5. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Đầu tư phát triển mạng lưới dịch vụ Bưu điện
Mạng lưới điểm Bưu cục cung cấp các dịch vụ Bưu chính được tổ chức một cách liên hoàn, khép kín và trải rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Vì vậy, việc đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng tương đối thuận tiện. Chủ trương chung của ngành là càng đưa ra các điểm phục vụ đến gần với người dân hơn để
rút ngắn bán kính phục vụ đến gần với người dân hơn. Đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào mạng lưới thông tin hiện tại, việc mở rộng mạng lưới điểm thông tin phục vụ và trong đó cung ứng các dịch vụ mở dịch vụ Bưu chính như thư thường, ghi số, thư chuyển tiền, tiếp kiệm Bưu điện đến tất cả các điểm thông tin trong toàn tỉnh tiến tới đến điểm Bưu điện văn hóa xã là phương án khả thi. Tuy nhiên, việc phát triển mạng lưới phải đảm bảo tính khoa học và tính hiệu quả sao cho không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng mà vẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để thực hiện điều này, trong thời gian tới Bưu điện tỉnh Quảng Ninh cần mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và cho phép các điểm Bưu Điện Văn hóa xã mở dịch vụ chuyển tiền, tiếp kiệm Bưu điện truyền thống, và một số dịch vụ Bưu chính cộng thêm.
+ Đối với dịch vụ TKBĐ
Trong thời gian sắp tới sẽ triển khai dịch vụ TKBĐ tại các Bưu cục trung tâm huyện còn lại để khai thác tiềm năng thị trường huy động tiền gửi dân cư ở các huyện: Vân Đồn, Ba Chẽ, Đầm Hà. Đối với các huyện, thì việc khai thác dịch vụ TKBĐ có thể tổ chức chung với dịch vụ chuyển tiền, vì vậy dù có mở thêm dịch vụ nhưng có thể tận dụng được các trang thiết bị và nhân lực, không gây lãng phí.
+ Đối với dịch vụ chuyển tiền
Việc thực hiện các mô hình các đại lý Bưu điện đa dịch vụ sẽ thu được những lợi ích tương đối lớn; Tiếp kiệm kinh phí xây dựng cơ bản do không phải đầu tư xây dựng cơ bản, không mất tiền thuê mở mặt bằng Bưu cục, lao động tại các đại lý hợp đòng thuê ngoài, không nằm trong biên chế của ngành do đó tiếp kiệm được chi phí nhân công.
Xem xét và tiến hành mở dịch vụ chuyển tiền ở các điểm Bưu điện văn hóa xã có tiềm năng để dịch vụ được cung cấp gần với người dân vùng sâu, vùng xa hơn. Mặc dù thị trường này ít tiềm năng song cũng là cơ hội để khẳng định thêm vị trí của ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và tiền đề cho sự phát triển sau này.
Tuy nhiên, song song với việc mở rộng các đại lý cung cấp dịch vụ là việc xem xét tính hiệu quả của nó mang lại. Cách thức này sẽ loại bỏ việc đầu tư tràn lan đối với những Bưu cục hay điểm phục vụ có lưu lượng quá thấp.
- Đầu tư nâng cao chất lượng các Bưu cục và các điểm phục vụ
Bên cạnh việc phát triển về mặt số lượng, công tác đầu tư nhằm nâng cao chất lượng Bưu cục và điểm phục vụ cũng cần được sự quan tâm thích đáng. Cụ thể là trong thời gian tới Bưu Điện tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục đầu tư, tu sửa các Bưu cục được khang trang, to đẹp hơn, trang bị các phương tiện thông tin hiện đại, sử dụng các ấn phẩm thuận tiện, đẹp mắt nhằm tạo ra một phong cách kinh doanh văn minh, tạo điều kiện để có thể phục vụ khách hàng nhanh nhất. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những Bưu cục trung tâm và những Bưu cục có lưu lượng khách hàng lớn.
Để thực hiện tốt giải pháp trên, Bưu điện tỉnh Quảng Ninh cần: - Có kế hoạch tu sửa và nâng cấp các điểm phục vụ cung cấp dịch vụ.
- Thực hiện khảo sát nâng cấp và đánh giá để tìm ra những địa điểm thích hợp cho việc xây dựng các Bưu cục, các điểm phục vụ, các đại lý.