5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Nội dung công tác quản lý nhà nước tại Nhà máy Z11 5 Bộ Quốc phòng
Nhà máy Z115 là một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do đó, mọi hoạt động liên quan đến đầu tư dự án tại Nhà máy đều được thực hiện dưới sự quản lý của Nhà nước; dự án phù hợp với quy hoạch do Nhà nước phê duyệt; toàn bộ các giai đoạn thực hiện dự án đều được thực hiện theo quy trình do Nhà nước quy định; các thiết kế xây dựng đều thực hiện theo các bộ tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành; các khoản mục chi phí, thuế, phí được lập trích nộp đầy đủ và các cơ quan Nhà nước thuộc các cấp thường xuyên tham gia giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện dự án, cụ thể trong từng giai đoạn thực hiện dự án như sau:
3.2.1.1. Nội dung công tác chuẩn bị thực hiện dự án
a. Nghiên cứu cơ sở hình thành dự án, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi
Trước khi thực sự bắt đầu chuẩn bị cho dự án mở rộng sản xuất tại Nhà máy Z115 - Bộ Quốc Phòng, Ban Lãnh đạo của Nhà máy đã có những nhìn nhận, đánh giá chung về thực trạng sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty, tình hình thị trường, nhu cầu và định hướng sản phẩm của thị trường, từ đó Ban Lãnh đạo Nhà máy và Lãnh đạo các Phòng Ban đã có những buổi làm việc cụ thể về ý đồ thực hiện dự án cải tạo mở rộng sản xuất.
Trong giai đoạn này, công việc chính là đánh giá sự thay đổi tiềm năng, nhu cầu của thị trường hay sự thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại, đưa ra yêu cầu “nghiên cứu tiền khả thi”. Việc lựa chọn dự án trong thời gian này là quyết định. Khoản lợi nhuận ước tính của dự án, định giá chi phí và rủi ro, ước tính nguồn lực yêu cầu là những yếu tố đầu tiên được cân nhắc. Tiếp đến là các xem xét liên quan đến việc “mua hay bán” máy móc thiết bị, việc lập kế hoạch dự phòng cho các lĩnh vực có rủi ro cao và việc lựa chọn ban đầu các nhà thầu và các thành viên tham gia vào dự án, đặc biệt là việc thành lập Ban Quản lý dự án để quản lý việc thực hiện dự án.
Ngoài ra Ban Lãnh đạo còn cân nhắc các khía cạnh về kỹ thuật và quá trình phát triển công nghệ, hoạt động dự án, các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường liên quan tới quy định của Chính phủ, các chính sách của Chính phủ, thị trường tiềm năng và sự cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài nước.
Trên cơ sở các xem xét, đánh giá trên, ý tưởng thực hiện dự án sẽ được Ban Lãnh đạo Nhà máy báo cáo với Cơ quan chủ quản là Bộ Quốc Phòng để xin ý kiến về việc phê duyệt chủ trương thực hiện dự án.
Sau khi thảo luận cơ bản về ý tưởng thực hiện dự án mở rộng, được cơ quan chủ quản chấp nhận chủ trương thực hiện dự án, Nhà máy bước vào giai
đoạn chuẩn bị thực hiện dự án. Trong giai đoạn này, một lần nữa Ban Lãnh đạo Nhà máy cân nhắc, đánh giá những ưu nhược điểm mang tính sách lược và điều chỉnh những vấn đề chưa hợp lý “Nghiên cứu khả thi” cơ cấu tổ chức của dự án được hình thành như đã đề cập ở phần trên.
Giai đoạn này Ban Quản lý dự án được giao quản lý lập kế hoạch dự án với đầy đủ chi tiết kế hoạch thực hiện và ngân sách, sau khi được thông qua thì tiếp tục tiến hành giai đoạn thiết lập dự án chi tiết, trong giai đoạn này các vấn đề về giao tiếp, thủ tục hành chính và các báo cáo cũng đã được Ban Quản lý dự án đề ra và báo cáo với Ban Lãnh đạo Công ty.
Tất cả các hoạt động này đều phải được báo cáo cấp chủ quản là Bộ Quốc Phòng xem xét và có ý kiến.
Các bước nghiên cứu cụ thể được Nhà máy thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:
Nghiên cứu cơ hội đầu tư: Phòng Kinh doanh phụ trách tìm hiểu tình trạng của các loại sản phẩm của Nhà máy trên thị trường cả nước, tình hình sản xuất kinh doanh và bổ sung của chủng loại sản phẩm dự kiến sẽ sản xuất, nhu cầu của xã hội đối với chủng loại sản phẩm này, tình hình kinh tế và chính sách có tác động đến việc sản xuất kinh doanh loại sản phẩm này.
