Đối với Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn đa lộc (Trang 108 - 119)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3. Đối với Công ty

Công ty trong những năm qua đã đạt được những kết quả kinh doanh tốt, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế kìm hãm sự phát triển. Xác định nguyên nhân của hạn chế là việc cần làm thường xuyên liên tục của Công ty để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Trong đó, Công ty cần tập trung vào những mặt sau:

- Cần chú trọng hơn đến việc nghiên cứu thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng: Có một thực tế rất đáng lưu tâm ở các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ở Công ty TNHH Đa Lộc nói riêng đó là chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường. Các doanh nghiệp mặc dù đã biết đến thuật ngữ “Marketing” nhưng vẫn chỉ coi đó là lý thuyết. Điều này dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh những thứ mà họ nghĩ là bán được. Thực tế này rất đáng lo ngại bởi nó làm cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị động, trì trệ.

Công ty TNHH Đa Lộc cũng đã có những biện pháp nghiên cứu thị trường nhưng dường như việc này chỉ tiến hành cho có lệ. Có lẽ một phần cũng do chi phí cho công tác này còn hạn hẹp, ban lãnh đạo chưa thực sự thấy được hết tầm quan trọng của công tác này. Vì vậy công tác nghiên cứu thị trường làm việc chưa thật hiệu quả. Do đó Công ty phải coi trọng và có một

kế hoạch cụ thể, chỉ đạo sát sao các chiến dịch nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu thực của người tiêu dùng và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cho ra đời những sản phẩm mới phù hợp thị hiếu.

Bên cạnh đó để công tác nghiên cứu thị trường thực sự hiệu quả thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong công ty nhất là giữa bộ phận nghiên cứu thị trường với bộ phận mua hang, tránh tình trạng người nghiên cứu cứ nghiên cứu, người mua hàng làm theo ý mình, kết quả nghiên cứu chỉ là một tài liệu vô giá trị.

- Cần không ngừng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực: Nhân lực là nguyên khí của mỗi doanh nghiệp. Đó là lực lượng quyết định sự thành bại nên doanh nghiệp luôn chú trọng đặt lên hàng đầu. Trên thị trường, nguồn nhân lực hiện nay tương đối dồi dào bởi mỗi năm có hàng vạn sinh viên ra trường. Tuy nhiên nguồn nhân lực có chất lượng cao không nhiều, và chủ yếu tập trung làm việc cho các công ty liên danh, công ty nước ngoài. Vấn đề thu hút nhân lực có chất lượng cao tương đối khó. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ đãi ngộ chưa cao, mức lương thưởng còn thấp, môi trường làm việc không chuyên nghiệp. Điều này làm cho Công ty khó thu hút được những người có tài, có tâm huyết cho sự phát triển của Công ty.

Do đó Công ty nên có chủ trương và kế hoạch cho việc phát triển nguồn nhân sự. Trước hết là các chính sách để thu hút nhân tài về với Công ty. Khâu tuyển dụng nên tiến hành khách quan và nghiêm túc, tránh tình trạng tuyển những người không phù hợp. Bên cạnh đó phải tạo một môi trường làm việc nghiêm túc nhưng thẳng thắn và cởi mở để các nhân viên có thể học hỏi lẫn nhau, phát huy hết khả năng của mình.

Công ty cũng cần có hành động đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên hiện có bằng cách tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên hoặc khuyến khích nhân viên theo học nâng cao nghiệp vụ bằng việc tăng lương, tăng thưởng cho người có tinh thần học tập.

Với các biện pháp về nhân sự như vậy, Công ty sẽ dần cải thiện được chất lượng đội ngũ nhân viên. Đó sẽ là điều kiện tất yếu để phát triển.

