Mạng lưới dịch vụ thông tin tại Bưu điện tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mạng lưới dịch vụ bưu điện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 62 - 67)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Mạng lưới dịch vụ thông tin tại Bưu điện tỉnh Quảng Ninh

Mạng lưới của Bưu điện Tỉnh Quảng Ninh ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay mạng lưới của Bưu điện tỉnh phát trển thêm điểm thông tin, mở thêm nhiều dịch vụ: Tiết kiệm Bưu điện, EMS, EMS thảo thuận, COD, Khai giá, đa ̣i lý… tại tất cả các Bưu cục cấp I và Bưu cục cấp II, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

Mỗi năm, ma ̣ng thông tin Bưu chính Bưu điện tỉnh chuyển phát hơn 900 Bưu phẩm Bưu kiện và khoảng 14-15 nghìn thư, điện chuyển tiền, các di ̣ch vu ̣ Bưu chính trong nước và quốc tế đều thực hiện dễ dàng, thuận lợi trên địa bàn tỉnh.

Ngay từ năm 2002, sau khi được chọn là một trong 10 tỉnh thành đấu tiên thực hiện chia tách BC-VT ở cấp huyện, Bưu điện tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành các thủ tục về đất đai và xây dựng trụ sở làm việc cho Bưu điện huyện và đài viễn thông ở hai điểm riêng biệt, trên nguyên tắc ưu tiên cho Bưu điện vị trí thuận lợi để kinh doanh, nên có thể nói, cơ sở vật chất kỹ thuật của Bưu Điện tỉnh Quảng Ninh hiện nay đầy đủ và khá tốt.

1. Mạng Bưu cục điểm phục vụ a/ Mạng Bưu cục

Tính đến 31/12/2015 mạng lưới Bưu chính của Bưu điện tỉnh Quảng Ninh có 183 điểm phục vụ trên toàn địa bàn, trong đó có 41 Bưu cục. 45 đại lý, ki ốt, 97 điểm Bưu điện văn hóa xã đang hoạt động. Điểm cách xa trung tâm tỉnh nhất là 45km. bán kính phục vụ bình quân 1,3km/điểm. Số dân phục vụ bình quân đạt 6.100 người/Bưu cục.

Ngoài kết quả phát triển về mặt số lượng, giai đoạn này các Bưu cục cũng được tăng cường đầu tư các trang thiết bị hiện đại, xây cất khang trang. 100% các Bưu cục và điểm Bưu điện Văn hoá xã đã được sử dụng cân điện tử, tất cả các Bưu cục cấp II và 18 Bưu cục cấp 3 đã sử dụng máy in cước thay tem... Cùng với nâng cấp cải tạo khang trang các Bưu cục cũng như việc sử dụng các ấn phẩm mới thuận tiện hơn cho khách hàng đã phần nào tạo được một phong cách kinh doanh văn minh, hiện đại.

Việc nâng cấp các Bưu cục đã cho phép Bưu điện tỉnh phục vụ nhu cầu sử dụng các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông của nhân dân ngày càng được tốt hơn. Ngoài các dịch vụ truyền thống đã đựơc đưa vào khai thác ở tất cả các Bưu cục, một số loại hình dịch vụ mới cũng đã và đang được đưa vào khai thác như: dịch vụ chuyển tiền nhanh, dịch vụ điện hoa được đưa vào khai thác 14/14 huyện, thị, dịch vụ EMS, dịch vụ Bưu chính uỷ thác được đưa vào khai thác ở 14 Bưu điện huyện thị, dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện đã mở ở 14/14 huyện, thị.

Các Bưu cục cấp I, cấp II đều đựơc đặt tại các vị trí trung tâm của thị xã, huyện lỵ. Còn lại các Bưu cục giao dịch cấp III (Bưu cục 3) đều được đặt tại các thị tứ, trung tâm xã, phường, cũng đã được xây dựng mới, cải tạo ngang tầm với sự phát triển chung của mạng lưới Bưu chính - Viễn thông.

Việc nâng cấp các Bưu cục đã cho phép Bưu điện tỉnh phục vụ nhu cầu sử dụng các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông của nhân dân ngày càng được tốt hơn. Ngoài các dịch vụ truyền thống đã đựơc đưa vào khai thác ở tất cả các Bưu cục, một số loại hình dịch vụ mới cũng đã và đang được đưa vào khai thác như: dịch vụ chuyển tiền nhanh, dịch vụ điện hoa được đưa vào khai thác 14/14 huyện, thị, dịch vụ EMS, dịch vụ Bưu chính uỷ thác được đa vào khai thác ở 13 Bưu điện huyện thị, dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện đã mở ở 14/14 huyện, thị.

