Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn đa lộc (Trang 100 - 104)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đa Lộc

4.2.4. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp

Nâng cao năng lực quản trị công ty không phải là một bài toán nhất thời trong ngắn hạn mà là một chặng đường dài và cần sự quyết tâm, nỗ lực của toàn bộ các nhà quản trị trong doanh nghiệp đồng thời cần phải áp dụng nhiều biện pháp như:

- Nâng cao nhận thức về vai trò và nguyên tắc quản trị: Để nâng cao năng lực quản trị, trước hết các nhà quản trị cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò và các nguyên tắc quản trị, làm cơ sở cho quá trình thực hành quản trị. Quản trị doanh nghiệp tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của doanh nghiệp, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Khi nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò và các nguyên tắc quản trị, các nhà lãnh đạo sẽ tự nguyện hướng doanh nghiệp đi theo những nguyên tắc quản trị tốt nhất để tối đa hóa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn, và thực hiện tốt hơn việc tuân thủ và giảm xung đột lợi ích giữa các bên có quyền lợi liên quan. Chính vì vậy, việc thay đổi và nâng cao nhận thức về quản trị công ty phải được khởi nguồn từ cấp lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp. Nếu không có sự cam kết từ lãnh đạo cấp cao sẽ rất khó để nâng cao quản trị doanh nghiệp.

- Áp dụng các phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất lượng. Bản thân Công ty

phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ tài giỏi và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.

- Quản trị mối quan hệ giữa các bên có quyền lợi liên quan: Doanh nghiệp cần duy trì mối liên hệ với các bên có quyền lợi liên quan thông qua các cuộc đối thoại trực tiếp và gián tiếp để chủ động nhận diện được các vấn đề mang tính xu hướng cũng như giúp doanh nghiệp nhìn nhận một cách khách quan về những chính sách mà doanh nghiệp đang áp dụng, nhận diện được các nguy cơ tiềm ẩn cũng như hoạch định những bước phát triển phù hợp một cách chủ động, đảm bảo cho sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong tương lai.

- Nâng cao hiệu quả việc xây dựng kế hoạch nhập khẩu rượu vang: Việc xây dựng kế hoạch nhập khẩu rượu vang chính xác có ý nghĩa quan trọng tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Một kế hoạch nhập khẩu tốt phải được xây dựng trên cơ sở các thông tin đầy đủ và chính xác về thị trường nhập khẩu rượu vang nước ngoài và thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước. Trong thời gian vừa qua có thể thấy rằng việc xây dựng kế hoạch nhập khẩu của Công ty Đa Lộc chưa thực sự tốt. Có những chủng loại rượu Công ty nhập về quá nhiều, không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Chẳng hạn như các chủng loại rượu vang của Pháp nhập về từ năm 2010 nhưng đến 2014 mới tiêu thụ hết, các sản phẩm rượu vang của Bồ Đào Nha nhập về năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa tiêu thụ hết. Điều này đã làm tăng chí phí lưu kho, bảo quản của công ty, đồng thời làm ứ đọng vốn, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Để nâng cao hiệu quả của việc lập kế hoạch kinh doanh nhập khẩu rượu, Công ty cần phải thực

hiện công việc này một cách bài bản theo đúng những trình tự của quá trình lập kế hoạch kinh doanh, trong đó cần chú ý vào các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu, tìm hiểu những thông tin tổng quát nhất về thị trường, bao gồm cả thị trường nhập khẩu và thị trường tiêu thụ rượu vang. Đó là các thông tin về các hãng cung cấp rượu vang tiềm năng, khả năng cung cấp của từng hãng trên thị trường tiêu thụ. Dung lượng của thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước, các đối thủ cạnh tranh hiện có, quan hệ cung cầu trên thị trường… Đồng thời phải dự báo được sự biến động của thị trường rượu vang trong tương lai, từ đó xác định những cơ hội kinh doanh cũng như những thách thức, rủi ro kèm theo đối với công ty.

