6. Kết cấu đề tài
2.2.2.3. Phân tích khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE
Bảng 2.12. Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu - ROE
Khả năng sinh lời vốn chủ sờ hữu -
(Nguồn: Số liệu BCTC doanh nghiệp và sự tính toán của tác giả)
về cơ bản, khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của CTCP Oc Đảo dù không ổn định nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Neu như năm 2018, tỷ lệ ROE là 6,29% thì năm 2019 con số này tăng lên 11,75% và giảm xuống còn 3,11% vào năm 2020. Như vậy, trong cả 3 năm của giai đoạn này, đồng vốn của chủ sở hữu bỏ vào đầu tư cho doanh nghiệp đều tạo ra được giá trị cho các cổ đông.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không có nhiều sự thay đổi rõ rệt qua các năm do nguồn vốn góp của chủ sở hữu không thay đổi mà chỉ có sự thay đổi ở chỉ tiêu lợi nhuận giữ lại. Tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của mỗi năm mà ban quản trị quyết định giữ lại một phần lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư.
Căn cứ vào bảng số liệu, có thể thấy sự thay đổi của chỉ số ROE xuất phát từ sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Năm 2018, 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư trong kỳ thu được 6,29 đồng lợi nhuận. Năm 2019 lợi nhuận sau thuế tăng mạnh mẽ đạt 38 tỷ đồng cũng làm cho khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu tăng 5,46% tức là cứ 100 đồng VCSH năm 2019 thì tạo ra nhiều hơn năm 2018 5,46 đồng lợi nhuận, tăng gần gấp đôi so với năm trước. Tuy nhiên vào năm 2020, lợi nhuận sau thuế giảm 73,75% dẫn đến ROE của doanh nghiệp giảm xuống ở ngưỡng chỉ còn
Chỉ tiêu 2019 2020 Chên h lệch % Nợ ngăn hạn 2 26.63 37.19 9 7 10.56 % 39,68 Nợ dài hạn 8 65.47 84.39 6 18.91 8 28,89 % Tổng nợ phải trả 0 92.11 5 121.5 9 29.48 5 % 32,01
3,11%. Mặc dù ROE giảm sút nghiêm trọng nhưng với tình hình giảm sút chung trong ngành nghề thì CTCP Oc Đảo vẫn đang thực hiện tốt việc kiểm soát khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, mối tương quan giữa các tỷ số tài chính của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với ROE được trình bày theo phương trình phân tích Dupont như sau: Dựa vào Bảng 2.11. Bảng phân tích KNSL của CTCP ồc Đảo theo mô hình Dupont có thể thấy, khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu ROE chịu sự ảnh hưởng của 3 chỉ tiêu tài chính: khả năng sinh lời tổng doanh thu (ROS), hiệu suất sử dụng tổng tài sản (TAT) và Đòn bẩy tài chính (AFL).
Theo đó, năm 2019 ROE của doanh nghiệp tăng 5,46% so với năm 2018 là nhờ các tỷ số tài chính của doanh nghiệp đều có sự tăng trưởng rõ rệt: ROS tăng 5,99%, hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng 0,095 lần và đòn bẩy tài chính tăng 0,079 lần. Do đó có thể nói rằng, giá trị của các chủ sở hữu trong năm này được tăng lên là do cùng với việc quản lý tốt chi phí, doanh nghiệp đồng thời cũng nâng cao trình độ quản lý các tài sản và sử dụng đòn bẩy tài chính tăng hệ số nợ.
