Thực trạng về quản lý chi phí

Một phần của tài liệu 207 giải pháp nâng cao khả năng sinh lời tại công ty cổ phần ốc đảo (Trang 54)

6. Kết cấu đề tài

2.2.1.2. Thực trạng về quản lý chi phí

Để thực hiện được các hoạt động tạo ra doanh thu, doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh trong kỳ của mình. Chi phí có mối quan hệ mật thiết với lợi nhuận của doanh nghiệp và hiệu quả quản lý chi phí có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời. Mỗi sự tăng giảm của từng khoản mục chi phí cũng sẽ tạo ra sự thay đổi rất lớn đối với lợi nhuận của doanh nghiệp do đó, muốn thu được lợi nhuận tối đa thì doanh nghiệp phải thực hiện quản lý tốt chi phí kiểm soát chi phí ở mức tối ưu nhất có thể. Chúng ta cần xem xét một số chỉ tiêu chi phí chính trong kỳ của CTCP Oc Đảo thông qua bảng sau:

Bảng 2.4. Bảng tỷ lệ các chi phí chính so với tổng doanh thu giai đoạn 2018-2020

(Nguồn: Theo báo cáo tình hình tài chính của Doanh nghiệp và sự tính toán của tác giả)

Nhìn chung, Chi phí của doanh nghiệp trong giai đoạn này có những biến động tương đối lớn. Khi năm 2018, tổng chi phí ghi nhận là 84.560 triệu đồng, chiếm tỷ lệ

2018 2019 2020

CTCP Ốc Đảo 49,33% 46,75% 77,28%

OCH: CTCP Khách sạn và du lịch Đại Dương 55,64% 57,40% 57,83%

DAH: CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á 84,78% 87,06% 320,66%

SGH: CTCP Khách sạn Sài Gòn 50,09% 48,14% 94,16%

PDC: CTCP Du lịch dầu khí Phương Đông 87,05%

84,12% 85,97%

77,28% so với tổng doanh thu. Đến năm 2019, tổng chi phí tăng lên đến mức 110.078 triệu cùng với đó là sự tăng lên của doanh thu khi tổng doanh thu tăng từ 109.414 triệu đồng năm 2018 lên 157.685 triệu đồng vào năm 2019. Tuy rằng tổng chi phí tăng lên nhưng tỷ lệ trên tổng doanh thu giảm xuống còn 69,81%, tỷ lệ này giảm xuống cũng không quá khó hiểu vì khi tổng doanh thu tăng lên thì các chi phí sản xuất chung cố định sẽ được phân bổ cho nhiều đơn vị sản phẩm hơn. Năm 2020, tổng chi phí giảm xuống còn 74.267 triệu đồng nhưng tỷ lệ so với tổng doanh thu lại tăng lên 88,33%, tỷ lệ lớn nhất trong giai đoạn 3 năm trở lại đây.

Trong tổng chi phí của doanh nghiệp, giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, nó gắn liền trực tiếp với giá bán và khối lượng sản phẩm tiêu thụ hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp ra ngoài thị trường. Đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn như CTCP Oc Đảo thì khoản mục chi phí này bao gồm giá vốn phòng nghỉ (chi phí trang thiết bị buồng phòng, tiền lương công nhân viên, chi phí khấu hao tài sản cố định,..), giá vốn dịch vụ ăn uống, và giá vốn dịch vụ khác. Giá vốn hàng bán năm 2019 đạt gần 73.716 triệu đồng đồng, tăng 36,54% so với năm 2018. Tuy giá vốn hàng bán tăng nhanh nhưng tốc độ tăng lại chậm hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu (+44,12%), điều này là nhờ thời điểm này thị trường nguyên vật liệu đầu vào thuận lợi, doanh nghiệp có uy tín với đối tác và có đủ tiềm lực tài chính, đồng thời mua cùng một lúc với số lượng lớn nên nhận được nhiều ưu đãi cũng như chiết khấu giảm giá khi mua hàng. Thời điểm năm 2020, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu tăng đột biến khi lên đến 77,28%. Tỷ lệ này tăng lên là do giá vốn hàng bán cùng với doanh thu trong năm này đều giảm xuống, nhưng doanh thu của doanh nghiệp có xu hướng giảm nhanh hơn. Cùng so sánh tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu so với một số doanh nghiệp cùng ngành, đang được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) như bảng sau:

43

(Nguồn: https://finance.vietstock.vn/)

Nhìn chung thì tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu của CTCP Oc Đảo đều ở mức tương đương hoặc thấp hơn một số doanh nghiệp cùng ngành. Mặc dù năm 2020, tỷ trọng này tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp hơn, chỉ duy nhất cao hơn CTCP Khách sạn và du lịch Đại Dương. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang quản lý khá tốt những khoản chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên, trên báo cáo tài chính hay sổ sách của doanh nghiệp lại không kê khai ghi chép đầy đủ rõ số liệu một số khoản mục trong giá vốn hàng bán, không chia rõ chi phí từ nguyên vật liệu dùng cho nhà ăn, công cụ dụng dụ dành cho phòng ốc (chăn, ga,đồ dùng nhà tắm, khăn trải bàn,...) do đó không chắc chắn được chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp được ghi nhận là đúng đắn.

