Kiến nghị đối với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy z115 bộ quốc phòng (Trang 121 - 130)

5. Bố cục của luận văn

4.3.2. Kiến nghị đối với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và các cơ

hữu quan

Hoàn thiện quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án, trong đó hạn chế chỉ định đơn vị tư vấn lập dự án, lập TKKT-TDT với các dự án, hạng mục đầu tư không yêu cầu tính bảo mật để chủ đầu tư có thể lựa chọn được các đơn vị tư vấn phù hợp nhất với đặc điểm của từng dự án.

Cục Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cục Tài chính bảo đảm phân bổ vốn theo kế hoạch thông báo vốn đã được thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt để bảo đảm tiến độ thực hiện của dự án.

Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của Nhà máy và kịp thời hỗ trợ Nhà máy giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là các hạng mục của dự án liên quan đến mua sắm, nhập khẩu vật tư kỹ thuật.

Nhà máy cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý theo pháp luật đối với Ban QLDA, tăng cường hoạt động thanh tra giám sát các hoạt động của Ban QLDA. Đồng thời cũng cần có các chế độ ưu đãi khen thưởng hợp lý đối với thành tích đạt được của Ban trong công tác QLDA để khuyến khích đội ngũ cán bộ QLDA ở Ban tích cực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, Nhà máy cũng cần có những chế tài xử lý thích đáng đối với các trường hợp sai phạm, đặc biệt thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ QLDA tha hóa đạo đức, tham ô hối lộ, gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư của Nhà nước.

Cuối cùng, đứng trước thực tế là khoa học công nghệ ứng dụng vào công tác quản lý dự án của Ban đã quá lạc hậu, cần phải không ngừng học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của Nhà máy khác trong Bộ Quốc Phòng và trong lĩnh vực hoạt động.

Thành lập tổ nghiên cứu chuyên sâu về quản lý dự án thuộc biên chế phòng Kế hoạch của Công ty, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc Công ty. Tổ nghiên cứu này có nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược phát triển của Nhà máy và đề xuất ý tưởng về các dự án có thể mở mới một cách chuyên nghiệp, đồng thời khi thực hiện dự án đây là lực lượng chính trong Ban quản lý dự án của Công ty.

KẾT LUẬN

Quản lý dự án mở rộng quy mô sản xuất là một lĩnh vực quản lý phức tạp, rộng, gồm nhiều nội dung quản lý khác nhau, quá trình quản lý thường dài và có liên quan tới nhiều chủ thể khác nhau, như chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan quản lý chuyên môn của Nhà nước.

Để làm tốt vấn đề này đòi hỏi phải có những lý thuyết được đúc kết và áp dụng sáng tạo trên cơ sở điều kiện thực tiễn cụ thể của Công ty, những quan điểm này đã được thể hiện đầy đủ xuyên suốt trong toàn bộ luận văn.

Đối chiếu với mục tiêu, yêu cầu, luận văn "Tăng cường quản lý dự án

mở rộng quy mô sản xuất của Nhà máy Z 15 - Bộ Quốc phòng", tác giả đã

hoàn thành những nghiên cứu sau đây:

Đã nghiên cứu, hệ thống hóa, phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về dự án, quản lý dự án, quản lý dự án đầu tư. Chỉ ra được các đặc điểm đặc thù của dự án đầu tư xây dựng. Hệ thống và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng. Làm rõ các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Phân tích đánh giá thực tiễn hoạt động quản lý dự án đầu tư tại Nhà máy Z115 thông qua trường hợp dự án Mở rộng sản xuất Nhà máy Z115. Từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân làm cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục, rút kinh nghiệm cho các dự án sau này. Trên cơ sở lý luận khoa học về quản lý dự án đầu tư và khảo sát thực trạng thực hiện dự án đầu tư ở Nhà máy Z115 đã rút ra những hạn chế và nguyên nhân ở chương 3, luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện với nội dung chủ yếu: liên quan đến hoàn thiện quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án; hoàn thiện tổ chức quản lý đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện việc giám sát và kiểm soát quá trình thực hiện dự án; hoàn thiện bộ máy tổ chức và cán bộ quản lý dự án đầu tư.