Khả năng sinh lời tổng doanh thu và hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm xuống đáng kể vào năm 2020 kéo theo sự giảm sút của khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu. Cụ thể, chỉ tiêu ROS giảm từ 24,26% còn 11,95%, TAT giảm từ 0,397 lần còn 0,195 lần; hai chỉ tiêu này gần như là giảm đi một nửa so với thời điểm trước đó. Chỉ có duy nhất đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp tăng từ 1,221 lần lên 1,330 lần (tăng 0,109 lần) hạn chế sự tụt dốc của ROE. Đòn bẩy tài chính tăng lên xuất phát từ việc trong năm này doanh nghiệp tăng mức độ sử dụng hệ số nợ cả về nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Cụ thể:
56
Bảng 2.13. Cơ câu nợ phải trả giai đoạn 2019-2020
Năm CTCP Ốc Đảo DAH: CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á HOT: CTCP Du lịch Dịch vụ Hội An NVT: CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay
ROS ROA ROE ROS ROA ROE ROS ROA ROE ROS ROA ROE
2018 18.27
5.51 6.29 3.63 2.45 1.24 10.15 16.95 13.24 10.29 0.49 0.36
2019 24.26 9.62 11.75 0.52 0.17 0.09 6.88 10.70 8.59 19.60 6.71 4.69
2020 11.95 2.33 3.11 -268.59 -9.61 -5.36 -65.22 -25.94 -21.45 9.10 1.45 1.03
(Nguồn: BCTC doanh nghiệp và tổng hợp của tác giả)
Tổng nợ phải trả năm 2020 tăng 32,01% so với năm 2019 tương đương với mức tăng 29.485 triệu đồng, trong đó nợ ngắn hạn tăng 39,68% và nợ dài hạn tăng 28,89%. Nợ dài hạn của doanh nghiệp chủ yếu đến tử khoản vay nội bộ về vốn kinh doanh còn nợ ngắn hạn chủ yếu đến từ khoản phải trả người bán ngắn hạn và người mua trả tiền trước ngắn hạn. Trong điều kiện lợi nhuận của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm xuống, doanh nghiệp lại tăng nợ phải trả điều này là không hợp lý vì nó làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, có thể gây ra rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.
Về cơ bản khoản nợ dài hạn là khoản nợ ổn định do đó doanh nghiệp không gặp nhiều rủi ro tuy nhiên đối với khoản nợ ngắn hạn là nợ mà doanh nghiệp chiếm dụng của bên thứ ba, là nguồn vốn không ổn định sẽ ít nhiều khiến doanh nghiệp gặp rủi ro về mặt tài chính và giảm độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, đi cùng với việc hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm xuống mà doanh nghiệp lại vay nợ nhiều hơn, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải dùng phần lợi nhuận của mình để bù đắp cho khoản chi phí lãi vay.
Tổng kết:
Biểu đồ 2.6. Biểu đồ tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá KNSL của doanh nghiệp
Đơn vị tính: phần trăm
57
---ROS ---ROA ---ROE
(Nguồn:Tổng hợp của tác giả)
Để tổng kết lại, em sẽ so sánh các chỉ tiêu khả năng sinh lời tổng doanh thu, khả năng sinh lời tổng tài sản và khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần Oc Đảo với một số doanh nghiệp cùng ngành được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) như sau:
Bảng 2.14. Bảng chỉ tiêu đánh giá KNSL của một số doanh nghiệp cùng ngành
(Nguồn: https://finance.vietstock.vn/)
Nhìn vào bảng số liệu so sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành, có thể thấy các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Oc Đảo luôn được ghi nhận bằng số dương và luôn ổn định qua các năm, tức là doanh nghiệp luôn có khả năng sinh lời tốt hơn một số doanh nghiệp cùng ngành. Đặc biệt là năm 2020, khi các doanh nghiệp cùng ngành đều ghi nhận các chỉ tiêu ở con số âm hoặc là rất thấp nhưng doanh nghiệp vẫn ghi nhận chỉ tiêu ROS là 11,95%, ROA là 2,33% và chỉ tiêu ROE là 3,11%. Những con số này cho thấy hiệu quả của việc thay đổi chiến lược kinh doanh và chính sách giá cả của doanh nghiệp.
Phân tích các chỉ tiêu sinh lời là vấn đề quan trọng hàng đầu trong cần được chú trọng và để tâm đến của doanh nghiệp. Việc xác định các chỉ tiêu này giúp các nhà quản trị đánh giá được tình hình hiện tại trong doanh nghiệp nhằm lên kế hoạch cũng như định hướng hoạt động cho doanh nghiệp trong tương lai, nhằm thực hiện được mục tiêu sau cùng là tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu.
2.3. Đánh giá về khả năng sinh lời của công ty cổ phần Ốc Đảo giai đoạn 2018-2020
2.3.1. Những kết quả đạt được
Công ty cổ phần Oc Đảo có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn, là một địa điểm thân thuộc, là nơi dừng chân lý tưởng và là địa điểm được lựa chọn hàng đầu của nhiều đối tượng khách hàng. Đến nay doanh nghiệp đã không ngừng phát triển và gặt hái được nhiều thành quả, khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Doanh nghiệp luôn cố gắng cải thiện và nâng cao khả năng sinh lời, thu được những kết quả như sau:
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn thu về được lợi nhuận.
