Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn đa lộc (Trang 75 - 86)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh

3.4.2. Yếu tố bên ngoài

Qua khảo sát bằng phiếu điều tra cán bộ nhân viên trong Công ty, tác giả nhận thấy các yếu tố bên ngoài đểu có tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của Công ty. Các yếu tố tác động lớn nhất đến năng lực cạnh tranh của Công ty bao gồm các yếu tố thuộc môi trường ngành như khách hàng chiếm

12% mức độ quan trọng, đối thủ cạnh tranh, nguồn cung ứng đều chiếm 11% mức độ quan trọng,... các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như các yếu tố thuộc môi trường kinh tế chiếm 10% đến 11% mức độ quan trọng trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng được đánh giá, lựa chọn nhiều mức độ ảnh hưởng ở mức độ 4, mức độ 5:

Bảng 3.6: Đánh giá của cán bộ nhân viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đối với năng lực cạnh tranh của Công ty

TNHH Đa Lộc

Stt Yếu tố 1 2 3 4 5

Mức độ quan trọng

1 Tăng trưởng kinh tế quốc gia 0 4 31 30 25 0.10 2 Việt Nam đã gia nhập WTO, TPP 0 6 14 30 40 0.11 3 Chính sách tín dụng, lãi suất 0 2 20 50 18 0.10 4 Sự biến động của tỷ giá 0 4 30 30 26 0.10 5 Thời tiết và thiên tai 2 12 41 24 11 0.09 6 Môi trường chính trị trong nước ổn định 4 20 42 13 11 0.08 7 Nhu cầu của khách hàng 0 0 10 20 60 0.12 8 Sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành 0 2 12 41 35 0.11

9 Nguồn cung ứng 0 4 11 35 40 0.11

10 Sự biến động của thị trường rượu , bia 0 8 21 33 28 0.10

Tổng 6 62 232 306 294 1.00

* Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:

- Môi trường chính trị - pháp luật:

Hiện nay Việt Nam đưa ra nhiều chính sách hạn chế nhập khẩu. Trong khi đó, Công ty TNHH Đa Lộc là Công ty chuyên nhập khẩu và phân phối rượu vang cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng từ các chính sách này. Các chuyên gia đánh giá: Rượu vang tại thị trường Việt Nam là mặt hàng còn gặp nhiều khó khăn. Riêng dòng rượu nhập khẩu phải chịu nhiều loại thuế như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế giái trị gia tăng (VAT)… Những thuế

này đã làm hạn chế sự phát triển rượu vang trên thị trường nội địa. Rượu vang thường được nhập từ các nước châu Âu, châu Mỹ và châu Đại dương, khi được nhập vào nước ta thì giá rượu cao lên nhiều lần so với giá thực tế của sản phẩm đó tại nước sở tại. Gần đây, Bộ tài chính đang cân nhắc việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người tiêu dùng. Cụ thể năm 2016 thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu vang tăng thêm 30%. Chính vì vậy, Công ty TNHH Đa Lộc cần phải đưa ra các biện pháp kinh doanh phù hợp để đối phó với tình hình trên.

Ngoài ra, khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài những chứng từ thông thường xuất trình cho cơ quan hải quan, Công ty còn phải xuất trình thêm Giấy chỉ định hoặc ủy quyền là phân phối, nhà nhập khẩu của chính hãng sản xuất, kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, gây khó khăn trong việc nhập hàng về nước. Nếu thiếu giấy tờ trong việc nhập hàng, hàng sẽ bị giữ lại cảng gây tổn thất rất lớn cho Công ty như làm tăng chi phí lưu kho, thuê bến bãi, chậm trễ trong việc nhập hàng cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa do không được bảo quản tốt.

Tuy nhiên, chính những khó khăn mà nhà nước đặt ra trong việc cấp phép hoạt động cho các công ty nhập khẩu rượu vang cũng là rào cản gia nhập ngành của các công ty nhỏ, không đủ năng lực, từ đó giảm được áp lực cạnh tranh cho Công ty Đa Lộc trong thời gian tới.