Qua luận văn này tác giả hy vọng rằng những giải pháp được đưa ra sớm được áp dụng không chỉ tại Nhà máy TNHH Một thành viên Điện cơ Hóa chất 15, mà còn có thể là một sự lựa chọn giải pháp phù hợp cho các Nhà máy khác trên phạm vi toàn quốc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính, các thông tư hướng dẫn về quản lý thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước (Thông tư số 209/209/TT-BTC, Thông tư số 27/2007/TT-BTC, Thông tư số 130/2007/TT-BTC, Thông tư số 88/2009/TT-BTC, Thông tư số 89/2009/TT-BTC).

2. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 21/4/2003 v/vphê duyệt báo cáo khả thi dự án cải cách quản lý Tài chính công", (2003).

3. Thủ tướng Chính phủ, nghị định số 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, ban hành ngày 14/12/2009

4. Thủ tướng Chính phủ, nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, ban hành ngày 10 tháng 2 năm 2009;

5. Thủ tướng Chính phủ, nghị định số 15/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, ban hành ngày 06 tháng 2 năm 2015;

6. Nhà máy Z115 (2008), Sổ tay truyền thống Nhà máy Z115, Thái Nguyên. 7. Nhà máy Z115 năm (2015, 2016, 2017), Báo cáo kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh năm 2015, Thái Nguyên.

8. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyênnăm 2017, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Đáng (2012), Giáo trình QLDA xây dựng, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

10. Quốc hội, Luật Đầu tư số 67/2004/QH13 ngày 26/11/2014.

11. Quốc hội, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.

12. Quốc hội, Luật ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015.

13. Quốc hội, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

14. Nguyễn Bạch Nguyệt (2015), Giáo trình lập dự án đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

15. Từ Quang Phương (2005), Giáo trình QLDA đầu tư, Nhà xuất bản Lao động - xã hội.

16. Trần Hữu Sơn (2014), Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà máy Z121 - Bộ Quốc Phòng, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế Quốc dân.

17. Nguyễn Thị Minh Thơ (2015), Nâng cao quản lý nhà nước các dự án trên địa bàn Quận Ba Đình, luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Minh Thu (2017), Bài Giảng môn Quản lý đầu tư dự án, Hà Nội 19. Vũ Đức Trọng (2016), Quản lý dự án đầu tư tại Việt Nam, luận văn Thạc sỹ

kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

20. Trịnh Quốc Thắng (2007), Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Đại học xây dựng, Nhà xuất bản Đại học Xây dựng.

21. Lương Thu Vân (2015), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty TNHH MTV Có khí 83, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế Quốc dân

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THUỘC NHÀ MÁY Z115

Các thông tin do Quý Anh/Chị cung cấp tôi chỉ sử dụng

cho mục đích đánh giá tổng hợp để thực hiện đề tài nghiên cứu về công tác quản lý dự án đối với dự án mở rộng sản xuất tại Nhà máy Z115.

I. Thông tin cá nhân:

1. Họ và tên:………

2. Độ tuổi:……….

II. Câu hỏi khảo sát:

Vui lòng đánh dấu (x) vào ô thể hiện đúng nhất quan điểm của Anh/Chị đối với từng nội dung tương ứng về công tác quản lý dự án mở rộng sản xuất tại Ban QLDA của Nhà máy Z115 theo mức độ sau:

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Không ý kiến 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý

Nội dung

khảo sát Chỉ tiêu khảo sát 1 2 3 4 5

NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN

Công tác 1ập dự án

Quy trình lập dự án hiện nay được sắp xếp logic, hoàn chỉnh

Sự sắp xếp công việc, trách nhiệm cho các phòng ban trong quá trình lập dự án là hợp lý

Các bộ phận thực hiện công tác 1ập dự án làm việc hiệu quả, trách nhiệm

Công tác 1ựa chọn nhà thầu

Công tác lựa chọn nhà thầu có tính công bằng, minh bạch, không thiên vị Các phương án lựa chọn nhà thầu được áp dụng cho gói thầu 1à phù hợp

Các tiêu chí lựa chọn nhà thầu đều được tuân thủ một cách nghiêm túc trong quá trình lựa chọn nhà thầu

Công tác Quản 1ý thi

công

Hoạt động kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng thi công được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ

Công tác giải phóng mặt bằng 1uôn được thực hiện đảm bảo yêu cầu của công trình

Phương thức kiểm tra, đánh giá về tiến độ, chất 1ượng thi công là rõ ràng, hợp lý