- Công ty cần chú ý hơn đến vấn đề bản quyền, và thương hiệu hàng hoá: Công ty nên có các biện pháp nhằm phát triển thương hiệu của mình, đưa rượu vang trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng. Bên cạnh đó Công ty cần có các biện pháp bảo vệ bản quyền thương mại của mình, kết hợp với các cơ quan chức năng chống lại việc buôn bán hàng giả, hàng lậu.

Bằng các biện pháp đồng bộ như trên, tôi tin rằng Công ty TNHH Đa Lộc sẽ phát triển được thị trường rượu vang của mình, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập khu vực và trên thế giới, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên tất cả các lĩnh vực và kinh doanh rượu vang không phải là ngoại lệ. Các doanh nghiệp đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức cho sự phát triển của mình. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để giữ vững được thị phần và mở rộng thêm nhiều thị trường mới đang là vấn đề cấp bách, yêu cầu doanh nghiệp phải giải được bài toán này để tiến tới phát triền bền vững.

Để giúp Công ty TNHH Đa Lộc giữ vững sự phát triển, trong luận văn tác giả đã xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty trong thời gian tới. Trước hết luận văn đã đưa ra những lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trên một số mặt chủ yếu và các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty. Qua phân tích, luận văn cho thấy thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty trên các chỉ tiêu giá cả, chất lượng sản phẩm, kênh phân phối, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực tài chính. Đồng thời, luân văn cũng phân tích những yếu tố ảnh hưởng mạnh tới năng lực cạnh tranh của Công ty bao gồm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường ngành và môi trường bên trong doanh nghiệp. Luận văn cũng xác định được Công ty có những điểm mạnh gì và điểm yếu gì so với đối thủ cạnh tranh từ đó đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn cao bao gồm các nhóm giải pháp như năng cao năng lực của Công ty trên các mặt: Tài chính, quản lý, con người, uy tín và thương hiệu,... các giải pháp này đều xuất phát từ việc phân tích nguyên nhân của những hạn chế mà Công ty còn đang gặp phải, phù hợp với định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty. Tác giả mong rằng những đề xuất được trình bày trong đề tài có thể góp phần nào vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đa Lộc trong thời kỳ hội nhập. Do đó, tác giả kỳ vọng đề tài sẽ được nghiên cứu và vận dụng trong thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty TNHH Đa Lộc, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014, 2015, lưu hành nội bộ.

2. Lê Đăng Doanh (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, Nhà xuất bản Lao động, Hà nội.

3. Hoàng Minh Đường, Nguyễn Thừa Lộc, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội.

4. Nguyễn Trung Hiếu (2014), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội.

5. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Phạm Vũ Luận(2001), Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Quốc gia, Hà nội.

7. Michael E. Porter (1996), chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Khoa học - kỹ thuật, Hà Nội.

8. Philip Kotler (2003), Quản trị marketing, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 9. Trần Sửu (2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều

kiện toàn cầu hóa, NXB Lao Động, Hà Nội.

10. Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội.

12. Đặng Đức Thành (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thời hội nhập, NXB Thanh Niên, TP Hồ Chí Minh.

13. Các trang Website tham khảo:

Thời báo kinh tế (2013), Thị trường Việt Nam điểm đế hấp dẫn của rượu

vang ngoại, http://thoibaokinhdoanh.vn/Am-thuc-42/Thi-truong-Viet-Nam-Diem- den-hap-dan-cua-ruou-vang-ngoai-54.html, truy cập ngày 15/04/2016

Vnexpress (2006), Ông trùm kinh doanh rượu, http://kinhdoanh.

vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/ong-trum-kinh-doanh-ruou-2684780.html, truy cập ngày 18/05/2016.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ CÔNG TY

Câu 1: Tầm nhìn và sứ mạng của Công ty là gì?

Câu 2: Sản phẩm nào của Công ty mang lại doanh thu lớn nhất? Câu 3: Ngoài bao bì gốc, Công ty có gia cố gì thêm không?

