Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn đa lộc (Trang 43 - 48)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm của Tập đoàn Pernold Ricard

Tập đoàn Pernold Ricard là một tập đoàn kinh doanh rượu lớn trên thế giới do Patrick Ricard xây dựng nên. Để đạt được điều này ông luôn đặt ra mục tiêu nâng cao vị thế cạnh tranh, vươn lên vị trí số một trên thị trường rượu thế giới.

Từ một công ty gia đình, Patrick Ricard đã xây dựng nên tập đoàn kinh doanh rượu khổng lồ đó là Tập đoàn Pernold Ricard. Ông kiên trì, cần mẫn điều hành công ty kinh doanh rượu của gia đình từ năm 1967 và Pernold Ricard đã trở thành một công ty hiệu quả và rất lành mạnh về tài chính. Tuy vậy, Pernold Ricard mới chỉ biết đến với các loại rượu mùi, rượu ngọt và đặc biệt nổi tiếng về thứ rượu quế thơm lừng. Và điều đó chưa làm hài lòng ông chủ Patrick Ricard với những tham vọng lớn hơn nhiều. Ông muốn và tin rằng mình sẽ phải là một đại gia với một thị phần thế giới đáng kể. Thế nhưng để trở thành một trong những đại gia lớn nhất của thế giới thì Pernold Ricard vẫn còn thiếu một cái gì đó. Và ông chủ Patrick Ricard đã chẳng phải mất công lâu khi phát hiện ra đó là những thương hiệu lớn, đặc biệt là các loại rượu mạnh. Từ đó ông âm thầm đề ra chiến lược săn lùng tìm mua các thương hiệu rượu đã nổi tiếng và định vị trên thị trường. Năm 2001, Patrick Ricard đã thật sự nổi lên với phi vụ mua lại tập đoàn Seagram. Đây là tập đoàn kinh doanh rượu của Canada, đang chiếm lĩnh vị trí thứ ba trên thế giới.

Thành công mỹ mãn với việc mua lại Seagram đã khiến Pernold Ricard mạnh hơn nhiều và Patrick Ricard lại càng tự tin và quyết tâm hơn. Patrick Ricard quyết tâm tập trung vào các sản phẩm rượu. Một số thương hiệu nước giải khát không cồn đã bị bán nhanh chóng. Mặt khác, các thương hiệu lớn về rượu lại nằm trong tầm ngắm của Patrick Ricard. Ông chủ nhiều tham vọng này đã nhắm ngay cái đích xa hơn là đuổi cho kịp ngôi vị số 1 thị trường rượu thế giới của Diageo.

Và cái cách mà Patrick Ricard thực hiện cũng không khác gì với phi vụ trước. Ông lại nhắm vào việc mua tập đoàn đang ở vị trí số 2 là Allied Domecq. Để thực hiện kế hoạch này, Patrick Ricard đã kỳ công thăm dò, chuẩn bị và đàm phán trong hai năm trời. Vẫn là trường hợp một tập đoàn nhỏ hơn về qui mô và thị phần tìm cách thâu tóm một tập đoàn lớn hơn. Và vì thế, vấn đề tài chính là cực kỳ quan trọng. Patrick Ricard đã thuyết phục được các

ngân hàng đầu tư khổng lồ như Morgan Stanley và JPMorgan cùng tham gia phi vụ lịch sử này trong ngành rượu bia. Vụ lớn nhất trong lịch sử ngành rượu thế giới này, Patrick Ricard đã thay đổi được cả chính mình. Trước đây, ông luôn được đánh giá là nhà lãnh đạo cởi mở, thoải mái trong giao tiếp, nhưng rất thận trọng việc ra các quyết định lớn. Thế nhưng lần đàm phán này ông lại đột nhiên trở thành người có khả năng quyết định rất nhanh và lạnh lùng khi đưa ra mức giá khổng lồ hơn 13 tỷ USD. Nguồn tài chính từ các ngân hàng không đủ nhưng Patrick Ricard trước đó đã kịp thời tìm được một đối tác liên kết là Fortune Brands, một tập đoàn kinh doanh rượu của Mỹ.