Sự kết hợp giữa ban quản lý, tư vấn giám sát và nhà thầu tại công trường là tốt

Công tác quản lý chi phí

Ngân sách thực hiện dự án được chuân bị và dự trù một cách đầy đủ Quy trình tạm ứng, thanh toán là chặt chẽ, nhưng vẫn đảm bảo tính linh động

Sự phân bổ ngân sách cho từng dự án trong từng giai đoạn là hợp lý Quy trình kiểm tra, kiểm soát chi nguồn vốn cho các dự án được cán bộ quản lý tuân thủ nghiêm ngặt

Công tác quản

Cơ cấu nhân sự của ban quản lý có sự phù hợp về số 1ượng và trình độ chuyên môn của các bộ phận

Nhân sự của ban quản 1ý có kinh nghiệm và kiến thức tốt trong hoạt động quản lý của mình

Nhân sự của ban quản 1ý có sự hiểu biết khá đầy đủ về các cơ sở pháp 1ý liên quan đến công tác đầu tư và xây dựng công trình.

Sự phân công, bố trí nhân sự theo từng dự án là phù hợp với năng lực, mong muốn của nhân viên ban quản lý.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CÔNG TÁC QLDA

Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ QLDAr (yếu tố con người)

Chất lượng cán bộ QLDA hiện nay là cao

Cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động QLDA

Kiến thức chuyên môn QLDA của cán bộ là tốt

Cán bộ quản lý có kỹ năng sắp xếp, thực hiện công việc tốt

Cán bộ quản lý có trách nhiệm, tinh thần đạo đức.

Cán bộ thể hiện sự công bằng, liêm chính trong công tác QLDA

Thông tin, tài liệu thu thập phục vụ cho

qúa trình QLDA

Nguồn thông tin sử dụng cho quá trinh quản lý có độ tin cậy

Cán bộ quản lý thể hiện sự chủ động trong việc thu thập, xử lý thông tin của dự án.

Cán bộ quản lý thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục thu nhận, lưu trữ các hồ sơ, chứng từ liên quan đến dự án từ các nhà thầu, tư vấn giám sát và nhà cung cấp.

Khả năng sắp xếp, lưu trữ thông tin tài liệu của cán bộ quản lý khoa học, gọn gàng Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho quá trình QLDA

Các thiết bị văn phòng, tủ hồ sơ phục vụ công việc của cá bộ là đầy đủ. Văn phòng làm việc của cán bộ có đầy đủ tiện nghi.

Hệ thống máy tính và kết nối mạng là hiện đại và đầy đủ.

Phương tiện, và các hỗ trợ cho hoạt động tại các dự án của cán bộ là đầy đủ và hợp lý.

Tổ chức công tác QLDA

Cơ cấu tổ chức có sự phù hợp về số lượng và chất lượng cán bộ QLDA Quy trình QLDA đang được áp dụng hiện nay là khoa học, hợp lý.

Sự sắp xếp công việc cho từng cán bộ QLDA hiện nay là phù hợp với năng lực va kỹ năng của cán bộ. Có sự gắn kết và phối hợp tốt giữa các cán bộ QLDA với nhau trong công việc.

Sự phân công công việc 1à rõ ràng, chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cán bộ.

Công tác kiêm tra, giám sát công việc của cán bộ quản 1ý được thực hiện 1iên tục và hiệu quả.

Thời gian và chi phí của dự

án ảnh hưởng đến công tác

QLDA

Đối với các nội dung công việc thuộc dự án bị chậm tiến độ do nguyên nhân từ phía các nhà thầu, cán bộ quản lý có những biện pháp hợp lý đê nhắc nhở, xử lý các nhà thầu vi phạm

Nguồn kinh phí thực hiện dự án được chuẩn bị tốt, không để xảy ra tình trạng thiếu vốn cho hoạt động triển khai dự án.

Trường hợp các dự án chậm tiến độ do các nguyên nhân khách quan, cán bộ quản lý có những giải pháp hữu ích nhằm cải thiện tình hình.

Cán bộ quản lý có khả năng lập kế hoạch về nguồn vốn cho từng giai đoạn trong dự án một cách hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy z115 bộ quốc phòng (Trang 121 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)