Tuy nhiên, tốc độ phát triển Bưu cục trong những năm qua của VNPT và của VNPost hiện nay, đặc biệt giai đoạn 3 năm trở lại đây phát triển thêm một số Bưu cục cấp III qua thực tế đã thấy được một số điểm yếu của mô hình Bưu cục là còn cứng nhắc, thiếu mềm dẻo trong kinh doanh. Nếu tiếp tục phát triển mô hình kinh doanh đó đến tất cả những nơi mà ở đó thu không đủ chi thì đó là một điều cần xem xét đối với một doanh nghiệp. Do đó VNPT đã có chủ trương phát triển mạng lưới bằng cách hạn chế phát triển thêm Bưu cục III, thay vào đó là mô hình Đại lý Bưu điện và mở thêm điểm Bưu điện Văn hoá xã. Mô hình này mềm dẻo hơn, hiệu quả hơn phù hợp với cơ chế thị trường hơn. Xuất phát từ mục tiêu phát triển chung của toàn ngành, Bưu điện tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua đã tự rà soát lại mạng cung cấp dịch vụ trên địa bàn của mình để phát triển thêm các đại lý và Điểm Bưu điện Văn hóa xã. Đối với những Bưu cục cấp 3 hoạt động không hiệu quả từ năm 2010 Bưu điện tỉnh Quảng Ninh đã cho chuyển đổi thành Điểm BĐ-VHX hoặc bãi bỏ (chuyển đổi 1 Bưu cục và bãi bỏ 2 Bưu cục).

Trong những năm qua Bưu điện tỉnh Quảng Ninh đã có sự phát triển vượt bậc theo hướng hiện đại, hoạt động ổn định và từng bước phát triển trong kinh doanh, phục vụ và cùng với Viễn thông Quảng Ninh, mạng lưới Bưu chính không ngừng tiếp tục được đầu tư, mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng và năng lực phục vụ. Nhiều dịch vụ Bưu chính đã phát triển với tốc độ nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng thông tin của mọi đối tượng, đảm bảo tốt chất lượng thông tin liên lạc phục vụ cho sự chỉ đạo của lãnh đạo các cấp các ngành trong việc phát triển kinh tế đảm bảo an ninh chính trị của toàn xã hội, phòng chống thiên tai trên địa bàn của tỉnh

b/ Mạng đại lý Bưu điện đa dịch vụ và mạng Điểm Bưu điện văn hoá xã

Từ năm 1997, Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) chủ động sáng tạo mở rộng mạng lưới phục vụ bằng chủ trương triển khai xây dựng mô hình cung cấp đa dịch vụ mới đó là mô hình Đại lý Bưu điện đa dịch vụ và mô hình Điểm Bưu điện văn hoá xã. Với chủ trương đó Bưu điện tỉnh Quảng Ninh là một đơn vị sớm triển khai xây dựng đưa vào sử dụng mô hình cung cấp đa dịch vụ mới này. Năm 1999 Bưu điện tỉnh Quảng Ninh mới xây dựng và đưa vào hoạt động 85 điểm BĐ - VH xã. Đến nay toàn tỉnh đã có 97 điểm Bưu điện Văn hoá xã và 45 ki ốt, đại lý Bưu điện đơn dịch vụ và đa dịch vụ hoạt động ổn định cùng với các Bưu cục toàn tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành chỉ tiêu qui định của Tổng công ty mỗi xã có 01 điểm phục vụ.

Mô hình Đại lý Bưu điện đa dịch vụ hoạt động theo cơ chế thị trường. Chính mô hình Đại lý Bưu điện đa dịch vụ này đã tiết kiệm cho ngành, cho Bưu điện tỉnh một nguồn kinh phí xây dựng cơ bản rất lớn, mà Bưu điện không phải đầu tư về xây dựng cơ bản không mất tiền thuê mặt bằng để mở rộng Bưu cục, số lao động lại không nằm trong biên chế lao động của ngành nhưng vẫn phát huy được hiệu quả. Việc phát triển mô hình Đại lý Bưu điện đã tạo điều kiện cho Bưu điện tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phát triển và mở rộng mạng lưới phục vụ đưa các dịch vụ BC - VT đến với người sử dụng.

