Thực trạng về doanh thu

Một phần của tài liệu 207 giải pháp nâng cao khả năng sinh lời tại công ty cổ phần ốc đảo (Trang 49 - 54)

6. Kết cấu đề tài

2.2.1.1. Thực trạng về doanh thu

Bảng 2.2. Tình hình biến động doanh thu CTCP Ốc Đảo giai đoạn 2018-2020

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Chênh lệch % Chênh lệch % DT dịch vụ lưu trú 77.897 113.678 56.135 35.781 +45,93% -57.543 -50,62% DT dịch vụ ăn uống 12.170 19.713 9.714 7.543 +61,98% -9.999 -50,72% DT dịch vụ massage 2.873 3.791 2.216 918 +31,95% -1.575 -41,55% DT dịch vụ khác 13.442 16.792 8.247 3.350 +24,92% -8.545 -50,89% Tổng DT từ BH&CCDV 106.382 153.974 76.312 47.592 +44,74% -77.662 -50,44%

(Nguồn: Theo báo cáo tình hình tài chính của Doanh nghiệp và sự tính toán của tác giả)

Trong giai đoạn 2018-2020 tình hình doanh thu của CTCP Ốc Đảo có sự biến động không ngừng. Trong đó doanh thu đến từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp.

Năm 2018 doanh nghiệp ghi nhận mức tổng doanh thu là 109.414 triệu đồng và mức tổng doanh thu này tăng lên 157.685 triệu đồng vào năm 2019 tương đương với tăng 44,12%. Trong năm 2020, doanh nghiệp chỉ thu về tổng doanh thu là 84.077 triệu đồng, giảm 46,68% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể biến động như sau:

Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

37

Bảng 2.3. Biến động các chỉ tiêu trong cơ cấu DT từ BH&CCDV giai đoạn 2018-2020

(Nguồn: Tài liệu nội bộ CTCP Oc Đảo và sự tính toán của tác giả)

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu doanh thu từ BH&CCDV giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

■ Doanh thu dịch vụ lưu trú

■ Doanh thu dịch vụ ăn uống

■ Doanh thu dịch vụ massage

■ Doanh thu dịch vụ khác

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

(Nguồn: Số liệu do phòng tài chính kế toán cung cấp và sự tính toán của tác giả)

Từ bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy doanh thu từ BH&CCDV của doanh nghiệp thu được phần lớn là từ việc cung cấp dịch vụ lưu trú, đây hiện đang là hoạt động chủ lực tạo ra doanh thu cho khách sạn khi nó đều chiếm tỷ trọng trên 70% tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp qua các năm. Có thể thấy rằng, đây là hoạt động chính then chốt của khách sạn nên luôn được hội đồng công ty cũng như ban quản lý chú trọng đến việc duy trì hoạt động, đề ra các chiến lược phát triển, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ, công ty luôn luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng, từ đó sửa đổi cũng như thực hiện các thay đổi cải cách nhằm nâng cao chất lượng buồng phòng, chất lượng dịch vụ.

Thời điểm năm 2018, báo cáo tài chính công ty ghi nhận doanh thu từ dịch vụ lưu trú là 77.897 triệu đồng, năm 2019 và 2020 lần lượt là 113.687 triệu đồng và 56.135 triệu đồng. Theo như tìm hiểu thì giai đoạn năm 2019 giá bán của doanh nghiệp hầu như không có thay đổi so với trước đó, doanh nghiệp giữ nguyên mức giá phòng và chỉ thực hiện giảm giá đối với khách hàng thân thiết và nhân viên công ty. Do đó có thể nói rằng, doanh thu năm này tăng lên bản chất là do sự tăng lên của khối lượng khách hàng. Cụ thể, công suất phòng trung bình các tháng của năm 2018 chỉ ghi nhận ở mức 40-70% nhưng năm 2019 thì lại được ghi nhận ở mức 50-85%, có những thời điểm vào mùa du lịch khách sạn hầu như không còn phòng trống. Doanh thu tăng lên do khối lượng khách hàng là dấu hiệu tốt đối với doanh nghiệp vì nó cho thấy doanh nghiệp có những tiến bộ trong hoạt động kinh doanh. Điều này xuất phát từ việc du lịch trong nước phát triển mạnh mẽ, thu hút sự chú ý không chỉ của người dân trong nước mà còn cả khách du lịch nước ngoài. Tận dụng được điều đó, CTCP Oc Đảo chú trọng đến thị phần, tăng quảng cáo và tiếp thị, tích cực đẩy mạnh liên kết với các công ty du lịch và các trang web đặt phòng để tiếp cận được gần hơn với nhiều đối tượng khách hàng.

