Bài học kinh nghiệm phát triển mạng lưới dịch vụ với Bưu điện tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mạng lưới dịch vụ bưu điện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm phát triển mạng lưới dịch vụ với Bưu điện tỉnh

Quảng Ninh

Từ kinh nghiệm phát triển mạng lưới dịch vụ Bưu chính chuyển phát tại các nước trên thế giới, các doanh nghiệp Bưu chính đang hoạt động tại Việt Nam, Căn

cứ vào tình hình thực tế tại Bưu điện tỉnh Quảng Ninh như năng lực cung cấp dịch vụ, chính sách đầu tư, đặc điểm dân số, thói quen tiêu dùng, sử dụng dịch vụ….rút ra một số bài học phát triển dịch vụ Bưu chính chuyển phát cho Bưu điện tỉnh Quảng Ninh như sau:

Thứ nhất, Chính quyền tỉnh tạo hành lang pháp lý đồng bộ và đầy đủ cho các doanh nghiệp Bưu chính cùng phát triển, cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trên thị trường dịch vụ trong nước.

Thứ hai, Bưu điện tỉnh Quảng Ninh tận dụng mạng lưới hiện có rộng khắp, mở đến các điểm Bưu điện văn hóa xã để thu gom và phát hàng tới tận tay khách hàng tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh

Thứ ba, Bưu điện tỉnh mở rộng cơ chế, nâng cao tính độc lập và tự chủ cho các Bưu điện huyện chủ động tiếp cận thị trường, định mức hoa hồng và phát triển dịch vụ, mở thêm các Bưu cục tại các khu công nghiệp, khu dân cư.

Thứ tư, tuyên truyền, khuyến khích mọi CBCNV đẩy mạnh tư vấn, phát triển các dịch vụ Giá trị gia tăng như báo phát SMS, báo phát Email, Phát đồng kiểm… Phát triển dịch vụ dựa vào điều kiện thị trường, trình độ khoa học công nghệ, trình độ phát triển kinh tế, thị hiếu khách hàng và tâm lý người tiêu dùng để phát triển cho phù hợp với từng vùng, từng địa phương.

Thứ năm, Bưu điện tỉnh cần đầu tư thêm nhiều trang thiết bị Bưu chính hiện đại như thiết bị chia chọn tại trung tâm khai thác, phương tiện vận chuyển đồng bộ toàn tỉnh đảm bảo chỉ tiêu thời gian công đoạn dẫn đến đảm bảo chỉ tiêu thời gian toàn trình cho Bưu phẩm Bưu kiện.

Thứ sáu, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin cho tất cả các khâu, các điểm phục vụ, tích hợp dịch vụ tiện ích cho nhân viên phát hàng có thể truy nhập hệ thống để định vị Bưu gửi và khai báo thông tin phát ngay sau khi phát Bưu gửi.

Thứ bảy, tiếp tục cải thiện đơn giản hóa thủ tục hành chính cho khách hàng gửi Bưu gửi, tạo môi trường thân thiện, cởi mở, gần gũi với khách hàng. Thiết lập kênh thông tin hai chiều để lắng nghe ý kiến và đổi mới kịp thời dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Thứ tám, tăng cường mức độ sử dụng của người dân: đào tạo miễn phí cho người dân sử dụng internet tại các Bưu cục, điểm BĐ-VHX sẽ giúp họ tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ thương mại điện tử, tìm kiếm được thông tin và qua đó thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ BCCP.

Thứ chín, Tạo môi trường làm việc minh bạch, bình đẳng, đánh giá đúng năng lực và hiệu quả của người lao động. Thực hiện tốt cơ chế phân phối tiền lương theo đơn giá tiền lương và hiệu quả chất lượng dịch vụ, hệ số phức tạp công việc của mỗi nhân viên để đánh giá đúng năng lực, thực chất lao động. Thường xuyên rà soát lao động để bố trí công việc phù hợp. Tuyển dụng và đào tạo một đội ngũ lao động đồng đều về trình độ và năng lực phục vụ.

Thứ mười, hợp tác với các đơn vị phân phối, bán lẻ để rút ngắn quy trình dịch vụ, tạo điều kiện cho khách hàng khi mua sản phẩm tại điểm bán lẻ và để hàng hóa tại địa điểm mua hàng. Mọi công việc còn lại như bảo quản, đóng gói, vận chuyển được hoàn tất sau đó thành một quy trình khép kín chuyển đến địa điểm nhận theo yêu cầu, đảm bảo thời gian giao nhận.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mạng lưới dịch vụ bưu điện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)