Giai đoạn trước khi xảy ra đại dịch toàn cầu Covid-19, tất cả lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính và lợi nhuận từ hoạt động khác đều tăng trưởng tốt, đỉnh điểm là năm 2019 lợi nhuận trước thuế tăng 91,43% so với năm 2018. Giai đoạn sau đó, trong khi nhiều doanh nghiệp cùng ngành tổn thất
nặng nề thì CTCP Oc Đảo năm 2020 vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 10.044 triệu đồng.
Thứ hai, cơ cấu doanh thu hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp về cơ bản rất ổn định qua các năm. Doanh thu dịch vụ lưu trú luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp và được duy trì trong mức 73- 75%, doanh thu dịch vụ ăn uống từ 11-13%, dịch vụ massage 2-3% và doanh thu dịch vụ khác luôn ổn định ở mức 11-13%. Việc giữ được cơ cấu doanh thu ổn định như vậy cho thấy doanh nghiệp đang chú trọng đến tất cả các hoạt động và luôn có kế hoạch cũng như định hướng cho từng mảng kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, một cơ cấu doanh thu ổn định đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng, cân bằng, dễ dàng hơn trong việc điều hành cũng như quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, doanh nghiệp đang thực hiện quản lý tốt về chi phí giá vốn hàng bán. Có
thể thấy tỷ lệ giá vốn trên doanh thu của doanh nghiệp ở mức thấp, doanh nghiệp tận dụng được điều kiện thuận lợi và những cơ hội kinh doanh tốt, cùng với quản lý tốt về mặt nhân lực, giám sát và kiểm đếm công cụ dụng cụ thường xuyên, nhờ đó mà giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng không quá cao so với tổng doanh thu.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn thu về được những thành quả khác như sau:
Luôn giữ chân được các đối tượng khách hàng
Khách hàng của Oasis kinh doanh nhiều năm trong lĩnh vực khách sạn và cung cấp nhiều dịch vụ cần thiết cho khách hàng. Trải qua hơn 10 năm trong nghề, khách sạn luôn luôn cố gắng đưa đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt và thoải mái nhất. Không chỉ thu hút được những nhóm khách hàng mới, khách sạn còn có cho mình được những nhóm khách hàng thân thiết, nhiều lần sử dụng dịch vụ của khách sạn. Sự tin tưởng và thái độ của khách hàng cho thấy uy tín và khả năng phát triển các mối quan hệ, nói lên tiềm năng phát triển thị phần và doanh số của khách sạn.Khách hàng chủ yếu của khách sạn là du khách nước ngoài như: du khách Mỹ, Nhật bản và một số nước Châu Ảu, một số nước Châu Á như Thái Lan, Singapo, Malaysia,... Tuy
nhiên trong năm 2020, doanh nghiệp cũng đã có những tích cực trong việc thay đổi chiến lược, thu hút khách hàng trong nước.
Chất lượng dịch vụ được cải thiện
Với những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, doanh nghiệp đã không ngừng nỗ lực thay đổi và hoàn thiện bản thân hơn. Không chỉ hướng đến một nơi cho khách hàng ngủ, một nơi để ăn uống, một nơi tổ chức sự kiện bình thường hay một nơi chỉ dành để thư giãn, CTCP Oc Đảo còn chú trọng đến chất lượng từng nguồn cung cấp hàng hóa nguyên vật liệu sạch sẽ, an toàn; đầu tư đổi mới tài sản cố định bắt kịp với sự tiến bộ khoa học công nghệ, nhân viên trong khách sạn cũng niềm nở và tận tình giúp đỡ khách hàng, luôn đưa đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.
2.3.2. Những hạn chế tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty cổ phần Oc Đảo vẫn còn tồn tại những hạn chế như sau:
Tổng thu nhập và lợi nhuận đều giảm mạnh vào năm 2020
Sự xuống dốc đột ngột của hai chỉ tiêu này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp giảm xuống vào năm 2020. Các chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đều giảm hơn 70% so với năm 2019, còn tổng
thu nhập của doanh nghiệp giảm 70.795 triệu đồng tương đương với mức giảm là 44,79%.
