5. Bố cục của luận văn
3.2.4. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thi công
dựng công trình
Khi có kế hoạch thi công công trình xây dựng Ban QLDA sẽ chỉ đạo việc thực hiện thi công công trình và các bộ phân sẽ chịu trách nhiệm quản lý từng nhiệm vụ một. Việc quản lý này tạo sự chuyên môn hóa cao, tuy nhiên cũng có nhiều bất cập.
Để công tác QLDA được diễn ra có hiệu quả nhất, Ban QLDA cũng chia ra từng nhiệm vụ và giao cho từng bộ phận thực hiện. Công tác phân
công công việc theo đúng chủ trương đạt yếu tố chuyên môn ban đầu, từng cá nhân trong bộ phận sẽ đảm nhiệm các công việc liên quan đến kỹ năng, trình độ của mình nên những công việc liên quan đến công tác này được thực hiện rất nhanh chóng và hiệu quả, cụ thể nhiệm vụ của các bộ phận như sau:
+ Bộ phận kỹ thuật hiện trường: có nhiệm vụ quản lý, đốc thúc nhà thầu về tiến độ thi công, giám sát thi công, nghiệm thu, thanh toán. Có ý kiến với Ban QLDA về các nhà thầu không đảm bảo yêu cầu. Trong công việc này, các cán bộ kỹ thuật hiện trường luôn có mặt tại hiện trường thi công làm nhiệm vụ giám sát các nhà thầu thực hiện thi công, quan sát các nhà thầu thi công có đúng bản vẽ thiết kế hay không, có sử dụng các vật tư đảm bảo chất lượng hay không đồng thời sẽ liên tục đốc thúc các nhà thầu khi nhà thầu bỏ bê việc thi công hay không đủ nhân sự để tiếp tục tiến hành công việc theo tiến độ. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật sẽ cùng nhà thầu thi công nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành làm cơ sở cho việc thanh toán cho nhà thầu theo từng giai đoạn.
+ Bộ phận Tài chính thuộc Ban QLDA có nhiệm vụ quản lý hợp đồng, thực hiện hợp đồng, tạm ứng thanh toán, báo cáo Ban QLDA về tiến độ tạm ứng, thanh toán.
+ Phòng vật tư có nhiệm vụ chính là quản lý chất lượng vật tư, vật liệu. Báo cáo lãnh đạo về sai phạm của các nhà thầu trong việc sử dụng vật tư, vật liệu không đúng tiêu chuẩn.Trong công tác này, do quá chú trọng đến công tác thí nghiệm vật tư nên đôi khi mất nhiều thời gian cho việc chờ đợi kết quả thí nghiệm làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Như vậy, Ban QLDA cần có phương pháp thích hợp để rút ngắn thời gian thí nghiệm vật tư mà vẫn đảm bảo chất lượng vật tư đưa vào thi công.
Công tác quản lý thi công xây dựng công trình bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố đó là tiến độ thi công, giá trị công trình, giá trị nghiệm thu... Mỗi nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thi công theo một hướng khác nhau, độ
lệch của các yếu tố này càng cao so với thực tế thì mức độ ảnh hưởng càng nhiều từ đó ảnh hưởng đến công tác QLDA của Ban QLDA. Tại Ban QLDA của Công ty, thực trạng công tác quản lý thi công xây dựng công trình được đánh giá qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.5: Tổng hợp lịch thi công dự án mở rộng sản xuất
Nội dung thực hiện dự án Thời gian thi công dự kiến (tháng) Thời gian chậm tiến độ (tháng) Giai đoạn 1 2 1 Giai đoạn 2 3 0 Giai đoạn 3 4 2 Giai đoạn 4 6 2 Giai đoạn 5 6 1 Giai đoạn 6 3 1 Tổng toàn dự án 24 7
Nguồn: Ban QLDA mở rộng sản xuất thuộc Công ty TNHH MTV Điện cơ hóa chất 15
Bảng số liệu cho thấy, hầu hết các khâu của dự án đều chậm tiến độ so với quy định. Việc chậm tiến độ của dự án là do công tác ban giao mặt bằng của Ban QLDA cho nhà thầu không kịp thời, do sự thay đổi trong thiết kế của tư vấn thiết kế và do các nhà thầu thi công không đủ tiềm lực tài chính để tiến hành thi công nên dẫn đến việc chậm trễ do thiếu vốn, ngoài ra còn do các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu. Tất cả các nguyên nhân này đều gây khó khăn cho công tác thi công của nhà thầu từ đó ảnh hưởng đến tiến độ của dự án và ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Với hạn chế này sẽ gây khó khăn cho Ban QLDA trong công tác lập kế hoạch sử dụng vốn, giá trị công trình tăng, việc bố trí vốn sẽ không kịp thời từ đó ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán, tạm ứng cho nhà thầu nếu nhà thầu không có nguồn tài chính dự phòng thì từ đó ảnh hưởng ngược lại tiến độ thi công của dự án. Xét chi tiết từng giai đoạn của dự án cho thấy:
Có 5 nội dung công việc trên tổng số 6 nội dung bị chậm tiến độ, thời gian chậm so với dự kiến là 07 tháng.
Như vậy, mặc dù công tác nghiệm thu công trình của Ban QLDA được thực hiện tương đối tốt song vẫn còn hạn chế cần khắc phục đó là Ban QLDA nên chú trọng đến thời gian và tiến độ thi công để dự án được triển khai và kết thúc đúng thời gian quy định... Nếu Ban QLDA khắc phục được tồn tại này thì công tác quản lý thi công xây dựng của Ban QLDA mới có cơ sở để đạt hiệu quả cao, đây cũng chính là hiệu quả của công tác QLDA.
Bảng 3.6: Đánh giá công tác quản lý thi công của Ban QLDA
Đvt: % Nội dung khảo sát Chỉ tiêu khảo sát 1 2 3 4 5 Công tác Quản 1ý thi công
Hoạt động kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng thi công được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ
9,09 36,36 45,45 4,55 4,55 Công tác giải phóng mặt
bằng luôn được thực hiện đảm bảo yêu cầu của công trình
- 22,73 63,64 9,09 4,55 Phương thức kiểm tra,
đánh giá về tiến độ, chất 1ượng thi công 1à rõ ràng, hợp 1ý
4,55 4,55 54,55 36,36 - Sự kết hợp giữa ban
quản 1ý, tư vấn giám sát và nhà thầu tại công trường là tốt
- 13,64 27,27 54,55 4,55
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát
Theo kết quả đánh giá trong bảng số liệu nhận thấy công tác quản lý thi công của Ban QLDA đạt hiệu quả chưa cao với số điểm đánh giá chung tương đối thấp.
Câu hỏi phỏng vấn “Hoạt động kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng thi công được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ” chủ yếu mức 2,3 thể hiện công tác kiểm tra, giám sát tiến độ thi công dự án còn chưa được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả do tiến độ của hầu hết các công đoạn đều chậm so với kế hoạch và chất lượng thi công nhiều giai đoạn không đạt hiệu quả. Câu hỏi “Công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện đảm bảo yêu cầu của công trình” ở mức 2,3 là chủ yếu, số điểm đánh giá không hề cao chỉ ở trung bình cho thấy công tác giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng được tiến độ của dự án và ảnh hưởng đến nguồn vốn của dự án. Công tác giải phóng mặt bằng chậm so với kế hạch do công tác di dời chưa thực hiện đúng kế hoạch như đã nêu. Câu hỏi phỏng vấn “Phương thức kiểm tra, đánh giá về tiến độ, chất lượng thi công là rõ ràng, hợp lý” đạt mức 3,4 thể hiện các phương thức kiểm tra tiến độ, chất lượng thi công được thực hiện rõ ràng, cụ thể. Việc đánh giá này dựa vào thời gian thi công trên hiện trường của nhà thầu và những báo cáo nghiệm thu và thí nghiệm của nhà thầu. Câu hỏi phỏng vấn cuối cùng là “Sự kết hợp giữa ban quản lý, tư vấn giám sát, và nhà thầu tại công trường là tốt” đạt mức 3-4 thể hiện sự kết hợp tốt giữa ban quản lý với các cơ quan liên quan để cùng đưa ra các phương án tháo gỡ khó khăn trong công tác thi công trên hiện trường là tương đối cao.
3.2.5. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với chi phí đầu tư dự án
Căn cứ Tổng mức đầu tư dự án, công trình, tiến độ thi công được phê duyệt, hàng tháng, quý Bộ phận Tài chính của Ban tiến hành lập kế hoạch vốn trình Nhà máy phê duyệt. Đồng thời, hàng năm Phòng Kế toán của Nhà máy cũng lập kế hoạch nhu cầu vốn trình Bộ Quốc Phòng phê duyệt.
Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch vốn cho các năm, căn cứ tiến độ, khối lượng nghiệm thu do bộ phận kỹ thuật kiểm tra, bộ phận tài chính tiến hành thanh toán vốn khối lượng hoàn thành cho nhà thầu.
Trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án, Ban QLDA sẽ tiến hành giải ngân cho nhà thầu theo 3 giai đoạn
Tạm ứng: các cán bộ bộ phận tài chính - kế toán của Ban QLDA sẽ căn cứ vào hợp đồng ký kết với các nhà thầu và giấy đề nghị tạm ứng của từng nhà thầu để triển khai thực hiện tạm ứng.
Thanh toán giai đoạn: Sau khi nhà thầu nhận được tiền tạm ứng và nhận bàn giao mặt bằng thi công từ Ban QLDA, nhà thầu sẽ tiến hành mua vật tư thiết bị phục vụ giai đoạn thi công ban đầu, sau từng giai đoạn thi công hoàn thành, Ban QLDA sẽ tiếp tục thanh toán giai đoạn cho nhà thầu theo quy định tại hợp đồng, thông thường sẽ thanh toán tới 90% khối lượng hoàn thành được nghiệm thu, tạm giữ 5% chờ bảo hành và 5% chờ quyết toán.
Quyết toán công trình: sau khi thanh toán được 80% giá trị hợp đồng nhà thầu thi công sẽ tiếp tục thi công hoàn thiện công trình. Công trình được hoàn thiện cũng là lúc Ban QLDA tiến hành thực hiện quyết toán công trình. Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn đầu tư giá trị thanh toán cuối cùng sẽ không cao hơn 95% giá trị hợp đồng ký kết, 5% giá trị còn lại Ban QLDA sẽ giữ để bảo hành công trình, giá trị bảo hành có hiệu lực trọng vòng 1 năm. Hồ sơ quyết toán được gửi đến Bộ Quốc Phòng và tiến hành thẩm định sau đó chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu.
Việc thanh toán của Ban QLDA đôi khi bị ngừng trệ và mất thời gian do công tác hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu còn chậm chạp, đôi khi do vốn chuyển về từ Bộ Quốc phòng chậm, không đảm bảo tiến độ cung ứng kịp thời nguồn vốn cho nhà thầu tiến hành thi công, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ của dự án đồng thời ảnh hưởng đến công tác QLDA của Ban QLDA.
Năm 2015 giá trị nghiệm thu là 41.545 triệu đồng, chiếm tổng 98,41% tổng mức đầu tư, giá trị thanh toán là 367.451 triệu đồng chiếm 89,91% giá trị nghiệm thu.
Năm 2016 giá trị nghiệm thu là 78.127 triệu đồng, chiếm tổng 95,13% tổng mức đầu tư, giá trị thanh toán là 71,241 triệu đồng chiếm 91,19% giá trị nghiệm thu.
Năm 2017 giá trị nghiệm thu là 89.812 triệu đồng, chiếm tổng 93,32% tổng mức đầu tư, giá trị thanh toán là 75,241 triệu đồng chiếm 89,92% giá trị nghiệm thu.
3.2.6. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các nội dung khác có liên quan liên quan
Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quyết định đến hiệu quả quản lý chi phí đầu tư xây dựng của dự án, nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng và phẩm chất đạo đức sẽ giúp quá trình thực hiện QLDA hiệu quả và mang lại kết quả cao, đội ngũ cán bộ quản lý nguồn dự án đồng thời cũng phải đảm bảo có đủ số năm kinh nghiệm cần thiết để đảm bảo thức hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
Về trình độ, các cán bộ thuộc Ban QLDA chủ yếu ở trình độ đại học, có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm công tác tại các phòng ban chuyên môn trước khi chuyển qua Ban QLDA. Đội ngũ cán bộ có trình độ sẽ nắm bắt được các nội dung công việc của dự án tốt hơn và xử lý vấn đề nhanh hơn đồng thời cũng tiếp thu các nhân tố mới dễ dàng hơn, và việc ứng dụng các phần mềm vào công tác QLDA cũng dễ dàng thuận lợi hơn.
Xét về kinh nghiệm, cho thấy phần lớn các cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm, yếu tố kinh nghiệm là vô cùng cần thiết đối với đội ngũ cán bộ làm công tác QLDA. Với số lượng cán bộ giàu kinh nghiệm lớn, Ban QLDA có thể giải đáp nhanh chóng những thắc mắc của nhà thầu đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý vi phạm kịp thời đảm bảo tiến độ thi công theo như kế hoạch.
Qua đánh giá, chất lượng đội ngũ nhân sự làm công tác QLDA tại Ban QLDA về cơ bản có đủ trình độ và khả năng chuyên môn để thực hiện tốt công việc được giao, song công tác quản lý nhân sự của ban quản lý chưa thật sự hiệu quả, điều này thể hiện qua bảng kết quả khảo sát 3.7.
Bảng 3.7: Đánh giá công tác nhân sự của Ban QLDA Đvt: % Nội dung khảo sát Chỉ tiêu khảo sát 1 2 3 4 5 Công tác nhân sự
Cơ cấu nhân sự của ban quản lý có sự phù hợp về số lượng và trình độ chuyên môn của các bộ phận
- 4,55 22,73 59,09 13,64
Nhân sự của ban quản 1ý có kinh nghiệm và kiến thức tốt trong hoạt động quản lý của mình
- 4,55 13,64 72,73 9,09
Nhân sự của ban quản 1ý có sự hiểu biết khá đầy đủ về các cơ sở pháp lý liên quan đến công tác đầu tư và xây dựng công trình.
9,09 13,64 45,45 22,73 9,09
Sự phân công, bố trí nhân sự theo từng dự án là phù hợp với năng lực, mong muốn của nhân viên ban quản lý.
9,09 18,18 40,91 27,27 4,55
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát
Câu hỏi “Cơ cấu nhân sự của ban quản lý có sự phù hợp về số 1ượng và trình độ chuyên môn của các bộ phận” đạt mức độ đồng ý là đa số, số điểm đánh giá này thể hiện sự phù hợp về số lượng và trình độ chuyên môn trong cơ cấu nhân sự của ban QLDA. Điều này đư ợc thể hiện ở sự sắp xếp nhân sự ở các phòng ban và việc giao nhiệm vụ, trách nhiệm cho những phòng ban đó. Câu hỏi “Nhân sự của ban quản lý có kinh nghiệm và kiến thức tốt trong hoạt động quản lý của mình” đạt 95% ý kiến từ mức trung bình trở lên thể hiện sự
hiểu biết và kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự tại Ban QLDA, đội ngũ nhân sự của Ban QLDA thường có trình độ đại học và có kinh nghiệm làm việc từ 3 đến 5 năm. Với hai yếu tố này cộng lại cho thấy sự hiểu biết của đội ngũ cán bộ làm công tác QLDA tại Ban QLDAtương đối tốt. Vì vậy, nội dung được đánh giá với số điểm khá cao. Câu hỏi “Nhân sự của ban quản 1ý có sự hiểu biết khá đầy đủ về các cơ sở pháp lý liên quan đến công tác đầu tư và xây dựng công trình” đạt mức đánh giá trung bình thể hiện các cán bộ nhân sự của ban quản lý chưa hiểu hết về các văn bản pháp luật về công tác đầu tư xây dựng. Với câu hỏi “Sự phân công, bố trí nhân sự theo từng dự án là phù hợp với năng lực, mong muốn của nhân viên ban quản lý” ở mức điểm trung bình thể hiện công tác bố trí nhân sự của Ban QLDA chưa thật sự phù hợp, việc bố trí nhân sự có nhiều tính áp đặt. Như vậy, qua công tác phỏng vấn đánh giá đội ngũ nhân viên ban quản lý về công tác quản lý nhân sự của Ban QLDA nhận thấy ban quản lý cần chú trọng hơn đến công tác bố trí nhân sự và cần thường xuyên cập nhật những văn bản, cơ sở pháp lý về công tác đầu tư xây dựng đến toàn bộ thành viên ban QLDA để cán bộ nhân viên ban quản lý hiểu biết sâu hơn về các quy định về QLDA từ đó nâng cao hiệu quả công tác QLDA tại Ban QLDA.
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với dự án mở rộng sản xuất tại Nhà máy Z115 - Bộ Quốc phòng
3.3.1. Yếu tố con người (cán bộ quản lý dự án)
Trình độ kiến thức chuyên môn, năng lực cộng với kinh nghiệm của cán bộ là những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành công và hiệu