, nhằm ngăn ngừa vi phạm, những biểu hiện tiêu cực trong quá trình quản lý ngân sách tại xã.