5. Kết cấu của luận văn
2.3.5. Chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh của mạng lưới dịch vụ Bưu điện
Sau khi có kết quả điều tra từ phỏng vấn chuyên gia, khảo sát thị trường, tiến hành phân tích năng lực cạnh tranh của Bưu điện đối với dịch vụ Bưu chính chuyển phát sử dụng Ma trận SWOT để đánh giá
Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế của một doanh nghiệp, người ta thường đặt các câu hỏi.
Các điểm mạnh: Lợi thế, ưu thế của doanh nghiệp là gì? Đâu là điểm mạnh của doanh nghiệp trên thị trường? Các ưu thế so với đối thủ cạnh tranh? Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là gì?
Các điểm yếu: Doanh nghiệp cần phải cải thiện gì, lĩnh vực nào? Cần tránh gì? Điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh trên cơ sở xem xét vấn đề bên trong và bên ngoài? Vì sao đối thủ cạnh tranh làm tốt hơn mình? Phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật. Đặc điểm nào của thị trường chưa được doanh nghiệp đáp ứng? nguyên nhân?
Các cơ hội: Cơ hội tốt đang ở đâu? Công nghệ mới, cấu trúc dân số, các sự kiện diễn ra trong khu vực? Từ sự thay đổi của nhà nước có liên quan đến sự thay đổi của doanh nghiệp: cơ chế, định hướng, xu hướng hợp tác, phát triển…. Phương
thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội nào không?
Các nguy cơ: Những trở ngại hiện tại? Các yếu điểm nào đang đe dọa doanh nghiệp? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì tới doanh nghiệp không? Khả năng ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp đang ở mức nào? Điều kiện để tiếp cận công nghệ mới về nhân lực, khả năng kinh tế…? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến điểm yếu thành triển vọng.
Chất lượng phân tích ma trận SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: Ban giám đốc, khách hàng, nhà tư vấn, nhà cung cấp…
Ưu điểm của ma trận SWOT là đơn giản, dễ hình dung và bao quát đủ các yếu tố cả trong như văn hóa doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, hiệu quả hoạt động, nguồn tài chính…. Và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, đối tác, thay đổi công nghệ mới, môi trường chính trị, pháp luật...
SWOT có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích.
Bảng 2.1: Mô hình ma trận SWOT
SWOT
Cơ hội (Oportunities) 1…
2… 3..
Nguy cơ (Threats)
1… 2…. 3… Điểm mạnh (Strengths) 1… 2… 3..
Phối hợp S/O Phối hợp S/T
Điểm yếu (Weaknesses)
1… 2.. 3…
Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng giúp các nhà quản trị phân tích được bốn nhóm sau:
(1) SO (Strengths - Opportunities): các ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.
(2) WO (Weaks - Opportunities): khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường.
(3) ST (Strengths - Threats): ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
(4) WT (Weaks - Threats): khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
Theo Fred R.David, để xây dựng ma trận SWOT, ta trải qua 8 bước:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội quan trọng bên ngoài công ty.
Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty.
Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh bên trong công ty.
Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty.
Bước 5: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành nhóm chiến lược SO và ghi kết quả vào ô thích hợp.
Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành nhóm chiến lược WO và ghi kết quả vào ô thích hợp.
Bước 7: Kết hợp điểm mạnh với đe dọa để hình thành nhóm chiến lược ST và ghi kết quả vào ô thích hợp.
Bước 8: Kết hợp điểm yếu với đe dọa để hình thành nhóm chiến lược WT và ghi kết quả vào ô thích hợp.
Mục đích ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa, chứ không quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, trong số các chiến lược phát triển trong ma trận SWOT, chỉ một số chiến lược tốt nhất được chọn để thực hiện..
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI DỊCH VỤ BƯU ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015