Thực trạng các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn đa lộc (Trang 71 - 73)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của

Công ty TNHH Đa Lộc

Công ty TNHH Đa Lộc đã tiến hành khá nhiều các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong thời gian gần đây. Những nỗ lực của Công ty phần lớn tập trung vào các hoạt động tăng năng lực về tài chính, quản lý, nhân sự, công nghệ, bán hàng, thúc đẩy tiêu thụ rượu vang và tìm kiếm các nhà cung cấp rượu vang mới. Cụ thể, Công ty đã thực hiện một số hoạt động sau:

- Về tài chính: Để đảm bảo tình hình tài chính đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh Công ty liên tục thúc đẩy nhân viên thu hồi công nợ. Ngoài ra, Công ty xây dựng được các mối quan hệ tốt với các ngân hàng và có kế hoạch vay vốn đặc biệt là trong ngắn hạn như nhu cầu vốn cuối năm.

- Phát triển nguồn nhân sự: Công ty không ngừng chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Cụ thể, Công ty thường xuyên tổ chức tuyển dụng và thực hiện các buổi đào tạo cho nhân viên trong Công ty đồng thời có các chế độ đãi ngộ nhằm khuyến khích nhân

viên làm việc. Công ty thuê các chuyên gia rượu vang trong và ngoài nước để xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh.

- Về công nghệ: Công ty thường xuyên đầu tư mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu và phân phối của công ty như: Các phần mềm về quản lý, bán hàng, máy tính, máy fax, điện thoại bàn…; Công ty cũng đầu tư vào các thiết bị bảo quản rượu nhằm đảm bảo chất lượng rượu theo quy định.

- Đa dạng hóa danh mục sản phẩm rượu vang: Bằng cách tìm kiếm các nhà cung cấp mới, mở rộng chủng loại rượu nhập khẩu, để tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Nếu như khi mới thành lập, Công ty chủ yếu nhập khẩu rượu vang từ Pháp thì hiện nay thị trường nhập khẩu của công ty là 8 quốc gia, với khoảng 700 loại rượu vang khác nhau với nhiều mức giá khác nhau nhằm thỏa mãn được nhiều đối tượng khách hàng.

- Xây dựng uy tín và thương hiệu trên thị trường: Công ty tiến hành một số hoạt động quảng cáo, PR,… nhằm quảng bá hình ảnh, như tổ chức các buổi tiệc nhằm giới thiệu sản phẩm rượu vang của Công ty, tư vấn cho khách hàng trên một số tạp chí nổi tiếng như. Đồng thời, Công ty còn thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, tiệc thử rượu, với chi phí cao. Tuy nhiên, các hoạt động này đã góp phần nâng cao hình ảnh của công ty.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ rượu vang: Thiết lập thêm các văn phòng làm chi nhánh đại diện tại một số tỉnh, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh, hiện tại thị trường tiêu thụ của Công ty đã bao phủ rộng khắp cả nước, về cơ bản được chia làm 6 nhóm thị trường khác nhau là: Khu vực Hà Nội; khu vực TP Hồ Chí Minh; hệ thống các nhà hàng và khách sạn (gọi tắt là Horeca); hệ thống các siêu thị lớn trên toàn quốc; các tỉnh lẻ trên toàn quốc được gộp thành 2 nhóm tỉnh lớn là nhóm tỉnh thứ nhất bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình trở ra Bắc, nhóm tỉnh thứ 2 bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình trở vào Nam. Phương thức thanh toán cũng là một trong những công cụ giúp Công ty lôi kéo khách hàng. Cụ thể, đối với hệ thống khách sạn, nhà hàng: Thanh toán

gối đầu, tháng sau sẽ thanh toán các đơn hàng phát sinh tháng trước; đối với hệ thống các nhà phân phối, các đại lý bán buôn tại các tỉnh thành: Thanh toán 50% ngay khi giao hàng, sau 1 tháng sẽ thanh toán 50% số tiền còn lại.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng, thúc đẩy tiêu thụ: Công ty thực hiện các hoạt động marketing, hỗ trợ tiêu thụ thích hợp với từng thị trường khác nhau:

+ Công ty có các chính sách hỗ trợ như thưởng cho khách hàng các đồ khuyến mại, vật phẩm, các sản phẩm tặng hàng uống thử. Ngoài ra, công ty còn treo biển tại nơi bán hàng của công ty và có chính sách hỗ trợ giá 20% cho các cửa hàng bán các mặt hàng cao cấp, thưởng 5% khi giải quyết hàng tồn

+ Đối với kênh bán buôn, có chính sách hỗ trợ quản lý, xây dựng khách hàng, đánh giá thực tế nhu cầu khách hàng, thúc đẩy bán hàng.

+ Đối với hệ thống nhà hàng khách sạn, công ty tập trung vào việc xây dựng hình ảnh sản phẩm và quảng bá hình ảnh công ty.

+ Hệ thống Horeca: Được trích 0,5% doanh số bán cho chi phí tiếp khách và quan hệ khách hàng. Có chính sách hỗ trợ bán hàng như giao hàng tận nơi, tặng cataloge, vật phẩm bán; tăng thưởng doanh số cho nhân viên khi khai thác các điểm bán lớn và khách sạn cao cấp.

+ Hệ thống các siêu thị lớn trên toàn quốc: Đối với các siêu thị lớn như BigC, Metro, có nhân viên bán hàng trực tiếp cũng như cộng tác viên để vận chuyển theo tính chất mùa vụ; có quà khuyến mại theo vụ. Đối với các siêu thị khác, hỗ trợ nhân viên bán hàng trực tiếp và các cộng tác viên thuộc tình hình nhằm vận chuyển kịp hàng hóa khi vào vụ chính, tăng cường các đợt khuyến mại, quà tặng, các phụ kiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn đa lộc (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)