Quản lý chi phí chưa thật sự tốt
Doanh nghiệp chưa hạch toán rõ ràng các khoản mục chi phí trong giá vốn hàng bán dẫn đến việc quản lý giá vốn gặp nhiều khó khăn. Khoản mục chi phí bán hàng lại chưa thực sự tối ưu, doanh nghiệp phải trả phí dịch vụ cho một số trang web đặt phòng (booking) nhưng những trang web này hoạt động không hiệu quả. Cụ thể khoản chi
này ghi nhận 21.487 triệu đồng vào năm 2018, tăng lên 26.065 triệu đồng vào năm 2019 và 7.195 triệu đồng vào năm 2020.
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời biến động nhiều
Chỉ số ROS, ROA và ROE của doanh nghiệp đều tăng trưởng vào năm 2019 và giảm mạnh vào năm 2020. Chỉ tiêu khả năng sinh lời doanh thu tăng từ 18,28% lên 24,26% vào năm 2019 và giảm xuống còn 11,95% vào năm 2020. Chỉ tiêu khả năng sinh lời tổng tài sản năm 2018 ghi nhận là 5,51% nhưng năm 2019 đã tăng lên 9,62% và năm 2020 giảm còn 2,33%. Chỉ tiêu khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu qua 3 năm đạt 6,29%; 11,75% và 3,11%. Dấu hiệu của việc các chỉ tiêu này biến động nhiều là việc quản lý chi phí chưa được tốt, hiệu quả sử dụng tài sản cũng kém ổn định làm vòng quay tổng tài sản TAT tăng giảm bất thường, duy chỉ có đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp là tăng qua các năm (tăng 0,079 lần vào năm 2019 và tăng 0,109 lần vào năm 2020) giúp cho chỉ tiêu ROE không giảm quá sâu vào năm 2020, tuy nhiên doanh nghiệp cần lưu ý không được lạm dụng quá đà đòn bẩy tài chính vì khi vay nợ nhiều công ty sẽ phụ thuộc vào chủ nợ, không tự chủ về tài chính và rủi ro tài chính cao.
Chưa sử dụng tốt các nguồn lực đang có
Như đã đề cập tới ở phần thực trạng, doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền và tương đương tiền khá nhiều (thời điểm cuối mỗi năm số tiền này ghi nhận trên báo cáo tài chính là 9.603 triệu đồng, 17.815 triệu đồng và 10.663 triệu đồng). Khoản tiền này đảm bảo được khả năng thanh toán ngắn hạn cho doanh nghiệp nhưng dự trữ quá nhiều thì cũng có thể gặp những rủi ro tài chính như lạm phát, lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái. Đồng thời tiền không được đầu tư đưa vào hoạt động kinh doanh, không tạo ra lợi nhuận nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp (mà chỉ tiêu tài sản lại nằm dưới
mẫu số), do đó làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Doang thu hoạt động tài chính còn thấp và chưa được chú trọng
Khoản doanh thu này chỉ chiếm tỷ trọng thấp khoảng 2-3% trong cơ cấu tổng doanh thu của doanh nghiệp (ngoại trừ năm 2020 khoản doanh thu này chiếm 9,24% do tổng doanh thu xuống dốc nhanh chóng). Trong khi doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt nhưng lại không đầu tư chú trọng nhiều vào các hoạt động tạo ra doanh thu tài chính, dẫn đến tình trạng đồng tiền đứng yên và không tạo ra giá trị thặng dư.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Bối cảnh nền kinh tế giai đoạn gần đây có nhiều diễn biến phức tạp
Đầu năm 2019, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận những thay đổi tích cực khi tỷ giá ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp và GDP tăng trưởng ở mức khá . Giai đoạn này chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn kéo dài leo thang từ nửa đầu năm 2018, bên cạnh những thách thức đến từ bối cảnh kinh tế thế giới thì Việt Nam lại là nước hưởng lợi từ cuộc chiến tranh này khi đầu tư nước ngoài tăng lên, tăng được lượng tiêu dùng trong nước.
Đến nửa cuối năm 2019 đầu năm 2020, nền kinh tế thế giới đón nhận sự khủng hoảng từ sự bùng phát đại dịch toàn cầu Covid-19, gây tổn thất nặng nề cho sức khỏe của nền kinh tế nhiều quốc gia. Lĩnh vực dịch vụ chịu tác động mạnh mẽ do tổng cầu