6. Kết cấu đề tài
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan trên, những hạn chế tồn tại trong Công ty cổ phần Oc Đảo còn do những nguyên nhân chủ quan sau đây:
Trình độ quản lý và bộ máy tổ chức hoạt động còn yếu kém
Tổng giám đốc là người trực tiếp giám sát mọi hoạt động và phê duyệt tất cả các văn kiện của doanh nghiệp cùng với sự giúp đỡ của trợ lý giám đốc. Điều này khiến cho tiến độ công việc đôi khi bị chậm lại do chỉ có một người có thẩm quyền chấp thuận cho mọi hoạt động được diễn ra. Đồng thời, nó cũng làm cho mỗi liên kết giữa các phòng ban lỏng lẻo, không phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt.
Chưa khai thác hết được tiềm năng để tăng doanh thu
Doanh nghiệp chú trọng nhiều đến đôi tượng khách hàng là khách hàng người nước ngoài nhưng lại không đẩy mạnh các hoạt động để thu hút khách hàng trong nước. Cụ thể như về trang trí trong khách sạn, khách sạn trang trí theo phong cách sang trọng, tao nhã, và hơi hướng phong cách Châu Âu; dịch vụ ăn uống trong khách sạn cũng chỉ bao gồm các món Nhật Bản và các món Á-Âu, không chú trọng đến ẩm thực Việt Nam, mà xu hướng của người Việt Nam thường chỉ thích ăn những món dễ ăn, quen thuộc hàng ngày. Do đó khách sạn kém thu hút đối với một số du khách nội địa có tư tưởng truyền thống.
Điều thứ hai mà doanh nghiệp chưa khai thác triệt để đó chính là chính sách giá bán. Trước thời điểm đại dịch Covid-19 xảy ra, giá bán của doanh nghiệp trong nhiều năm liền không thay đổi trong khi kinh tế vẫn đang tăng trưởng tốt, lạm phát vẫn diễn ra. Điều này phần nào làm cho doanh thu của doanh nghiệp không được đẩy lên tối đa.
Không chủ động trong kênh phân phối sản phẩm — dịch vụ
Kênh phân phối chủ yếu của khách sạn chủ yếu là dựa vào sự liên kết với các công ty du lịch, do đó doanh nghiệp phải phụ thuộc nhiều vào số lượng khách hàng tham quan du lịch theo tour của các doanh nghiệp du lịch liên kết. Các doanh nghiệp này được coi như là đại lý bán vé cho khách sạn và khách sạn luôn cần phải trả những khoản phí hoa hồng, thực hiện chiết khấu giảm giá đồng thời nếu các công ty du lịch này không giới thiệu khách du lịch, không tăng trưởng hay phá sản, khách sạn lại mất đi một kênh phân phối.
Chính sách phát triển của doanh nghiệp
Doanh nghiệp đi theo hướng phát triển về lâu và về dài, do đó chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh chính mà hầu như bỏ qua một nguồn thu dồi dào từ hoạt động tài chính. Trong khi đó, doanh nghiệp chú trọng vào kinh doanh dịch vụ massage nhưng chiến lược chưa thật sự phù hợp. Mảng này tồn tại nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh trên thị trường nhưng khách sạn lại không chú trọng nhiều đến đào tạo trình độ tay nghề cho nhân viên, dẫn đến việc chỉ thu được doanh thu từ nhóm khách hàng đang sử dụng dịch vụ lưu trú tại khách sạn - nhóm khách hàng này thường có xu hướng ngại đi xa nên chấp nhận sử dụng dịch vụ tại khách sạn. Để nâng cao được khả năng sinh lời về lâu và về dài, doanh nghiệp cần đổi mới chiến lược và tăng cường tiếp thị, quảng cáo,... thu hút được nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn.
Quản lý nhân sự còn gặp nhiều vấn đề
Doanh nghiệp ở một số khoảng thời gian còn thiếu nhân sự trầm trọng vào một số thời điểm trong năm doanh nghiệp vẫn thiếu nhân sự đặc biệt là những ngày cao điểm của mùa du lịch. Đặc trưng của ngành nghề lĩnh vực này bắt buộc phải có nhân viên trực trong cả thời gian buổi tối và buổi đêm của ngày, do đó vào những thời điểm lượng khách hàng đến đông nhân viên phải làm việc với tần suất dày đặc hơn và tăng ca nhiều hơn. Tình trạng sức khỏe và tinh thần của nhân viên có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng công việc hàng ngày, dễ dẫn đến tình trạng làm chưa đúng và xảy ra sai sót, ảnh hưởng đến uy tín khách sạn.
Ngoài ra, việc phân công công việc và phân công nhân sự nhiều khi vẫn chưa hợp lý, chưa thu được kết quả như mong đợi, làm tăng chi phí về tiền lương công nhân viên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Trong phần thứ hai của bài khóa luận này, tác giả đã giới thiệu đôi nét về Công ty cổ phần Oc Đảo, từ đó có cái nhìn đa chiều hơn để đi phân tích về tình hình thực tế của doanh nghiệp bao gồm thực trạng về lợi nhuận, doanh thu và chi phí. Đặc biệt, chương này cũng đi sâu phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời bao gồm: Khả năng sinh lời tổng doanh thu, khả năng sinh lời tổng tài sản và khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu. Qua đó tìm hiểu về những thành tựu mà doanh nghiệp đã đạt được, tìm ra những hạn chế tồn tại đồng thời chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế tồn tại đó.
Những phân tích, tính toán và đánh giá trong chương này là căn cứ để thực hiện phần cuối cùng của bài viết là đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Oc Đảo.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ỐC ĐẢO