Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn đa lộc (Trang 51 - 56)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh giá cả hàng hóa, dịch vụ

Xác định trên cơ sở so sánh giá của các hàng hóa cùng loại hoặc tương đương. Nếu có khác biệt về chất lượng thì giá cả được đặt trong sự so sánh với lợi ích do hàng hóa đem lại. Chỉ tiêu này thể hiện việc doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng mức giá hợp lý chưa? Bao gồm các chỉ tiêu:

- Giá bán đơn vị hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp - Giá bán đơn vị hàng hóa, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh - Tỷ lệ % giá bán của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh

- Tỷ lệ % giá bán của doanh nghiệp so với giá bán bình quân trên thị trường

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng hàng hóa, bao bì và dịch vụ

- Chất lượng hàng hóa, dịch vụ và bao bì trên phương diện kỹ thuật, chức năng, độ bền, thẩm mỹ, khả năng thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng, chỉ ra sự khác biệt về mẫu mã, kích thước.

- Chất lượng phục vụ khách hàng: Mức độ hài lòng của khách hàng trước, trong và sau quá trình sử dụng, chỉ ra sự khác biệt về phương thức phục vụ và thanh toán, các dịch vụ đi kèm,...

2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ

- Tốc độ triển khai phân phối hàng hóa, dịch vụ: So sánh giữa kế hoạch và thực tế, So sánh giữa các năm

- Tốc độ tăng trưởng thị phần hàng hóa, dịch vụ thông qua mạng lưới phát triển kênh phân phối

- v.v...

2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh thương hiệu và uy tín doanh nghiệp

- Mức độ nổi tiếng về thương hiệu của doanh nghiệp trong và ngoài nước: Thể hiện thông qua việc đánh giá trên các phương tiện truyền thông, các chuyên gia kinh tế, ...

- Mức độ nổi tiếng về uy tín của doanh nghiệp: Thể hiện thông qua đánh giá của khách hàng, đối tác.

- v.v...

2.3.5. Chỉ tiêu phản ánh nguồn nhân lực

Khả năng thu hút nguồn lực không chỉ nhằm đảm bảo cho điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường mà còn thể hiện năng lực cạnh tranh thu hút đầu vào của doanh nghiệp. Đây là điều kiện để đảm bảo năng lực cạnh tranh trong dài hạn thể hiện ở các chỉ tiêu:

- Số lượng - Cơ cấu - Trình độ - Kinh nghiệm - vv...

2.3.6. Chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu: Công thức xác định:

Gtt = DT1 - DT0 [2.4] DT0

Trong đó:

Gtt: Tốc độ tăng trưởng theo doanh thu thời kỳ nghiên cứu DT1: Doanh thu kỳ nghiên cứu

DT0: Doanh thu kỳ trước.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng lên hoặc giảm đi của thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, đồng nghĩa với sự lớn lên hay giảm sút sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận: Công thức xác định:

Grt =

PR1 - PR0

[2.5] PR0

Trong đó: Grt: Tốc độ tăng trưởng theo lợi nhuận kỳ nghiên cứu PR1: Lợi nhuận kỳ nghiên cứu

PR0: Lợi nhuận kỳ trước

Ý nghĩa: Có ý nghĩa giống với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tính theo doanh thu nhưng phản ánh thực chất và chính xác hơn về một doanh nghiệp vì nó so sánh về tốc độ tăng lợi nhuận và lợi nhuận mới thực sự phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thị phần của doanh nghiệp: Thị phần của doanh nghiệp có hai cách xác định thông dụng với những tác dụng khác nhau:

Thị phần của

doanh nghiệp =

Doanh thu của doanh nghiệp

x 100 [2.6] Tổng doanh thu tiêu thụ trên thị trường

Chỉ tiêu này nói lên mức độ rộng lớn của thị trường của một doanh nghiệp và vai trò ví trị của doanh nghiệp đó trên thị trường. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá mức độ hoạt động có hiệu quả hay không của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến dịch thị trường, chiến lược marketing, chiến lược cạnh tranh và hỗ trợ cho việc đề ra các mục tiêu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chỉ tiêu trên có một nhược điểm là khó thể đảm bảo tính chính xác khi xác định nó, nhất là khi thị trường mà doanh nghiệp đang tham gia quá rộng lớn vì nó gây nhiều khó khăn trong việc tính được chính xác doanh thu thực tế của các doanh nghiệp. Mặt khác công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí.

- Thị phần tương đối:

Thị phần tương đối của doanh nghiệp =

Doanh thu của doanh nghiệp

x 100 [2.7] Doanh thu của đối thủ cạnh tranh

Chỉ tiêu này đơn giản và dễ tính toán hơn nhiều so với chỉ tiêu trên nên nó khắc phục được những nhược điểm của những chỉ tiêu trên. Do các đối thủ cạnh tranh thì sẽ có nhiều thông tin hơn nên lựa chọn phương pháp này người ta có thể lựa chọn từ 2 - 5 doanh nghiệp mạnh nhất tuỳ theo đặc điểm mỗi lĩnh vực cạnh tranh.

Chỉ tiêu này phản ánh sát thực nhất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định các chiến lược sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn giúp cho doanh nghiệp có thêm thông tin về các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất và các thị phần họ chiếm giữ thường là những khu vực có lợi nhuận cao mà rất có thể doanh nghiệp cần chiếm lĩnh trong tương lai.

- Tỷ suất sinh lợi của doanh thu:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất- kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lợi của doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế

x 100 [2.7] Tổng doanh thu thuần

Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong 100 đồng doanh thu. - Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu:

Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế

x 100 [2.8] Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.

- Tỷ suất sinh lợi của tài sản:

Tỷ suất sinh lợi của tài sản =

Lợi nhuận sau thuế

x 100 [2.9] Tổng tài sản bình quân

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh tổng tài sản

Chương 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐA LỘC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn đa lộc (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)