- Môi trường kinh tế:

Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, làm cho cạnh tranh thị phần rượu vang ở Việt Nam sẽ gay gắt, quyết liệt hơn; thị trường rượu vang Việt Nam cũng sẽ sôi động và đa dạng hơn. Công ty Đa Lộc cũng phải chịu ảnh hưởng từ sự cạnh tranh này. Tuy nhiên, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, do đó người dân sẽ có xu hướng chuyển sang dùng rượu vang thay cho rượu bia vì những lợi ích của nó. Hiện nay, nhu cầu rượu vang ngày càng tăng trong các cuộc họp, ngày lễ, sự kiện, nhu cầu tăng giúp cho Công ty dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm khách hàng, thị trường và tăng doanh số bán.

Lạm phát ảnh hưởng tương đỗi lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Chẳng hạn, năm 2010 mức lạm phát là 11.75%, cao nhất trong một thập niên qua do hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm tăng chi phì lãi vay của Công ty TNHH Đa Lộc. Năm 2010 lợi nhuận của công ty giảm gần 1 tỷ do sự biến động này. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, mức lạm phát tăng tương đối thấp. Tính chung cả năm 2015, chỉ số giá tiêu dùng cả nước mới tăng 0,63%; bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,05%. Đây là mức tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 đến nay, điều này giúp tình hình kinh doanh của Công ty ổn định hơn.

Tỷ giá hối đoái trong mấy năm gần đây tương đối ổn định theo xu hướng tăng nhẹ nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Hiện nay cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nước,…) của nước ta cũng đang đi vào hoàn thiện để tạo điều kiện cho nền kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp. Việc nhập khẩu từ nhà cung cấp ngoài nước của Công ty TNHH Đa Lộc cũng có những thuận lợi trong việc liên lạc trao đổi, vận chuyển hàng hóa, thanh toán. Thời đại ngày nay là thời đại của nền kinh tế tri thức nên công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, có rất nhiều cách để Công ty quảng cáo sản phẩm, bán hàng.

Về các mặt hàng thực phẩm và rượu vang, bắt đầu từ tháng 1 năm 2009, các tập đoàn bán lẻ với 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Các chuỗi siêu thị như Metro, Parkson, Lotte, Big C,... đang tập trung đầu tư mở rộng hoạt động. Mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay đạt 1000 USD và tầng lớp trung lưu với sức mua cao ngày càng đông cùng một số thay đổi trong thói quen tiêu dùng là những điều kiện thích hợp cho

việc phát triển mặt hang rượu vang tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành du lịch đang tạo nên một vị trí khá quan trọng cho rượu vang.

- Môi trường văn hóa - xã hội:

Hiện nay, rượu vang tiêu thụ hàng năm ở nước ta khoảng 30 - 32 triệu lít/ năm, nhưng tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, do giá thành cao và tập quán quen dùng rượu mạnh của người tiêu dùng Việt Nam. Vì vậy, việc phát triển rượu vang ở nước ta hiện nay là khá khó khăn. Văn hóa rượu vang cũng là một rào cản lớn trong bước đường hội nhập với thế giới. Từ việc hiểu biết về vang, về nho, cách dùng vang đến văn hóa giao tiếp, ứng xử với vang cũng là điều cần phải từng bước để người tiêu dùng quen thuộc. Đây là vấn đề cần được sự kết hợp, ủng hộ và lựa chọn của xã hội, đặc biệt là các nhà quản lý chính sách, những chuyên gia, những nhà nhập khẩu cần có tiếng nói chung để người tiêu dùng tiếp cận với văn hóa rượu vang một cách dễ dàng và đơn giản. Công ty TNHH Đa Lộc cũng phải đầu tư nhiều thời gian cho việc quảng bá lợi ích của việc dùng rượu vang đến với người dân Việt Nam

- Môi trưởng tự nhiên:

Khí hậu Việt Nam không thích hợp cho việc sản xuất rượu vang, kìm hãm sự phát triển của ngành sản xuất rượu vang trong nước, và đây chính là cơ hội cho các công ty nhập khẩu phát triển trong đó có Công ty Đa Lộc. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên ở Việt Nam cũng khó khăn cho việc bảo quản rượu vang, nếu không có cơ sở bảo quản tốt, rượu rất dễ bị hư hỏng từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty.