Đứng thứ hai trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp là chi phí bán hàng, khoản chi phí này đa phần là đến từ các khoản phí doanh nghiệp trả cho hệ thống kênh phân phối của các trang web đặt phòng, các đơn vị liên kết như công ty du lịch, lữ hành, chi phí quảng cáo tiếp thị phục vụ cho việc cung cấp các dịch vụ của khách sạn,... Năm 2018, doanh nghiệp chi tiêu 21.487 triệu đồng cho khoản chi phí này, chiếm tỷ lệ 19,64% so với tổng doanh thu; năm 2019 và 2020 là 26.065 triệu đồng và 7.195 triệu đồng , lần lượt chiếm tỷ lệ 16,53% và 8,56% so với tổng doanh thu. Chi phí bán hàng năm 2019 tăng lên là do doanh thu tăng lên, các kênh phân phối cũng hoạt động ổn định do đó phần chi này sẽ cao hơn so với năm trước, chính vì thế vào năm 2020, khi

2018 2019 2020

Lợi nhuận sau thuế 19.990 38.266 10.044

Tông doanh thu 109.414

157.685 84.077

doanh thu của doanh nghiệp giảm xuống thì đồng thời khoản chi này cũng giảm xuống do đó chỉ đạt ngưỡng 7.195 triệu đồng. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp ký hợp đồng với nhiều trang web đặt phòng do đó không tránh khỏi có những trang chưa thực sự hiệu quả (Go trip, VN trip, Du lịch 24), doanh nghiệp nhận được ít khách hàng nhưng vẫn phải trả phí.

Để quản lý vận hành và mở rộng quy mô hoạt động của khách sạn, doanh nghiệp cần có một khoản chi là chi phí quản lý doanh nghiệp như: chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền điện nước, văn phòng phẩm, chi phí tiền lương nhân viên bộ phận quản lý,... Trong giai đoạn hoạt động ổn định, khoản chi này trong một năm của doanh nghiệp rơi vào 9-10 tỷ và sự tăng giảm không có nhiều biến động bất thường. Năm 2020, khoản chi này giảm 79,48% chỉ còn 2,1 tỷ đồng là do doanh nghiệp thực hiện cắt giảm nhân sự và giảm tiền lương nhân viên, công suất dịch vụ phòng cũng xuống thấp đáng kể nên chi phí về điện nước trong năm cũng không đáng kể.

Thông qua tiến hành phân tích thực trạng lợi nhuận, doanh thu, chi phí phần nào tác giả cũng đã có những nhận định sơ bộ về tình hình hoạt động tại CTCP Oc Đảo, tiếp theo sau đây bài khóa luận sẽ trình bày về một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời để đưa ra những nhận định khách quan hơn:

2.2.2. Thực trạng khả năng sinh lời của doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020

2.2.2.1. Phân tích khả năng sinh lời tổng doanh thu - ROS

Đánh giá tổng hợp khả năng sinh của toàn bộ hoạt động: Trước tiên chúng ta

sẽ đi vào xem xét khả năng sinh lời của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, em sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tính toán như sau:

9 , Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu sử dụng: ROS = ---—---—----——,, ,

Doanh thu và thu nhập khác

45

Bảng 2.6. Bảng khả năng sinh lời tông doanh thu

Thu nhập khác 310 372 3.185

Doanh thu và thu nhập khác (Tông thu nhập) 109.724 158.057 87.262

(Nguồn: Theo báo cáo tình hình tài chính của Doanh nghiệp và sự tính toán của tác giả)

Theo bảng số liệu, trong năm 2018 cứ 100 đồng tổng thu nhập thì doanh nghiệp tạo ra được 18,22 đồng lợi nhuận sau thuế và tăng lên 24,21 đồng trong năm 2019, cho thấy khả năng sinh lời trong doanh nghiệp ở giai đoạn này đã có sự tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên trong năm 2020 thì 100 đồng tổng thu nhập chỉ tạo ra được 11,51 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 12,3 đồng so với năm trước.