Đến năm 2020, doanh nghiệp chỉ thu về doanh thu từ dịch vụ lưu trú là 56.135 triệu đồng, giảm 50,62% so với năm trước. Điều này xuất phát từ cả hai nguyên nhân: giá bán giảm và khối lượng khách hàng cũng giảm. Do đặc điểm kinh doanh của ngành nghề khách sạn là một trong những phân khúc chịu thiệt hại cũng như tổn thất nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19, mà đối tượng khách hàng chủ yếu của CTCP Oc

Đảo lại là du khách nước ngoài (chủ yếu là du khách Mỹ, Nhật bản và một số nước Châu Ảu, một số nước Châu Á như Thái Lan, Singapo, Malaysia,...) dẫn đến lượng khách hàng trong năm này của doanh nghiệp giảm xuống. Cùng với đó, doanh nghiệp thực hiện chính sách giảm giá phòng từ 20-50% giá thuê phòng để giữ chân khách hàng và thu hút du khách nội địa nhiều hơn, công suất phòng cũng giảm khi trong ngày nhiều phòng còn trống và đồng thời việc công ty thực hiện đóng cửa một số phòng để nâng cấp sửa chữa cũng làm cho hiệu suất cho thuê phòng trong năm giảm xuống.

Về kinh doanh dịch vụ ăn uống, nguồn doanh thu này đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập của doanh nghiệp và luôn giữ ổn định ở mức 11-13% trong cơ cấu doanh thu, bao gồm doanh thu từ nhà hàng Nhật, nhà hàng Á-Âu và quầy bar. Năm 2019 doanh thu từ hoạt động này đạt 19.713 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2018 và giảm đi hơn một nửa còn 9.714 triệu đồng vào năm 2020. Không khó lý giải cho việc này, xu hướng doanh thu từ dịch vụ ăn uống có những biến động tương đồng với doanh thu từ dịch vụ lưu trú vì khách hàng sử dụng loại hình dịch vụ này của khách sạn đa phần sẽ là khách thuê phòng tại khách sạn. Tuy rằng doanh thu có sự tăng giảm rõ rệt nhưng tỷ trọng so với tổng doanh thu từ BH&CCDV không có nhiều biến động cho thấy sự bộ phận này của doanh nghiệp đang hoạt động khá ổn định, xu hướng tiêu dùng của khách hàng cũng phần nào quan tâm đến việc sử dụng các dịch vụ sang trọng trong khách sạn để không phải tốn thời gian di chuyển.

Hoạt động của dịch vụ massage mang lại một nguồn thu nhỏ cho doanh nghiệp, chỉ chiếm tỷ trọng 2-3% trong tổng cơ cấu doanh thu, doanh thu hàng năm giao động trong khoảng 2 - 4 tỷ đồng. Lý giải cho điều này, dịch vụ massage của khách sạn chỉ thu hút được sự quan tâm của khách hàng lưu trú tại khách sạn, những hộ gia đình, phụ nữ và trẻ nhỏ có sự quan tâm đặc biệt với spa và massage. Đồng thời trên thị trường cũng tồn tại nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh về lĩnh vực này, họ kinh doanh chủ chốt trong lĩnh vực spa - massage nên nhận được sự chú ý của nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn.

2018 Tỷ lệ trên tổng DT (%) 2019 Tỷ lệ trên tổng DT(%) 2020 Tỷ lệ trên tổng DT(%) Giá vốn hàng bán 53.976 49,33% 73.716 46,75% 64.976 77,28% Chi phí bán hàng 21.487 19,64% 26.065 16,53% 7.195 8,56% Chi phí QLDN 9.029 8,25% 10.213 6,48% 2.096 2,49% Chi phí tài chính 68 0,06% 84 0,05% 63 0,07% Tổng chi phí 84.560 77,28% 110.078 69,81% 74.267 88,33% Tổng doanh thu 109.414 100% 157.685 100% 84.077 100%

Các hoạt động khác tạo ra doanh thu trong kỳ như tổ chức sự kiện, giặt là, bể bơi, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ đặt tour, cho thuê xe,.... Những hoạt động này không tạo ra liền một lúc một lượng thu nhập lớn nhưng cũng chiếm 11-13% trong cơ cấu doanh thu, hàng năm thu về doanh thu hàng chục tỷ đồng cho doanh nghiệp. Doanh thu từ nguồn này luôn ổn định là do khách hàng ngày có xu hướng sử dụng các dịch vụ đi kèm này vì tiện lợi của nó, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.

Doanh thu từ hoạt động tài chính

Đây là mảng thứ hai tạo ra doanh thu trong kỳ cho doanh nghiệp, tuy nhiên khoản doanh thu này lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ dường như là không đáng kể trong cơ cấu doanh thu của CTCP Ốc Đảo.

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ doanh thu HĐTC so với Tổng doanh thu giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

■Tổng doanh thu ■Doanh thu HĐTC

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của tác giả)

Trong năm 2018 và 2019 doanh nghiệp thu được doanh thu hoạt động tài chính lần lượt là 3 tỷ và 3,7 tỷ đồng; năm 2020 khoản mục doanh thu này đã tăng gấp đôi đạt ngưỡng gần 7,8 tỷ đồng. Đây nhìn chung là dấu hiệu tốt đối với doanh nghiệp khi doanh thu này tăng dần qua các năm, cho thấy doanh nghiệp biết tận dụng và sử dụng hiệu quả các tiềm lực tài chính hiện có của mình. Doanh thu này chủ yếu đến từ lãi

41

tiền gửi, lãi cho vay, hoạt động thu đổi ngoại tệ và lãi do chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ.

Một phần của tài liệu 207 giải pháp nâng cao khả năng sinh lời tại công ty cổ phần ốc đảo (Trang 49 - 54)

w