Nhóm các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu 207 giải pháp nâng cao khả năng sinh lời tại công ty cổ phần ốc đảo (Trang 36 - 38)

6. Kết cấu đề tài

1.3.2. Nhóm các yếu tố chủ quan

Chất lượng công tác chuẩn bị cho quá trình kinh doanh

Để cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế và có được khả năng sinh lời caovà hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện, các yếu tố chi phí thấp nhất. Các yếu tố đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạo khả năng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí hoạt động và giá thành sản phẩm giảm. Do đó cơ sở để tăng khả năng sinh lời cho các doanh nghiệp là chuẩn bị các đầu vào hợp lý, tiết kiệm để tạo khả năng tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nội dung của công tác chuẩn bị cho quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiệm vụ, tính chất sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trước hết đó là chuẩn bị tốt về khâu thiết kế sản phẩm và công nghệ sản xuất. Thiết kế sản phẩm và công nghệ chế tạo hợp lý sẽ tạo điều kiện giảm thời gian chế tạo, hạ giá thành, tạo lợi nhuận cho quá trình tiêu thụ. Tiếp đó là chuẩn bị tốt các yếu tố vật chất cần thiết cho quá trình hoạt động như lao động (số lượng, chất lượng, cơ cấu) máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất được thuận lợi, nhịp nhàng và liên tục giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh Cuối cùng là doanh nghiệp phải có phương án hợp lý về tổ chức điều hành quá trình sản xuất (tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý).

Trình độ tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm

Tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá và dịch vụ là quá trình thực hiện sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố đầu vào như lao động, vật tư, kỹ thuật,... để chế tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Quá trình này tiến hành tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra số lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, chi phí sử dụng các yêu tố để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ đó. Điều đó chứng tỏ rằng muốn có được khả năng sinh lời cao cần phải tổ chức sản xuất sao cho tiết kiệm được chi phí ở mức tối đa mà không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm tiêu thụ.

Trình độ tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ

Sau khi doanh nghiệp đã sản xuất được sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo quyết định tối ưu về sản xuất thì khâu tiếp theo sẽ là phải tổ chức bán nhanh, bán hết, bán với giá cao những hàng hoá và dịch vụ đó để thu được tiền về cho quá trình tái sản xuất mở rộng tiếp theo.

Lợi nhuận của quá trình hoạt động kinh doanh chỉ có thể thu được sau khi thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Do đó tổ chức tiêu thụ khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ tiết kiệm chi phí tiêu thụ sẽ cho ta khả năng lợi nhuận. Để thực hiện tốt công tác này doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng các mặt hàng hoạt động về tổ chức mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm, công tác quảng cáo marketing, các phương thức bán và dịch vụ sau bán hàng.

Trình độ tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh

Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp là một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quá trình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp bao gồm các khâu cơ bản như định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh. Các khâu quản lý quá trình hoạt động kinh doanh tốt sẽ tăng sản lượng, nâng

cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi chí quản lý. Đó là điều kiện quan trọng để tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu 207 giải pháp nâng cao khả năng sinh lời tại công ty cổ phần ốc đảo (Trang 36 - 38)

w