Nghiên cứu tiền khả thi: sau khi đã có những đánh giá khả quan về chủng loại sản phẩm dự kiến sẽ sản xuất, Phòng Kinh doanh tiếp tục tiến hành bước tiếp theo là nghiên cứu tiền khả thi. Tại bước này, Phòng Kinh doanh phối hợp với Phòng Kỹ thuật sẽ nghiên cứu sâu hơn về các khía cạnh liên quan đến sản phẩm của dự án, nghiên cứu sâu hơn về cơ hội đầu tư nhằm tiếp tục sàng lọc, sẵn sàng, gạt bỏ các phương án chưa hội tụ đủ yếu tố khả thi; khẳng định cơ hội đầu tư đã được lựa chọn và thực hiện nghiên cứu sâu thêm.
Nghiên cứu khả thi và lựa chọn dự án đầu tư: sau khi đã có những đánh giá khả quan về chủng loại sản phẩm dự kiến sẽ sản xuất của dự án, Nhà máy doanh nghiệp cần tiến hành bước tiếp theo là nghiên cứu khả thi về dự án đầu tư sản xuất kinh doanh loại sản phẩm lựa chọn.
Bước cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị đầu tư là thẩm định dự án nghiên cứu khả thi, đây là bước để quyết định có đầu tư dự án hay không. Đối với dự án Mở rộng sản xuất của Nhà máy Z15, dự án do Nhà máy tư vấn và thiết kế Thái Nguyên thực hiện. Các nội dung liên quan đến phòng cháy chữa cháy, ô nhiễm môi trường do các cơ quan chuyên trách của nhà nước thực hiện thẩm định và được Bộ Quốc Phòng thẩm định, xem xét quyết định tổng thể việc thực hiện dự án.
Tất cả các công việc trong giai đoạn chuẩn bị dự án gồm: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án đều được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Chính phủ tại Nghị định số 59/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2016.
Qua khảo sát việc thực hiện dự án đầu tư của Nhà máy cho thấy, việc lập dự án đầu tư đã làm đúng theo quy định hiện hành, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu mở một dự án đầu tư từ NSNN. Sau khi Nhà máy ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ xây dựng dự án, hai bên đã phối hợp xây dựng hồ sơ thuyết minh dự án với các nội dung chính gồm:
Tên dự án: Đầu tư mở rộng nâng cao năng lực sản xuất Nhà máy Z115. Chủ đầu tư: Nhà máy Z115 - Bộ Quốc Phòng
Địa điểm đầu tư: Nhà máy Z115, Tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư
+ Các căn cứ pháp lý
+ Nguồn gốc tài liệu sử dụng
+ Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất và khu vực xây dựng + Sự cần thiết phải đầu tư
+ Hình thức đầu tư + Đầu tư công nghệ
Quy mô dự án
+ Căn cứ tính toán quy mô dự án + Quy mô
Đầu tư về lĩnh vực điện tử Đầu tư về lĩnh vực cơ khí - điện tử Chương trình sản xuất và các yếu tố đảm bảo
+ Chương trình sản xuất + Nguyên vật liệu
Phân tích lựa chọn công nghệ và chuyển giao công nghệ + Lựa chọn và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử + Lựa chọn và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí Các giải pháp kiến trúc kỹ thuật công trình
+ Giải pháp bố trí tổng thể + Giải pháp kiến trúc - kỹ thuật + Tác động môi trường
Kinh phí đầu tư - Nguồn vốn đầu tư + Căn cứ lập khái toán + Khái toán dự án
+ Nguồn vốn đầu tư
Phương án quản lý xây dựng và sử dụng lao động + Tổ chức quản lý xây dựng
+ Tổ chức lực lượng thiết kế, thi công Hiệu quả đầu tư
Tiến độ thực hiện dự án
Hình thức thực hiện quản lý dự án và xác định chủ đầu tư Kết luận và kiến nghị
Sau khi hồ sơ thuyết minh dự án được lập, ban giám đốc Nhà máy làm tờ trình đề nghị đề nghị Bộ Quốc phòng thẩm định và phê duyệt dự án.
b. Thẩm định dự án đầu tư và ra quyết định đầu tư
Việc thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực quốc phòng được Bộ Quốc phòng quy định trong các văn bản sau: thông tư số 108/2010/TT-BQP ngày 29/8/2010 quy định phân cấp, ủy quyền quyết định dự án đầu tư và xây dựng trong Bộ Quốc phòng; thông tư số 111/2010/TT-BQP ngày 13/9/2010 hướng dẫn quy trình thẩm định dự án đầu tư và xây dựng trong Bộ Quốc phòng; theo đó, dự án mở rộng sản xuất Nhà máy 15 do Bộ Quốc phòng trực tiếp quyết định các thủ tục đầu tư, trực tiếp thẩm định theo hình thức Hội đồng, thành lập tại quyết định số 3640/QĐ-BQP ngày 4/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc kiện toàn Hội đồng thẩm định dự án đầu tư và xây dựng Bộ Quốc phòng và Quyết định số 2832/QĐ-BQP ngày 24/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định dự án đầu tư và xây dựng Bộ Quốc phòng. Hội đồng thẩm định dự án đầu tư và xây dựng Bộ Quốc phòng bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng: là thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thẩm định các dự án đầu tư thuộc khối việc được phụ trách theo quyết định phân công công việc của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Phó chủ tịch Hội đồng là thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu, thủ trưởng các Tổng cục tham gia thẩm định các dự án thuộc nhóm ngành mình phụ trách. Phó chủ tịch thường trực là Cục trưởng Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP.