Ngoài ra, việc triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng loại hình cung cấp đa dịch vụ mới này cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong tổng doanh thu của Bưu điện tỉnh, trong đó nhiều điểm doanh thu đạt khá cao từ 5 - 9 triệu đồng/tháng.

Như vậy, có thể nói tốc độ phát triển mô hình Điểm Bưu điện văn hoá xã trong những năm qua tại tỉnh Quảng Ninh tương đối cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Các điểm Bưu điện văn hoá xã cũng đã triển khai cung cấp một số dịch vụ Bưu chính - Viễn thông như: Bán tem, phong bì, Nhận gửi Bưu phẩm thường trong nước, quốc tế, Bưu phẩm ghi số, Bưu kiện đến 5 kg, đặt mua báo chí dài hạn và bán lẻ, dịch vụ điện thoại trong nước, quốc tế, dịch vụ điện báo trong nước, Thư chuyển tiền...đa số những điểm Bưu điện Văn hóa xã được xây dựng là những nơi trung tâm hoặc đầu mối giao thông thuận lợi cho việc sử dụng các dịch vụ Bưu chính.

Mặc dù sẽ còn tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, cải tiến phương thức hoạt động, phục vụ, nhưng điểm Bưu điện Văn hoá xã và Đại lý Bưu điện của Bưu

điện Quảng Ninh đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt thôn quê, khơi dậy tiềm năng những miền quê xa. Nhưng việc phát triển Điểm Bưu điện Văn hoá xã cũng còn gặp nhiều khó khăn đó là: Việc giao đất chưa được thực hiện thống nhất cả về loại đất, thủ tục giao đất và thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (như đất được cấp ở những nơi xa dân cư, ở những thùng vũng, ao hồ...) nên chi phí xây dựng tương đối lớn. Mặt khác, đại đa số nhân viên của Điểm Bưu điện Văn hoá xã là con em của cán bộ địa phương được cử sang nên trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của một số người còn non kém ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Bưu chính.

Như vậy, có thể nói mạng lưới cung cấp dịch vụ tại Bưu điện Tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua đã từng bước phát triển, tuy nhiên so với mức độ phát triển bình quân chung của toàn Ngành thì mức độ phát triển Bưu cục và các điểm phục vụ của Bưu điện tỉnh Quảng Ninh và so với dân số phục vụ bình quân thì ở mức trung bình của cả nước. Do vậy Bưu điện tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới vẫn phải tiếp tục phấn đấu hơn nữa để góp phần đảm bảo cho sự ổn định và phát triển trong môi trường cạnh tranh trong nước trong những năm trước mắt khi đã có các doanh nghiệp mới cùng kinh doanh về BCVT, PHBC và các ngành khác đang tham gia kinh doanh vận chuyển Bưu phẩm hàng hoá, kinh doanh lĩnh vực tài chính trên địa bàn của tỉnh.

Bảng 3.4. Tốc độ phát triển mạng Bưu cục

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2013 2014 2015 1. Bưu cục Bưu cục 42 42 39 Trong đó: - Bưu cục cấp 1 Bưu cục 1 1 1 - Bưu cục cấp 2 Bưu cục 5 5 5 - Bưu cục cấp 3 Bưu cục 36 36 33

- Điểm Bưu điện VHX Điểm 96 96 97

- Ki ốt, đai lý Ki ốt 11 11 11

2. Bán kính phục vụ Km 1,3 1,3 1,4

2. Mạng vận chuyển

Mạng lưới đường thư nội tỉnh, nội huyện đang hoạt động ổn định, đảm bảo hành trình, chất lượng và an toàn tuyệt đối. Hiện đơn vị có 5 tuyến đường thư cấp 2 với tổng chiều dài 172 km, 25 tuyến đường thư cấp 3 với tổng chiều dài 858 km.

Bao gồm các đường thư sau:

- Đường thư cấp 2Hạ Long - Ba Chẽ, Hạ Long - Vân Đồn, Hạ Long - Uông Bí, Hạ Long - Hoành Bồ, Hạ Long - Hải trong đó có 3 đường thư cấp 2 kết nối nhờ Trung tâm khai thác vận chuyển Hà Nội.

- Đường thư nội thị xã có 4 đường thư do tổ Bưu tá đảm nhiệm phát thư báo tại thành phố Hạ Long.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mạng lưới dịch vụ bưu điện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)