Nhóm các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 207 giải pháp nâng cao khả năng sinh lời tại công ty cổ phần ốc đảo (Trang 33 - 36)

6. Kết cấu đề tài

1.3.1. Nhóm các nhân tố khách quan

Môi trường chính trị

Môi trường chính trị có sự tác động không hề nhỏ đến bản thân mỗi doanh nghiệp. Môi trường chính trị và luật pháp tạo nên một khung khác biệt trong môi trường và điều kiện kinh doanh ở mỗi quốc gia. Môi trường chính trị bao gồm sự bình ổn của môi trường chính trị, các thể chế luật pháp; chính sách thuế; các đạo luật liên quan; hệ thống chính sách của Nhà nước; hướng dẫn thi hành của từng quốc gia. Tính đầy đủ, rõ ràng của hệ thống văn bản pháp luật hay năng lực hành pháp của Chính phủ, quan điểm của nhà nước đối với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh là những ảnh hưởng vĩ mô đến môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tác động sâu sắc đến khả năng sinh lời đòi hỏi các doanh nghiệp khi bước vào môi trường kinh doanh nhất định cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng hệ thống luật pháp và các chính sách kinh tế của Nhà nước để đưa ra định hướng phát triển phù hợp.

Môi trường kinh tế

Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại và hoạt động trong điều kiện của một nền kinh tế nhất định và chịu những ảnh hưởng từ sức khỏe của nền kinh tế đó. Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng tồn tại những cơ hội và thách thức đối với khả năng tạo ra lợi nhuận của từng doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại khi nền kinh tế sa sút sẽ dẫn đến giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân, ảnh hưởng đến mức sinh lời của doanh nghiệp. Các yếu tố của nền kinh tế tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bao gồm: lãi suất và xu hướng của lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, hệ thống pháp luật về thuế,...

Môi trường văn hóa - xã hội

Các yếu tố văn hoá - xã hội có thể hình thành nên một ngành nghề kinh doanh nhưng cũng có thể giết chết ngành nghề kinh doanh đó. Môi trường văn hóa, xã hội

thể hiện các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa. Nó bao gồm yếu tố dân số, cơ cấu dân cư, giới tính, độ tuổi, mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người, quan điểm sống, hệ tư tưởng của cộng đồng về lối sống, đạo đức, quan niệm về thẩm mỹ, nhân cách, tập quán văn minh xã hội... Chỉ cần một sự thay đổi rất nhỏ của các yếu tố này sẽ tạo ra sự thay đổi rất lớn về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của người dân. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm vững và nghiên cứu kỹ các yếu tố này để có sự thích ứng nhanh chóng và đáp ứng kịp thời những yêu cầu của khách hàng, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Môi trường khoa học - công nghệ

Chúng ta đang sống trong thời kỳ kỹ thuật công nghệ phát triển, đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển như hiện nay, sự tác động của khoa học công nghệ làm thay đổi các điều kiện về quy trình công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào tiếp cận và ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh thì sẽ nâng cao được năng suất lao động, tạo ra sản phẩm - dịch vụ có chất lượng cao hơn, từ đó sẽ có nhiều lợi thế trong năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành và đáp ứng kịp đòi hỏi của xã hội.

Quan hệ cung — cầu của hàng hóa trên thị trường

Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ. Quan hệ cung - cầu thể hiện ở chỗ:

- Cung - cầu tác động lẫn nhau, khi cầu hàng hóa tăng thì đòi hỏi thị trường sản xuất mở rộng, làm động lực thúc đẩy cung tăng lên.

- Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường, khi nguồn cung lớn hơn lượng cầu làm cho giá cả giảm xuống và ngược lại, khi lượng cầu vượt quá cung thì làm cho giá cả thị trường tăng lên. Giá cả hàng hóa sẽ ổn định khi thị trường cân bằng hài hòa giữa lượng cung và cầu.

- Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu. Khi giá cả tăng, các doanh nghiệp và tổ chức sẽ ở rộng sản xuất dẫn đến nguồn cung trên thị trường tăng lên và ngược lại khi giá giảm, sản xuất sẽ thu hẹp và làm cho lượng cung giảm xuống.

Biểu đồ 1.1. Quan hệ cung - cầu hàng hóa trên thị trường

(Nguồn: Kinh tế học vĩ mô)

Mối quan hệ giữa cung - cầu hàng hóa ảnh hưởng đến giá cả và khối lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp, bất kỳ sự thay đổi nhỏ của một yếu tố nào cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh hợp lý để thu được lợi nhuận. Trong kinh doanh doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng sinh lời thì cần phải đưa ra được các biện pháp kích thích cầu về hàng hóa và dịch vụ của mình, khuyến khích và đưa ra các chiến lược để khách hàng mua sản phẩm của mình với khối lượng nhiều nhất có thể.

Khách hàng

Khách hàng là nhận tố không chỉ quyết định đến lợi nhuận, khả năng sinh lời của doanh nghiệp và còn quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Quan hệ với khách hàng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó thể hiện ở số lượng và chất lượng khách hàng, sự uy tín và thái độ của khách hàng,uy tín và khả năng phát triển các mối quan hệ, sự phát triển thị phần và doanh số bán cho doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh

Các hoạt động của đối thủ cạnh tranh tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp, từ sản phẩm đến giá cả và tìm kiếm khách hàng. Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận. Các doanh nghiệp cùng ngành trong cùng một thị trường luôn tranh đua để giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ có lợi nhất. Sự quyết liệt trong cạnh tranh quyết định đến vị thế, sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 207 giải pháp nâng cao khả năng sinh lời tại công ty cổ phần ốc đảo (Trang 33 - 36)

w