- Môi trường công nghệ:

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Công ty Đa Lộc liên tục cập nhật, ứng dụng những phần mềm hiện đại nhất trong công tác quản lý, kinh doanh, kế toán đã giảm thiểu sức lao động của con người, và nâng cao chất lượng thông tin, đáp ứng kịp thời nhất và phù hợp nhất cho những người

có nhu cầu sử dụng. Các phần mềm đều áp dụng trực tuyến do vậy, cán bộ quản lý của Công ty có thể kiểm tra được hoạt động của nhân viên cũng như nắm bắt được thông tin vào bất kỳ thời điểm nào. Tất cả các nhân viên ở các bộ phận đều được tập huấn và có chuyên môn sử dụng phần mềm trước khi phần mềm chính thức đi vào sử dụng. Trong thời gian tới, chủ trương của Công ty vẫn là chủ trương tập trung công tác quản trị tài chính bằng việc đầu tư phần mềm mới, mời chuyên gia tư vấn có thương hiệu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và lĩnh vực quản lý tài chính kế toán như: Công ty phần mềm SCTT, công ty phần mềm EFFECT, công ty BKAV,...

Công nghệ thông tin phát triển giúp cho việc trao đổi, thanh toán tiện lợi nhất là đối với những công ty nhập khẩu từ nhiều nhà cung cấp rượu vang ở nhiều nước khác nhau như Công ty TNHH Đa Lộc

- Môi trường quốc tế:

Trong thời gian gần đây việc sản xuất rượu vang toàn cầu xuống thấp nhất trong 40 năm, "cơn khát" ngày càng lớn của Trung Quốc đang góp phần gây nguy cơ thiếu rượu vang trên toàn cầu. Mức tiêu thụ lớn tại cả Trung Quốc và Mỹ, cùng với sản lượng rượu của châu Âu năm 2012 giảm vì mùa màng thất bát tại Pháp, Italy và Tây Ban Nha khiến nguy cơ thiếu rượu toàn cầu tăng lên, có thể đẩy giá lên cao và tăng nhu cầu xuất khẩu. Các số liệu cho thấy nguồn cung rượu vang có thể không đáp ứng đủ nhu cầu trong những năm tới, khi số rượu hiện nay được bán ra thị trường.

Tong năm 2012, số hàng tồn kho rượu vang chỉ là 1 triệu chai, thấp hơn nhiều con số 600 triệu năm 2004 khi sản lượng đạt đỉnh. Sự thiếu hụt này dự kiến sẽ trầm trọng hơn khi nhu cầu từ Mỹ, nước tiêu thụ rượu vang lớn thứ hai thế giới chỉ sau Pháp, cũng như Trung Quốc - nhà nhập khẩu lớn thứ năm, tăng lên.

Vài năm tới, khi người dân Trung Quốc giàu có hơn, nhu cầu của Trung Quốc với rượu vang dự kiến sẽ bùng nổ. Tiêu thụ rượu vang tại Trung

Quốc đã tăng gấp 2 lần trong 5 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2016 lên 400 triệu chai, tương đương mức tiêu thụ của Mỹ. Trong khi đó, sản lượng toàn cầu không theo kịp tốc độ tăng này, thậm chí có xu hướng giảm kể từ đầu những năm 2000. Châu Âu, hiện cung cấp 60% lượng rượu vang toàn thế giới, đã giảm sản lượng mạnh nhất 24% kể từ năm 2004. Trung Quốc hiện nay là quốc gia tiêu thụ rượu vang lớn thứ 5 trên thế giới và dự kiến sẽ trở thành nước tiêu thụ rượu vang số 1 trên thế giới vào năm 2016

Căn cứ vào tình hình trên, lượng cung rượu vang trên thị trường trong thời gian tới sẽ giảm mạnh, Công ty Đa Lộc sẽ gặp khó khăn hơn trong việc nhập khẩu hàng.

* Các yếu tố thuộc môi trường ngành

- Đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh chính của Công ty bao gồm các công ty: Công ty TNHH Vang Pháp Vàng, Công ty The Warehouse, Công ty Tấn Khoa, Âu Á, Phú & Em, Fine Wine. Để đánh giá tốt hơn năng lực cạnh tranh của Công ty, ta cần đi đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh và sản phẩm cùng loại trên thị trường đặc biệt là thị trường Hà Nội về các mặt như giá bán, chất lượng, mẫu mã, chính sách bảo hành,...