Câu 4: Mức độ hài lòng của khách hàng trước, trong và sau quá trình sử dụng sản phẩm của Công ty như thế nào?

Câu 5: Tốc độ triển khai phân phối hàng hóa, dịch vụ của Công ty? Câu 6: Công ty có các hình thức quảng cáo nào?

Câu 7: Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất hiện nay của Công ty là ai? Câu 8: Công ty có bao nhiêu nhà cung cấp?

Câu 9: Biến động của tỷ giá ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

Câu 10: Việt Nam gia nhập TPP đem lại cơ hội, thách thức nào cho Công ty?

Câu 11: Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới?

Câu 12: Công ty đã có những hoạt động nào để nâng cao năng lực cạnh tranh?

Phụ lục 2

BẢNG THAM KHẢO Ý KIẾN CÁN BỘ NHÂN VIÊN CÔNG TY

Kính gửi:

Tôi hiện đang là học viên Cao học ngành Quản trị kinh doanh của trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Để hoàn thành tốt bài luận văn của mình, tôi đang tiến hành thu thập thông tin để tìm hiểu mức độ quan trọng của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Xin Quý Ông/Bà dành một ít thời gian quý báu của mình trả lời một số các câu hỏi bên dưới. Rất mong nhận được câu trả lời của Quý Ông/ Bà (Vui lòng khoanh tròn vào ô phù hợp):

1. Xin Ông/Bà cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh rượu vang.

Stt Yếu tố Mức quan trọng

1 → 5 (ít → nhiều)

1 Tăng trưởng kinh tế quốc gia 1 2 3 4 5

2 Việt Nam đã gia nhập WTO, TPP 1 2 3 4 5

3 Chính sách tín dụng, lãi suất 1 2 3 4 5

4 Sự biến động của tỷ giá 1 2 3 4 5

5 Thời tiết và thiên tai 1 2 3 4 5

6 Môi trường chính trị trong nước ổn định 1 2 3 4 5

7 Nhu cầu của khách hàng 1 2 3 4 5

8 Sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành 1 2 3 4 5

9 Nguồn cung ứng 1 2 3 4 5

2. Xin Ông/Bà cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố nội bộ đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh rượu vang.

Stt Yếu tố Mức quan trọng

1 → 5 (ít → nhiều)

1 Hoạt động quản trị doanh nghiệp 1 2 3 4 5

2 Chất lượng nguồn nhân lực 1 2 3 4 5

3 Khả năng tài chính 1 2 3 4 5

4 Hoạt động marketing 1 2 3 4 5

5 Uy tín và thương hiệu 1 2 3 4 5

6 Hệ thống phân phối 1 2 3 4 5

7 Chất lượng sản phẩm 1 2 3 4 5

8 Tinh thần làm việc của người lao động 1 2 3 4 5

9 Kinh nghiệm 1 2 3 4 5

10 Hoạt động nghiên cứu, phát triển 1 2 3 4 5

11 Văn hóa doanh nghiệp 1 2 3 4 5

12 Giá cả của sản phẩm 1 2 3 4 5 13 Dịch vụ chăm sóc 1 2 3 4 5 Các ý kiến khác: ... ... ...

Phụ lục 3

KẾT QUẢ THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

1. Thời gian: Từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016

2. Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ nhân viên của Công ty TNHH Đa Lộc

3. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp, điện thoại, email, fax, gửi bưu điện

4. Số lượng phiếu phát ra: 98 phiếu 5. Số phiếu trả lời hợp lệ: 90 phiếu

6. Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thống kê, exel

7. Thang điểm áp dụng: Thang đo bậc 5 (Từ bậc 1 là ít ảnh hưởng nhất, mức ảnh hưởng nhiều nhất là bậc 5.

8. Cho số điểm = Số mức chọn quan trọng (ví dụ 5 điểm tương ứng với mức chọn là 5)

9. Điểm của yếu tố = Tổng số điểm của số điểm của mỗi mức độ nhân cho số người chọn mức độ đó.