Các ủy viên Hội đồng gồm:
+ Thủ trưởng Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP - Thư ký Hội đồng. + Thủ trưởng Văn phòng Bộ Quốc phòng.
+ Thủ trưởng Cục Tài chính/BQP. + Thủ trưởng Cục Doanh trại/TCHC.
+ Thủ trưởng Cục Tác chiến/BTTM. + Thủ trưởng Cục Quân lực/BTTM
+ Thủ trưởng các cơ quan chức năng có liên quan đến từng lĩnh vực do các đồng chí chí Chủ tịch Hội đồng phụ trách.
+ Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của chủ đầu tư.
Khách mời: Đại diện các cơ quan Nhà nước hoặc chuyên gia trong và ngoài quân đội (được mời theo tính chất và yêu cầu thẩm định của từng dự án cụ thể).
Chủ đầu tư là Nhà máy Z115 sẽ phải hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư gửi thẩm định. Hồ sơ gồm:
Tờ trình thẩm định dự án đầu tư của chủ đầu tư.
Tờ trình đề nghị Bộ Quốc phòng phê duyệt dự án đầu tư của Thủ trưởng Quân chủng PKKQ.
Dự án đầu tư bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở đã hoàn thiện ở khâu lập dự án
Các văn bản pháp lý kèm theo: Quyết định phê duyệt chuẩn bị đầu tư, chủ trương đầu tư của các cấp có thẩm quyền; quyết định đóng quân, tổ chức biên chế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thông báo danh mục mở mới của Bộ Quốc phòng và các văn bản khác có liên quan.
Sau khi hồ sơ gửi thẩm định được gửi đến cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định, cơ quan này sẽ tiến hành kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ dự án đầu tư, thời gian không quá 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ dự án, nếu phát hiện hồ sơ chưa đầy đủ thì có văn bản đề nghị chủ đầu tư hiệu chỉnh, bổ sung hồ sơ dự án đầu tư.
Tiếp theo đó, cơ quan thường trực Hội đồng gửi văn bản xin ý kiến thẩm tra dự án và tiếp nhận, tổng hợp ý kiến thẩm tra dự án của các thành viên Hội đồng và cơ quan chuyên ngành. Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu tư đã hiệu chỉnh tới các cơ quan có thành viên trong Hội đồng thẩm định dự án đầu tư Bộ Quốc phòng. Tùy theo tính chất và yêu cầu về thời gian thẩm
định dự án, thủ trưởng cơ quan thường trực Hội đồng sẽ quyết định thời gian lấy ý kiến thẩm tra của các cơ quan cho phù hợp nhưng không trước 7 ngày làm việc.
Nội dung thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của Nhà máy Z115 do Hội đồng thẩm định tiến hành bao gồm:
Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:
+ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạc h đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt;
+ Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
+ Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
+ Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy;
+ Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.
Trên cơ sở các nội dung đã được thẩm định, chủ đầu tư sẽ hoàn chỉnh dự án đầu tư theo ý kiến kết luận của chủ tịch Hội đồng thẩm định. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định sẽ hoàn chỉnh hồ sơ trình phê duyệt dự án đầu tư của Hội đồng thẩm định Bộ Quốc phòng và dự thảo Quyết định phê duyệt dự án đầu tư trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét ra quyết định phê duyệt dự án.
Đối với dự án “Đầu tư mở rộng sản xuất Nhà máy Z115”. Sau khi dự án đã được hoàn thiện và trình lên Hội đồng thẩm định, thủ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định phê duyệt với các nội dung như Tên dự án; Chủ đầu tư; Địa điểm đầu tư; Đơn vị tư vấn lập hồ sơ dự án; Mục tiêu đầu tư; Hình thức đầu tư; Quy mô, nội dung đầu tư và các giải pháp thiết kế; Phần thiết bị, công nghệ; Tổng mức đầu tư; Nguồn vốn; Phương thức thực hiện.
c. Lập kế hoạch thực hiện dự án
Sau khi nhận được quyết định phê duyệt Dự án của Bộ trưởng quốc phòng, Nhà máy Z115 tổ chức triển khai thực hiện dự án theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản. Trước hết, Nhà máy lập Kế hoạch, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật -