Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng lưới dịch vụ Bưu điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mạng lưới dịch vụ bưu điện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng lưới dịch vụ Bưu điện

1.1.3.1. Yếu tố bên ngoài

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển mạng lưới dịch vụ Bưu điện: Có thể nói rằng, thị trường mạng lưới địch vụ Bưu điện theo quan điểm của Đảng là bộ phận trong tổng thể tất cả các loại thị trường đã, đang và sẽ xây dựng, phát triển trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, thậm chí là những thị trường quan trọng trong hệ thống các thị trường cần xây dựng và phát triển.

Quản lý Nhà nước về Bưu chính: Việc phát triển dịch vụ Bưu chính phụ thuộc trước tiên vào việc dịch vụ này có được quản lý một cách có hiệu quả hay không. Vai trò của cơ quan Nhà nước là khuyến khích thị trường cạnh tranh để thúc đẩy cung cấp hiệu quả các dịch vụ Bưu chính, nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa ra dịch vụ tiên tiến và giá cước hợp lý, ngăn cản việc lạm dụng quyền lực thị trường như định giá quá cao hay các hành vi phi cạnh tranh của các hãng lớn hay chưa có thị trường cạnh tranh hoặc cạnh tranh không hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy đầu tư mở rộng mạng Bưu chính.

Sự tăng trưởng kinh tế: GDP bình quân đầu người cao (số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2014 tính theo giá hiện hành đạt 3.937.856 tỷ đồng, tương đương 184 tỷ USD, tính theo tỷ giá của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vào ngày 31/12/2014 là 21.400 đồng/USD. Dựa trên quy mô dân số 90,73 triệu người của năm 2014, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.028 USD, tương đương 169 USD/tháng) dịch vụ Bưu chính có khả năng phát triển mạnh hơn. Mật độ dân cư đô thị cao hơn công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa hội nhập có xu hướng liên đới đến sự phát triển dịch vụ Bưu chính cao hơn.

Toàn cầu hóa, tự do hóa và cạnh tranh: Khi mở cửa hội nhập quốc tế, thị trường các dịch vụ Bưu chính cũng sẽ bị chia sẻ bởi các nhà khai thác trong và ngoài nước. Việc xuất hiện nhiều nhà kinh doanh Bưu chính nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp Bưu chính trong nước ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ, tiếp cận được các dịch vụ Bưu chính tiên tiến trên thế giới. Mặt khác, tự do hóa thị trường và thương mại tăng, tính độc quyền sẽ dần dần mất đi. Xu hướng này sẽ dẫn đến tình trạng kinh doanh Bưu chính ngày càng khó khăn hơn.

Các yếu tố về nhân khẩu, xã hội: Dân số - Khối lượng dịch vụ Bưu chính phục thuộc vào dân số (khách hàng). Dân số càng đông thì số lượng sử dụng dịch vụ Bưu chính càng nhiều. Nước nào có dân số lớn sẽ có nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Bưu chính.

Cơ cấu xã hội, thu nhập, trình độ văn hóa: Qua các tài liệu có thể nhận thấy rằng những nước có mức sống, trình độ văn hóa cao thì nhu cầu Bưu chính tăng, đòi hỏi chất lượng dịch vụ không ngừng tăng lên.

Thị trường dịch vụ Bưu chính: Trong hơn 20 năm qua, mạng lưới dịch vụ của Bưu chính Việt Nam đã chứng kiến sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của các nhà khai thác dịch vụ Bưu chính có mạng lưới toàn cầu, bao gồm TNT của Hà Lan, DHL của Đức và FedEx, UPS của Mỹ. Lần lượt góp mặt vào thị trường Việt Nam theo hình thức hợp tác với doanh nghiệp trong nước để mở đại lý thu gom, phát hàng từ đầu thập niên 1990, các doanh nghiệp Bưu chính quốc tế này đã triển khai nhiều hoạt động nhằm hiện thực hóa định hướng đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Cụ thể, năm 1995, TNT kết hợp với Viettrans cho ra đời công ty liên doanh đầu tiên tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực Bưu chính. Năm 2007, DHL liên doanh với VNPT lập ra Công ty TNHH chuyển phát nhanh DHL-VNPT, với 51% cổ phần do DHL nắm giữ. Trong 2 năm 2009-2010, FedEx và UPS lần lượt kết thúc hợp đồng đại lý với VNPost để thực hiện những “toan tính” riêng tại thị trường Việt Nam, trong đó FedEx chọn cách “bắt tay” với một doanh nghiệp chuyển phát tư nhân; còn

UPS hợp tác với VNPost Express lập Công ty UPS Việt Nam với 51% cổ phần thuộc về UPS.

Theo Sách Trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, về thị phần dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam tính theo doanh thu, trong 2 năm 2009, 2010, tổng thị phần của 2 công ty liên doanh DHL-VNPT và TNT- Viettrans chiếm gần 26%. Tương ứng với đó, liên tiếp trong 3 năm từ 2008-2010, thị phần dịch vụ của doanh nghiệp trong nước dần bị thu hẹp, ví dụ như VNPost Express giảm từ hơn 16% (2008) xuống 12% (2009) và chiếm gần 10% tổng doanh thu toàn ngành vào năm 2010. Lãnh đạo 2 doanh nghiệp lớn trong ngành là VNPost, ViettelPost đều nhận định, dù lợi nhuận của các dịch vụ chuyển phát quốc tế cao hơn nhiều so với dịch vụ nội địa song sự tham gia của các doanh nghiệp nội vào chuyển phát quốc tế vẫn hạn chế. Một khó khăn lớn của doanh nghiệp Bưu chính trong nước là việc kết nối ra quốc tế phụ thuộc rất lớn vào 4 nhà khai thác Bưu chính có mạng lưới toàn cầu gồm TNT, UPS, DHL và FedEx.

Mới đây, Đại hội cổ đông bất thường của Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Tín Thành (TTC Express) đã thông qua phương án chuyển nhượng 70% cổ phần của các cổ đông lớn cho 3 nhà đầu tư gồm: Công ty TNHH một thành viên dịch vụ Gia Lý, Công ty KLN (Singapore) PTE.LTD và Công ty CP Kerry Intergrated Logistics của Hong Kong. Tín Thành đang hoàn thiện thủ tục pháp lý để hợp thức hóa hoạt động chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông lớn cho những nhà đầu tư chiến lược này.

Viettelpost đang cố gắng nâng cao chất lượng và ứng dụng CNTT để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, ViettelPost mong muốn các doanh nghiệp Bưu chính Việt Nam cần đoàn kết, cạnh tranh cùng phát triển, tập trung cho sự phát triển của thương hiệu Bưu chính Việt Nam.

VNPost cũng đã đa dạng hóa, làm mới các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh trên thị trường của VNPost, giúp “giữ chân” các khách hàng hiện có, đồng thời gia tăng thêm khách hàng, thị phần dịch vụ.

1.1.3.2. Yếu tố bên trong

Mạng lưới Bưu chính: bao gồm mạng Bưu cục, mạng vận chuyển, tần xuất thu gom và giao nhận chuyến thư.

Chất lượng dịch vụ Bưu chính: Căn cứ theo chỉ tiêu chất lượng quy định của Bộ thông tin và truyền thông về dịch vụ Bưu chính công ích, chỉ tiêu chất lượng của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về dịch vụ Bưu chính kinh doanh.

Nguồn nhân lực của Bưu điện: Nhân lực trong VNPost hiện nay hơn 40.000 người. Điều đáng nói là tuy con số nhân lực lớn nhưng lực lượng trẻ và số người đáp ứng được công việc hiện nay còn rất thiếu. Thị trường Bưu chính đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như mỗi nhân viên phải nỗ lực tìm tòi những cách làm sáng tạo, đưa ra những dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết thực của xã hội. Ngày nay, ho ̣ được yêu cầu không chỉ giỏi về nghiệp vụ mà phải có kiến thức tổng hợp, hiểu về nhiều lĩnh vực. Những dịch vụ Bưu chính cơ bản sẽ áp dụng công nghệ mới, dần chuyển sang những dịch vụ giá trị gia tăng, ví dụ: Dịch vụ thư trực tiếp (Direct mail), DataPost, các dịch vụ tài chính Bưu chính, thương mại điện tử... Công tác phát triển thị trường, chăm sóc khách hàng được chú trọng hơn; thị trường, khách hàng đã trở thành trọng tâm, thành động lực trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, đại đa số người lao động Bưu chính trên toàn mạng lưới đã chuyển từ tư duy, cách làm thụ động trước đây sang tư duy kinh doanh năng động, linh hoạt, hướng tới thị trường, khách hàng. Người lao động trong ngành Bưu chính đã xác định rõ cần cố gắng, phải tìm mọi cách để kinh doanh nhằm góp phần tăng doanh thu. Bên cạnh chuyển biến về nhận thức, kỹ năng thực hiện công việc của người lao động Bưu chính đã thành thạo, nhuần nhuyễn hơn.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển mạng lưới dịch vụ Bưu điện: Từ đầu năm 2014, nhiều dịch vụ khác nhau bắt đầu được triển khai trên toàn hệ thống mạng lưới của VNPost. Người sử dụng có thể khai thác rất nhiều dịch vụ khác nhau trên phần mềm, thao tác sử dụng của từng dịch vụ đều tương tự nhau, giao diện thân thiện rất dễ sử dụng. Hiện đã có hơn 3.000 Bưu cục trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trên cả nước sử dụng phần mềm này. Số lượng máy tính tham gia triển khai phần mềm Bưu chính - chuyển phát ước khoảng 8.000

máy. Với các phần mềm hữu ích, hiện đại VNPost có thể dễ dàng kiểm soát được toàn bộ hành trình của mạng lưới dịch vụ Bưu điện cũng như chất lượng của từng dịch vụ qua các công đoạn.

Cũng liên quan đến hoạt động chuyển phát cho thương mại điện tử, từ tháng 10/2014, VNPost vừa chính thức triển khai giải pháp cổng thông tin chuyển phát và thanh toán Cash@Post. Theo đó, các doanh nghiệp thương mại điện tử khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển phát thì kết nối thông tin vào cổng này. Các trạng thái Bưu gửi sẽ được cập nhật theo từng chặng và tự động chuyển thông tin cho khách hàng biết Bưu gửi đang đi đến đâu trên hành trình chuyển phát. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp lớn kết nối vào cổng thông tin này, điển hình như Lazada, Bkav...

Điểm mạnh của VNPost mà không đối thủ nào có được là mạng lưới rộng khắp cả nước, triển khai đến tận cấp xã. Để tận dụng và phát huy tối đa ưu điểm này, ứng dụng CNTT đang được “phủ” đến từng Bưu cục, điểm giao dịch. Cùng với phần mềm Bưu chính - chuyển phát, VNPost còn triển khai rất nhiều hệ thống ứng dụng CNTT hiệu quả khác như hệ thống quản lý khách hàng CRM, hệ thống GPS phục vụ cho việc định vị xe thư... Các hệ thống CNTT đều được tích hợp kết nối phục vụ yêu cầu quản lý điều hành. Cơ sở dữ liệu được quản lý tập trung, đảm bảo thông tin nhất quán trên toàn mạng lưới, không bị sai lệch ở các khâu, các cấp.

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển mạng lưới dịch vụ Bưu điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mạng lưới dịch vụ bưu điện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)