10. Tính trọng số của mỗi yếu tố = Tổng số điểm của mỗi yếu tố chia cho tổng số điểm các yếu tố

Bảng 1: Mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh rượu vang

Stt Yếu tố 1 2 3 4 5 Tổng số người trả lời Tổng điểm Mức độ quan trọng

1 Tăng trưởng kinh tế quốc gia 0 4 31 30 25 90 346 0.10 2 Việt Nam đã gia nhập WTO, TPP 0 6 14 30 40 90 374 0.11 3 Chính sách tín dụng, lãi suất 0 2 20 50 18 90 354 0.10 4 Sự biến động của tỷ giá 0 4 30 30 26 90 348 0.10 5 Thời tiết và thiên tai 2 12 41 24 11 90 300 0.09 6 Môi trường chính trị trong nước ổn định 4 20 42 13 11 90 277 0.08 7 Nhu cầu của khách hàng 0 0 10 20 60 90 410 0.12 8 Sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành 0 2 12 41 35 90 379 0.11 9 Nguồn cung ứng 0 4 11 35 40 90 381 0.11 10 Sự biến động của thị trường rượu , bia 0 8 21 33 28 90 351 0.10

Tổng 6 62 232 306 294 3520 1.00

Bảng 2: Mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong doanh nghiệp đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh rượu vang

Stt Yếu tố 1 2 3 4 5 Tổng số người trả lời Tổng điểm Mức độ quan trọng

1 Hoạt động quản trị doanh nghiệp 0 0 21 35 34 90 373 0.08 2 Chất lượng nguồn nhân lực 0 0 20 34 36 90 376 0.08 3 Khả năng tài chính 0 5 25 40 20 90 345 0.07 4 Hoạt động marketing 0 1 16 30 43 90 385 0.08 5 Uy tín và thương hiệu 0 5 30 33 22 90 342 0.07 6 Hệ thống phân phối 0 6 25 30 29 90 352 0.07 7 Chất lượng sản phẩm 0 0 15 16 59 90 404 0.09 8 Tinh thần làm việc của người lao động 0 4 16 31 39 90 375 0.08 9 Kinh nghiệm 0 3 25 36 26 90 355 0.08 10 Hoạt động nghiên cứu, phát triển 1 10 30 40 9 90 316 0.07 11 Văn hóa doanh nghiệp 0 9 31 33 17 90 328 0.07 12 Giá cả của sản phẩm 0 0 9 20 61 90 412 0.09 13 Dịch vụ chăm sóc 1 10 25 26 28 90 340 0.07

Phụ lục 4

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Đơn vị: VNĐ

Stt Chỉ tiêu 2013 2014 2015

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 26,513,675,907 40,234,260,784 47,012,397,772

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 645,710,540 965,734,238 1,377,019,380

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV 25,867,965,367 39,268,526,546 45,635,378,392

4 Giá vốn hàng bán 14,052,248,231 24,140,556,470 28,677,562,641

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 11,815,717,136 15,127,970,076 16,957,815,751

6 Doanh thu hoạt động tài chính 8,262,164 108,949,088 135,522,855

7 Chi phí tài chính 319,169,401 556,312,089 805,980,315

- Trong đó: Chi phí lãi vay 163,318,359 427,649,726 436,775,653

8 Chi phí quản lý kinh doanh 10,457,742,673 13,403,648,611 14,645,722,439

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1,047,067,226 1,276,958,464 1,641,635,852

10 Thu nhập khác 0 7,854,646 170,000,000

11 Chi phí khác 0 0 150,326,118

12 Lợi nhuận khác 0 7,854,646 19,673,882

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,047,067,226 1,284,813,110 1,661,309,734

14 Chi phí thuế TNDN 261,766,807 282,658,884 365,488,141

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 785,300,420 1,002,154,225 1,295,821,593

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn đa lộc (Trang 108 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)