Bước 2: Xác định năng lực thực tại của công ty: Công ty Đa Lộc cần xác định xem mình có đủ khả năng thực hiện công việc kinh doanh sắp tới một cách hiệu quả không, thông qua đánh giá các nguồn lực nội tại của công ty, như khả năng huy động và sử dụng vốn, mạng lưới bán hàng hiện có, trình độ nguồn nhân lực của công ty, các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh hiện có… đồng thời so sánh các chỉ số đó với các đối thủ cạnh tranh hiện tại để đưa ra quyết định sau cùng.

Bước 3: Xác định chủng loại và số lượng rượu vang cần nhập, giá bán của mỗi loại rượu vang tương ứng với từng khu vực thị trường. Đây là nội dung quan trọng nhất của quá trình lập kế hoach nhập khẩu rượu. Việc xác định chủng loại và số lượng rượu vang cần nhập phải thông qua sự đánh giá chính xác về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, và khả năng tiêu thụ của họ. Công ty phải thường xuyên nghiên cứu doanh số tiêu thụ rượu ở từng thị trường theo từng tháng quý, các thông tin cần phải đa chiều, không chỉ các thông tin được cung cấp bởi các nhân viên kinh doanh, các nhân viên phụ trách ở từng thị trường mà còn từ các nhân viên thị trường chuyên biệt, các thông tin từ những cuộc khảo sát, thăm dò thị trường… Đặc biệt đối với các thị trường lớn và quan trọng như Hà Nội và Hồ Chí Minh Công ty cần đầu tư nhiều hơn

cho công tác nghiên cứu và dự báo thị trường. Dựa vào những thông tin tổng hợp có được Công ty phải đưa ra những nhận định cụ thể như chủng loại rượu, giá bán tương ứng ở từng khu vực thị trường, khả năng tiêu thụ, những khách hàng chủ yếu ở từng khu vực, thời điểm kinh doanh thích hợp…

Bước 4: Lựa chọn nhà cung cấp rượu vang để tiến hành nhập khẩu. Trên cơ sở số lượng và chủng loại rượu định nhập cũng như giá bán dự kiến ở thị trường trong nước, Công ty phải so sánh các nhà cung cấp rượu vang tiềm năng, chọn ra nhà cung cấp phù hợp nhất. Việc này có ý nghĩa quan trọng tới việc đảm bảo nguồn hàng ổn định cho công ty SBI.

- Thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường: Thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc lập kế hoạch nhập khẩu rượu vang hàng năm, tránh tình trạng nhập cầm chừng, thăm dò thị trường như hiện nay. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, công ty cần phải:

+ Tổ chức tốt kênh thông tin để thu thập được lượng thông tin một cách nhanh nhất và chính xác nhất trên cơ sở đó đưa ra những quyết định đúng đắn về thị trường. Thông qua các tổ chức, hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp khác để có được những thông tin về thị trường tốt hơn.

+ Mở các cửa hàng bán lẻ trong nước để tiếp cận với nhu cầu thị trường, liên kết với các siêu thị, đại lý bán buôn, lẻ trong nước để có thể phát triển kinh doanh từ đó thúc đẩy hoạt động nhập khẩu rượu vang.

+ Phối hợp với ban lãnh đạo công ty cũng như phối hợp với từng phòng ban để đề ra chiến lược hành động đối với từng thị trường cụ thể.

+ Tăng cường mối quan hệ với Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, thông qua đó tìm kiếm thêm được bạn hàng nước ngoài.

+ Tích cực tham gia hội chợ triển lãm quốc tế để tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm, chào hàng với các đối tác có nhiều triển vọng.

+ Cử cán bộ trực tiếp sang khảo sát thị trường, đàm phán trực tiếp với các đối tác kinh doanh để nắm bắt được cơ hội thị trường mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn đa lộc (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)