Khả năng sinh lời tổng doanh thu của doanh nghiệp biến động mạnh mẽ qua các năm là do các chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và tổng doanh thu qua các năm đều có những thay đổi rõ rệt:

Cụ thể, ở trên tử số thì lợi nhuận sau thuế năm 2018 được ghi nhận đạt 19.990 triệu đồng, đến năm 2019 thì lợi nhuận sau thuế tăng trưởng đạt 38.266 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm trước nên cũng kéo theo sự tăng lên của khả năng sinh lời doanh thu. Tuy nhiên đến năm 2020, lợi nhuận sau thuế lại chỉ ghi nhận 10.044 triệu đồng. Lợi nhuận biến động mạnh mẽ là do sự thay đổi của doanh thu được xem xét như sau đây.

Dưới mẫu số là chỉ tiêu tổng thu nhập. Tổng thu nhập của doanh nghiệp trong 3 năm này có những biến động rõ rệt. Năm 2018 tổng thu nhập của doanh nghiệp là 109.724 triệu đồng, con số này tăng thêm 48,333 triệu đồng tương đương với mức tăng

44,05%, ghi nhận 158.057 triệu đồng vào năm 2019. Tuy nhiên lại giảm xuống chỉ còn 87.262 triệu đồng vào năm 2020. Cụ thể các chỉ tiêu trong cơ cấu tổng thu nhập như sau:

- Trong cơ cấu tổng thu nhập thì thu nhập khác của doanh nghiệp là không đáng kể,. Năm 2018 và 2019, thu nhập khác không có nhiều biến động khi ghi nhận lần lượt là 310 triệu đồng và 372 triệu đồng. Đến năm 2020, thu nhập khác tăng lên gần 8,5 lần so với năm trước, đạt 3.185 triệu đồng, khoản doanh thu này tăng nhanh chủ yếu là do doanh nghiệp tiến hành thanh lý nhượng bán những tài sản không sử dụng đến trong kho bao gồm 2 tủ đựng rượu quầy bar, 5 máy điều hòa LG, 2 oto Toyota 9 chỗ, công cụ dụng cụ,... Những tài sản này sau khi được đổi mới sang các tài sản mới nên không còn dùng đến trong hoạt động kinh doanh hàng ngày nữa do đó việc nhượng bán không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính (bao gồm doanh thu từ BH&CCDV và doanh thu từ HĐTC) chiếm số lớn trong tổng thu nhập của doanh nghiệp, biến động phần doanh thu này được phân tích trong phần thực trạng về doanh thu ở mục 2.2.1.1 phía trên nên tác giả sẽ không phân tích lại ở phần này. Biến động của tổng thu nhập chủ yếu là do những thay đổi đang kể của chỉ tiêu này.

Biểu đồ 2.4. Tương quan giữa lợi nhuận sau thuế, tổng thu nhập và ROS

180,000 160,000 140,000 120,000 100,000 80,000 60,000 40,000 20,000 0 158,057 2018 2019 2020

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu và thu nhập khác > ROS

30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00%

(Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp và tổng hợp của tác giả)

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 LN thuần từ hoạt động bán hàng 52.406 80.258 11.336 +27.852 -68.922

Doanh thu thuần 106.382 153.974 76.312 +47.592 -77.662

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động

bán hàng 49,26% 52,12% 14,85% +2,86% -37,27%

LN thuần từ HĐKD 24.854 47.606 9.747 +22.752 -37.859

Doanh thu HĐKD 109.414 157.685 84.077 +48.271 -73.608

Tỷ suất lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 22,72% 30,19% 11,59% +7,48% -18,60%

Biểu đồ tương quan giữa lợi nhuận sau thuế, tổng thu nhập và khả năng sinh lời doanh thu cho thấy mối quan hệ giữa 3 chỉ tiêu này. ROS của doanh nghiệp có xu hướng biến động phụ thuộc vào sự biến động của 2 chỉ tiêu còn lại.

Chỉ tiêu ROS năm 2019 tăng mạnh là do Lợi nhuận sau thuế tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng thu nhập, cụ thể nhìn vào số liệu sẽ thấy lợi nhuận sau thuế tăng gần gấp đôi, trong khi đó tổng thu nhập chỉ tăng 1,5 lần. Điều này làm cho khả năng sinh lời doanh thu của doanh nghiệp tăng từ 18,22% ở năm 2018 lên 24,21% vào năm 2019.

Lợi nhuận sau thuế tăng đáng kể trong năm 2019 nhưng lại giảm xuống sâu vào năm 2020 (giảm 73,75%), tốc độ này giảm nhanh hơn tốc độ giảm của tổng thu nhập (giảm 44,79%) do đó làm cho chỉ tiêu ROS năm này giảm 12,7% so với năm trước, ghi nhận ở mức 11,51%. Tức là cứ 100 đồng tổng thu nhập của năm này, doanh nghiệp thu về ít hơn năm trước 12,7 đồng lợi nhuận sau thuế.

