6. Kết cấu đề tài
1.2.1. Chỉ tiêu khả năng sinh lời doanh thu (Return on Sales ROS)
Để xem xét khả năng sinh lời doanh thu, người ta xem xét lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ trong mối quan hệ với doanh thu. ROS là chỉ tiêu cho biết lợi nhuận sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu tức là cứ 100 đồng doanh thu thu được trong kỳ thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu được xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = ---’---’--- x 100 Doanh thu
Trong đó, lợi nhuận của doanh nghiệp được sử dụng ở trong công thức có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận sau thuế; tương ứng với chỉ tiêu lợi nhuận ở tử số, doanh thu của doanh nghiệp được xác định ở mẫu số có thể là doanh thu hoạt động BH&CCDV, doanh thu hoạt động kinh doanh hoặc tổng doanh thu và thu nhập khác. Tùy thuộc vào mục đích đánh giá hiệu quả sinh lời của từng hoạt động khác nhau hoặc đánh giá hiệu quả toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp mà sử dụng chỉ tiêu sao cho phù hợp:
Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời cho hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Tỷ suất lợi nhuận LN từ hoạt động bán hàng
■ = ____________ __________________ x 100 hoạt động bán hàng Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng
Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời cho hoạt động kinh doanh: Tỷ suất LN thuần từ LN thuần từ hoạt động kinh doanh
■ “ = —_____ ___ " _______ x 100 HĐKD Doanh thu hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu hoạt động kinh doanh trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khả năng sinh lời cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp:
Tỷ suất LNTT hoặc LN trước hoặc sau thuế
■ = x 100 ST trên doanh thu Doanh thu và thu nhập khác
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tổng doanh thu trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu là chỉ tiêu rõ ràng nhất phản ánh trình độ quản lý chi phí của doanh nghiệp. Thông thường doanh nghiệp nào có chỉ tiêu ROS cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành hoặc cao hơn chỉ số trung bình ngành thể hiện doanh nghiệp đó đang quản lý tốt chi phí hoặc thực hiện tốt chiến lược dẫn đầu về chi phí. Và ngược lại, ROS thấp cho thấy doanh nghiệp quản lý chi phí chưa tốt, việc kiểm soát các khoản mục chi phí còn gặp nhiều vấn đề. Chính vì vậy, khi chỉ tiêu này có những biến động mạnh mẽ thì các nhà quản trị cần cân đối và điều chỉnh, thực hiện các chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và kiểm soát chi phí để ổn định lợi nhuận cho doanh nghiệp.