Hiện nay tại TP. Hà Nội có rất nhiều công ty kinh doanh mặt hàng rượu vang, nhưng tính về góc độ chuyên nghiệp thì chỉ có 5. Sự cạnh tranh khốc liệt cũng như tiềm lực kinh tế đã làm cho các công ty lớn, có yếu tố nước ngoài tham gia điều hành và góp vốn vươn lên dẫn đầu như The Warehouse, Công ty TNHH Vang Pháp Vàng, kế đến là một loạt các công ty trong nước cũng chiếm một thị phần không nhỏ như Tấn Khoa, Âu Á, Phú & Em, Fine Wine, … Còn lại thì có rất nhiều công ty cũng tham gia vào thị trường này nhưng hàng hóa chủ yếu tập trung đưa vào siêu thị, shop, số công ty này cũng trên 20 nhưng hầu như không có tiếng tăm gì trên thị trường.

Theo nguồn báo cáo của phòng kinh doanh Đa Lộc:

Mạnh nhất là The Warehouse. Với gam hàng đa dạng và nối tiếng, cộng với đội ngủ bán hàng chuyên nghiệp, The Warehouse hầu như chiếm lĩnh thị trường khách sạn nhà hàng cao cấp tai TP.HCM và hầu hết các tỉnh , thành phố lớn trên toàn VN. Doanh số của The Warehouse SG nói riêng thường xuyên đạt khoảng trên 5 tỉ VND/tháng. Các loại rượu vang của The Warehouse tương đối chuẩn và cao cấp (giá cao) cho nên khá kén khách hàng. Chủ yếu rượu vang của The Warehouse chỉ vào ở các khách sạn, nhà hàng trung cao cấp. The Warehouse chiếm khoảng 25 - 30% thị phần. Một điều lưu ý là các chủng loại rượu vang của công ty này ít xuất hiên ở các kênh siêu thi, cửa hàng bán lẻ.

Tuy nhiên, The Warehouse cũng có những yếu điểm là khâu chăm sóc khách hàng chưa được chu đáo và hàng hết liên tục do không làm tốt khâu thống kê hàng tồn kho và kế hoạch nhập hàng.

Công ty TNHH Vang Pháp Vàng cũng giống như The Warehouse về điểm mạnh cũng như điểm yếu, nhưng thua The Warehouse ở hệ thống bán buôn. Công ty chiếm khoảng 15 - 20% thị phần trên thị trường

Công ty Tấn Khoa: Công ty này thực hiện chủ trương tài trợ bằng tiền cho tất cả các khách hàng để giành lấy thị trường. Đây là phương thức cạnh tranh không lành mạnh vì khách hàng tiêu dùng bị bắt buộc phải thưởng thức những loại rượu vang chất lượng không cao với giá bán quá cao. Tuy nhiên, với chiêu thức trên,Tấn Khoa cũng giành được một lượng khách hàng không nhỏ và chiếm khoảng 10 - 15% thị phần.

Công ty Đa Lộc hiện nay cũng là một trong những Công ty dẫn đầu về mặt hàng rượu vang trên thị trường, chiếm khoảng 20 - 25% thị phần trên thị trường. Tuy nhiên, với cường độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì việc bị mất thị trường là điều dễ dàng có thể xảy ra đối với bất cứ một công ty nào. Chính vì vậy, Công ty Đa Lộc luôn phải theo dõi, đánh giá tình hình của đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chiến lược đối phó một cách kịp thời nhất

- Khách hàng:

Về khách hàng mục tiêu: Theo như nghiên cứu của công ty, khi một nền kinh tế ngày một phát triển nhu cầu về đời sống ngày một cao thì tỷ lệ người Việt Nam sử dụng rượu vang trong các dịp lễ tết, cưới hỏi… ngày càng nhiều. Vì vậy công ty luôn luôn tập trung vào những khách hàng là người Việt Nam có thu nhập khá, đặc biệt là khách hàng là giới trẻ làm việc ở công ty văn phòng nước ngoài.

Về thị trường: Mạng lưới khách hàng của công ty ngày càng được mở rộng. Không chỉ các hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp, các siêu thị lớn tại phần lớn các tỉnh thành mà còn cung cấp cho hầu hết các cửa hàng miễn thuế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn đa lộc (Trang 75 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)