Đánh giá khả năng sinh lời cho từng hoạt động của doanh nghiệp: sau khi đánh giá khả năng sinh lời cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, cần xem xét đến khả năng sinh lời cho từng hoạt động thông qua hai chỉ tiêu khả năng sinh lời cho hoạt động BH & CCDV và khả năng sinh lời cho hoạt động kinh doanh. Dựa vào số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, em thực hiện tính toán và thu được bảng như sau:

48

Bảng 2.7. Khả năng sinh lời từng hoạt động của doanh nghiệp

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Lợi nhuận sau thuế 19.990 38.266

10.044

Tổng cộng tài sản 374.586 420.781

439.755

Tổng tài sản bình quân 362.877 397.684 430.268

Khả năng sinh lời tổng tài sản - ROA 5,51% 9,62% 2,33%

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả)

Qua số liệu tính toán, ta thấy năm 2019 khả năng sinh lời doanh thu của doanh nghiệp được ghi nhận ở mức tốt khi ở hai chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời thì doanh thu ở dưới mẫu số có sự tăng lên đáng kể, cùng với đó lợi nhuận ở phần tử số đều tăng mạnh. Điều này cho thấy kết quả hoạt động bán hàng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm này khá tốt, đó là do trong năm này doanh nghiệp không có tiến hành tăng về giá bán nên giữ chân được nhiều khách hàng cũ, đồng thời chiến lược quảng cáo tiếp thị để thu hút thêm khách hàng của doanh nghiệp cũng ghi nhận sự hiệu quả khi doanh thu từ hoạt động BH&CCDV tăng mạnh. Tuy nhiên đến năm 2020, việc doanh nghiệp thực hiện giảm giá bán đồng thời số lượng khách hàng cũng giảm xuống làm cho khả năng sinh lời cả hoạt động BH&CCDV và hoạt động kinh doanh đều ghi nhận ở mức thấp.

2.2.2.2. Phân tích khả năng sinh lời trên tổng tài sản - ROA

Đầu tiên, bài khóa luận sẽ phân tích khả năng sinh lời tổng tài sản dựa vào chỉ

tiêu lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản theo bảng sau:

49

Bảng 2.8. Khả năng sinh lời tổng tài sản - ROA

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Chênh lệch 2019/2018

Chênh lệch 2020/2019

Tài sản ngắn hạn 86.662 98.951 117.071 +12.289 +18.120

Tiền và tương đương tiền 9.603 17.815 10.663 +8.212 -7.152

Các khoản phải thu ngắn hạn 52.908 53.512 78.929 +604 +25.417

Hàng tồn kho 19.986 22.474 22.144 +2.488 -330

Tài sản ngắn hạn khác 4.164 5.151 5.336 +987 +185

Tài sản dài hạn 287.925 321.831 322.693 +33.906 +862

Các khoản phải thu dài hạn 110 192 319 +82 +127

Tài sản cố định 287.584 317.394 315.849 +29.810 -1.545

Xây dựng cơ bản dở dang 230 4.245 6.525 +4.015 +2.280

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 374.587 420.782 439.764 +46.195 +18.982

(Nguồn: Số liệu BCTC doanh nghiệp và tổng hợp của tác giả)

Năm 2018, khả năng sinh lời tổng tài sản của doanh nghiệp ghi nhận ở 5,51% tức là cứ 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản trong kỳ doanh nghiệp thu được 5,51 đồng lợi nhuận. Đến năm 2019, con số này tăng lên 1,8 lần và được ghi nhận là 9,62%. Khả năng sinh lời tổng tài sản tại năm này đã tăng lên khi mà cứ 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản năm này tạo ra nhiều hơn năm trước 4,11 đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, năm 2020 ROA chỉ đạt 2,33%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản năm này tạo ra ít hơn năm 2019 7,29 đồng lợi nhuận sau thuế. Sự biến động của chỉ tiêu ROA là do sự ảnh hưởng của 2 nhóm nhân tố: Lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân:

Biểu đồ 2.5. Biến động lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân năm 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Số liệu BCTC doanh nghiệp và tổng hợp của tác giả)

50

Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy rằng chỉ tiêu tổng tài sản bình quân luôn có sự tăng trưởng từ 8-10% qua các năm và tác động không đáng kể vào chỉ tiêu ROA của doanh

Một phần của tài liệu 207 giải pháp nâng cao khả năng sinh lời tại công ty cổ phần ốc đảo (Trang 54)

w