Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn đa lộc (Trang 48 - 51)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là số liệu có sẵn, do người khác đã thu thập, công bố hoặc tổng hợp. Các dữ liệu thứ cấp thu thập bao gồm:

- Báo cáo tài chính từ năm 2013 - 2015: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Các tài liệu liên quan đến địa bàn nghiên cứu - Báo cáo tài chính của một số đối thủ cạnh tranh - Sách báo, tạp chí chuyên ngành

2.2.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Được thu thập bằng cách điều tra trực tiếp các cán bộ nhân viên của Công ty bằng danh mục các câu hỏi trong bảng hỏi và phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước.

Theo Slovin (1984), cỡ mẫu được xác định theo công thức sau: n = N/(1+Ne2)

Trong đó: n: cỡ mẫu

N: số quan sát tổng thể

e: sai số cho phép (trong khảo sát này, mức sai số là 5%) Theo số liệu thống kê từ phòng nhân sự, số cán bộ nhân viên trong

Công ty là 130 người. Với công thức tính toán cỡ mẫu như trên ta có tổng số mẫu điều tra là 98 cán bộ nhân viên của Công ty

- Nội dung điều tra: Thu thập thông tin về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong như tình hình tài chính, nhân lực, marketing,... và và các yếu tố bên ngoài như điều kiện kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa – xã hội,....đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh rượu vang.

- Quy trình điều tra: Tác giả chuẩn bị trước các câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 1), mẫu điều tra (phụ lục 2). Sau đó tiến hành phỏng vấn bằng các cách: Phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra, điện thoại, email để thu thập các thông tin. Sau khi thu thập được thông tin, tác giả tổng hợp tính toán trên exel để phục vụ cho việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty.

- Thang điểm áp dụng: Thang đo Likert (từ bậc 1 là ít ảnh hưởng nhất, mức ảnh hưởng nhiều nhất là bậc 5) để xác định ý kiến của cán bộ nhân viên trong Công ty về mức độ ảnh hưởng từ ít đến nhiều của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh rượu vang.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập sẽ được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phân tích phù hợp với đề tài nghiên cứu. Trong quá trình tổng hợp và xử lý số liệu sử dụng phần mềm hỗ trợ tính toán exel và làm sạch để phản ánh thực trạng

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng các đồ thị về doanh số bán hàng, thị trường nhập khẩu và sự biến động tỷ suất sinh lợi từ các số liệu thu thập được . Qua đó, tác giả phân tích năng lực cạnh tranh của công ty qua các giai đoạn.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả

về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Trong luận văn sử dụng phương pháp:

- So sánh số tuyệt đối: Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối của các chỉ tiêu về doanh thu, giá vồn hàng bán, lợi nhuận,...giữa kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆y = Y1 - Y0 [2.1] Trong đó:

+ Y1 : Số liệu kỳ phân tích. + Y0: Số liệu kỳ gốc.

+ ∆y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

- So sánh số tương đối:

+ Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp để xác định thị phần của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Rk (%) = Yk x 100 [2.2] Y

 Yk : Số liệu thành phần.

 Y : Số liệu tổng thể.

 Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.

+ Tốc độ thay đổi: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra

tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc như tốc độ thay đổi của doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết.

R∆y(%) = Y1 - Y0 x 100 [2.3] Y0

Trong đó:

 Y1 : Số liệu kỳ phân tích.

 Y0: Số liệu kỳ gốc.

 R∆y (%): Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

2.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực như: Cán bộ lãnh đạo công ty, các chuyên gia, các cán bộ có trình độ chuyên môn trong Công ty TNHH Đa Lộc về: Chất lượng sản phẩm, giá cả, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn đa lộc (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)