Mục tiêu phát triển và phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn đa lộc (Trang 93 - 94)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Mục tiêu phát triển và phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh

4.1. Mục tiêu phát triển và phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty của Công ty

4.1.1. Mục tiêu phát triển

Nhận thấy mức độ cạnh tranh trên thị trường rượu vang ngày càng gay gắt, để tồn tại và phát triển hơn nữa Công ty đã xác định mục tiêu chung trong thời gian tới sẽ dẫn đầu ngành rượu vang và trở thành nhà cung cấp rượu vang số một Việt Nam về chất lượng và số lượng. Để đạt được mục tiêu trên Công ty đề ra một số mục tiêu cụ thể

- Công ty phấn đấu trở thành đối tác Việt Nam số một của các nhà cung cấp hàng đầu thế giới.

- Năm 2016 chiếm 30% thị phần thị trường rượu vang ở Việt Nam. - Xây dựng và đào tạo để có một đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực, có khả năng thích ứng cao để có thể đáp ứng những yêu cầu kinh doanh ngày càng đa dạng và phát triển của Công ty.

- Xây dựng hệ thống phân phối vững mạnh, chuyên nghiệp.

- Xây dựng một gam hàng mạnh, đa dạng hóa danh mục sản phẩm,tạo ra cơ cấu sản phẩm đa dạng và hợp lý.

4.1.2. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Để phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới theo mục tiêu phát triển, Công ty TNHH Đa Lộc đưa ra hai định hướng chính, dựa trên hai loại thị trường là thị trường nhập khẩu rượu vang nước ngoài và thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước:

Thứ nhất, đối với thị trường nhập khẩu rượu vang nước ngoài:Tiếp tục giữ vững mối quan hệ với các nhà cung cấp hiện thời, đặc biệt là các nhà cung cấp lớn và những nhà cung cấp mà công ty đang làm đại lý độc quyền như các

hãng Borie Manoux, Chateau La Rose Bellevue, Chateau Berthenon, Vina Sena, Arboleda,Caliterra - Vina Casablanca Ochagavia, Ruffino, Borgo Conventi… Bên cạnh đó tích cực tìm kiếm thêm các nhà cung cấp mới, nhằm đa dạng hóa nguồn cung, cũng như đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, giảm bớt sự phục thuộc vào một số nhà cung cấp chính. Bên cạnh thị trường nhập khẩu rượu vang trọng tâm là thị trường Chile và Pháp, cần khai thác thêm một số thị trường tiềm năng khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và đặc biệt là Mỹ.

Thứ hai, đối với thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước: Duy trì và củng cố mối quan hệ với các khách hàng quen thuộc, đặc biệt là đối với các đại lý lớn, hệ thống nhà hàng, khách sạn, siêu thị tại Hà Nội và một số tỉnh phía bắc; cần tích cực tìm kiếm thêm những khách hàng tiềm năng khác, đặc biệt là việc đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường phía Nam, từ đó từng bước chiếm lĩnh thị trường này. Củng cố và mở rộng hệ thống phân phối vốn có thành một hệ thống phân phối mạnh và hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh hệ thống bán buôn cho các đại lý, nhà hàng, siêu thị Công ty sẽ mở thêm các điểm bán lẻ, trước tiên là ở địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Đây sẽ là một trong những ưu tiên đầu tư của công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn đa lộc (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)