Khi được thông báo Patrick Ricard đàm phán thành công mua lại Allied Domecq với giá kỷ lục, các nhà đầu tư rất phấn khích. Giá cổ phiếu của tập đoàn Pernold Ricard đã tăng lên 8%. Nhiều tờ báo lớn đã đăng tin với cái tít giật gân và rất ngộ nghĩnh “con ếch đã ngoạm con bò”, để ví việc tập đoàn Pernold Ricard của Pháp đã thâu tóm tập đoàn Allied Domecq của Anh.

(Nguồn: Báo điện tử, ngày 05/03/2006).

1.2.2. Kinh nghiệm của Công ty The Warehouse

The Warehouse đang là một trong những Công ty nhập khẩu và phân phối rượu vang chiếm thị phần lớn nhất ở Việt Nam. Để có được thành công đó trong tình hình cạnh tranh cao như hiện nay, Công ty đã đưa ra rất nhiều các chiến lược:

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm để tăng năng lực cạnh tranh cho Công ty:

Công ty là nhà phân phối độc quyền hơn 800 loại rượu từ các nhà máy sản xuất rượu vang nổi tiếng đến từ 14 quốc gia trên thế giới tại khu vực Đông Dương. Phạm vi của The Warehouse bao phủ toàn bộ những vùng trồng nho quy mô lớn trên khắp hành tinh và The Warehouse luôn chọn lựa những loại rượu vang hảo hạn nhất từ những nhà máy tốt nhất thuộc về các khu vực đó.

Rượu vang của The Warehouse được vận chuyển cẩn thận trực tiếp từ các nhà máy để lưu trữ tại các cơ sở bảo quản chuyên nghiệp tại Việt Nam, Campuchia, Myanma và Lào. Ở từng giai đoạn trong việc vận chuyển, điều The Warehouse kiên quyết đặt lên hàng đầu đó là đảm bảo được chất lượng của rượu. Trong mỗi cửa hàng Warehouse, The Warehouse sẽ bố trí đầy đủ các nhân viên người nước ngoài và người địa phương am hiểu và đam mê rượu vang.

- Mở rộng kênh phân phối và mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất:

Cho dù yêu cầu của bạn như thế nào, The Warehouse hân hạnh khi mang đến cho bạn những lời khuyên chân thành và một dịch vụ thực sự chuyên nghiệp. Cửa hàng rượu vang của The Warehouse mở cửa 7 ngày trong tuần từ 09:00 đến 21:00 (Chủ nhật từ 11:00 - 19:00). The Warehouse là nhà nhập khẩu phân phối rượu vang sỉ và lẻ hàng đầu tại khu vực Đông Dương và Myanma. Công ty luôn mang đến một danh mục toàn diện bao gồm các thương hiệu rượu nổi tiếng nhất trên toàn thế giới, cùng với một loạt các sản phẩm rượu vang, rượu vang bổ (sherry, port…), bia, rượu mạnh, phụ kiện, ly pha lê thương hiệu Schott Zwiesel từ Đức, tủ ướp rượu và các tạp chí hay sách mới nhất về rượu vang. Công ty có các cửa hàng tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Phnom Penh và Yangon.

The Warehouse làm việc chủ yếu với hệ thống nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ catering nhằm mang đến những dịch vụ tiện lợi, phù hợp cho khách hàng bao gồm cả việc giao hàng tận nơi.

 Giao hàng tận nơi miễn phí

 Các buổi nếm thử rượu vang hàng tuần  Chương trình khách hàng trung thành

 Danh sách rượu vang cập nhật thường xuyên  Các khóa đào tạo đặc biệt

1.2.3. Bài học cho Công ty TNHH Đa Lộc

Qua nghiên cứu kinh nghiêm của một số doanh nghiệp kinh doanh rượu trên thế giới và Việt Nam, ta có thể rút ra bài học nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TNHH Đa Lộc:

- Để tạo lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp cần đặt ra mục tiêu vươn lên vị trí số một trên thị trường bằng các biện pháp: Dùng tiềm lực tài chính mạnh để mua lại các thương hiệu nổi tiếng và định vị trên thị trường.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các chiến lược như: Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, phân phối và dịch vụ.

- Các nhân tố tạo năng lực cạnh tranh trên thị trường bao gồm: Thương hiệu, tài chính, năng lực quản trị, ...

- Công ty muốn tồn tại và phát triển thì cần phải chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc tác động vào các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh

- Có nhiều giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh: Nâng cao năng lực quản trị, năng lực tài chính, nâng cao năng lực marketing, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn đa lộc (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)