Những chỉ tiêu về tài chính của dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy z115 bộ quốc phòng (Trang 45)

5. Bố cục của luận văn

2.3.3. Những chỉ tiêu về tài chính của dự án

Thời gian hoàn vốn đầu tư (T): Việc tính toán thời gian hoàn vốn đầu tư là một chỉ tiêu cần thiết và bắt buộc đối với tất cả các dự án. Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để cho tổng giá trị hiện tại thu hồi bằng tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư.

Tổng vốn đầu tư

T = x 100%

Chi tiêu hệ số thu, chi (NPV): Là hiệu số giữa hiện giá thu nhập và hiện giá chi phí của dự án trong toàn bộ thời gian khai thác của dự án. Khi hai phương án có vốn đầu tư khác nhau thì phương án nào có trị số NPV lớn hơn thì phương án đó tốt hơn.

Chỉ tiêu suất sinh lời nội tại (IRR): Chỉ tiêu IRR biểu thị sự hoàn trả vốn đã được đầu tư. Do vậy trị số IRR tìm được của các dự án thể hiện mức lãi vay cao nhất mà dự án có khả năng thanh toán, từ đó nhà đầu tư sẽ tìm những nguồn vốn vay phù hợp, sao cho lãi suất đi vây vốn nhỏ hơn trị IRR của dự án.

Điểm hòa vốn của dự án: Là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải một khoản chi phí bỏ ra. Điểm hòa vốn của dự án chính là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí, tại đó dự án chưa có lời mà cũng không bỏ lỗ.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT TẠI

NHÀ MÁY Z115 - BỘ QUỐC PHÒNG 3.1. Khái quát về Nhà máy Z115 - Bộ Quốc phòng

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

a/ Sơ lược về Nhà máy

Tên giao dịch: NHÀ MÁY Z115 - BỘ QUỐC PHÒNG

Tên giao dịch nước ngoài: Electro Mechanical and Chemical Company 15 Tên viết tắt: Elmec15

Địa chỉ trụ sở chính: Xóm Thái Sơn 2, Xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên

Điện thoại: 02803846355 Fax: 02803 546 353

Website: http://www.ckt.gov.vn/elmec15

Giấy phép kinh doanh: 4600105499 - ngày cấp: 22/09/1998 Giám đốc: LÊ NGỌC THÂN

b/ Lịch sử hình thành

Nhà máy Z115 - Bộ Quốc phòng hay còn gọi là Nhà máy Z15 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc BPQ, được thành lập vào ngày 19/6/1965 theo số 742/QĐ của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, với tên ban đầu là Nhà máy Z15. Sự ra đời của Nhà máy Z115 là một đòi hỏi khách quan của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng Dân tộc, thống nhất Đất nước.

Đến năm 1986, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Nhà máy Z115 tập trung tháo gỡ khó khăn, lập lại bộ máy tổ chức, quản lý sao cho phù hợp với tình hình mới. Ngoài nhiệm vụ Quốc phòng, đơn vị còn sản xuất, gia công một số mặt hàng kinh tế dân sinh đảm bảo việc làm và đời sống cho cán bộ công nhân viên.

Đến năm 1993, theo quyết định số 388-HĐBT, ngày 20/11/1991 của hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định thành lập lại doanh nghiệp. Theo đề nghị của bộ trưởng chủ nhiệm UBKHNN trong công văn số 1293- VB/KH, ngày 26/6/1993, Nhà máy Z115 tên gọi Nhà máy Điện - Cơ Hóa chất 15 ngành nghề kinh doanh chủ yếu là "Công nghiệp sản xuất các sản phẩm bằng kim loại".

Nhà máy Z115 là DN quốc phòng, an ninh do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, hoạch toán kinh tế độc lập thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng. Nhà máy hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các văn bản hiện hành của Nhà nước; theo quyết định số 399/QĐ-TTg ngày 31/3/2008 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt phương án sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc BQP giai đoạn 2008 - 2010. Nhà máy điện - cơ hóa chất 15 được thành lập theo quyết định số 348-TTg ngày 13/7/1993 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước; quyết định số 187/2005/QĐ-BQT ngày 2/12/2005 của bộ trưởng bộ quốc phòng về việc công nhận doanh nghiệp quốc phòng an ninh; quyết định số 1369/QĐ/BQP ngày 30/04/2010 về việc chuyển đổi Nhà máy Điện - Cơ hóa chất 15 thành Nhà máy Z115.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Nhà máy Z115 là một doanh nghiệp QP có nhiệm vụ chính trị là sản xuất một số mặt hàng QP theo kế hoạch và chỉ định của cấp trên phục vụ cho nhiệm vụ an ninh QP của đất nước. Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đó và có sự quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới về thực hiện những nhiệm vụ trên giao nên cơ cấu tổ chức của Nhà máy được bố trí và sắp xếp theo quy định thống nhất của cơ quan cấp trên với các doanh nghiệp làm nhiệm vụ SXQP là theo một mô hình chung của một cơ chế quản lý hành chính, bao cấp trong Quân đội. Đó là cơ cấu tổ chức hình thành tháp mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng, với sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Nguồn: Phòng hành chính Nhà máy Z115

Theo như sơ đồ 3.1, các bộ phận trong Nhà máy làm việc theo chức năng chuyên môn của mình, việc quan hệ ngang rất hạn chế. Tính chủ động rất thấp, thực hiện nhiệm vụ theo chỉ lệnh và các chỉ tiêu quản lý do cấp trên đề ra, cấp dưới phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đó. Do yêu cầu nhiệm vụ nên Nhà máy đã có thời kỳ quân số lên đến 1.250 người và số người có trình độ trung cấp trở lên là 17 người.

Sau khi hòa bình lập lại nhiệm vụ QP ngày một giảm với chủ chương chung của Đảng và nhà nước xóa bỏ bao cấp với các đơn vị SXKD các đơn vị phải tự chủ chăm lo tới công ăn việc là và thu nhập của CB CNV trong đó có

GIÁM ĐỐC

Trưởng phòng tài vụ Trưởng phòng lao động

Phó giám đốc vật tư Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc đời sống Trưởng phòng vật tư Kho vật tư Kho sản phẩm Trưởng phòng thiết kế Trường phòng công nghệ Trường phòng cơ điện Trường phòng kiểm nghiệm Trưởng phòng kế hoạch Quản đốc PX cơ khí I Quản đốc PX cơ khí II Quản đốc PX hóa chất I Quản đốc PX hóa chất II Trường phòng hành chính Trường phòng hậu cần Trưởng phòng quân y

cả các đơn vị quân đội. Vì vậy đời sống CB CNV gặp khó khăn. Đồng thời, một số chính sách cũng ra đời phù hợp với tình hình đó nên quân số trong giai đoạn này đã giảm xuống còn 582 người. Đứng trước nguy cơ về quân số giảm mạnh trong ngành CNQP Đảng ủy quân sự Trung ương đặc biệt là Tổng cục CNQP đã có những chỉ đạo mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp QP mạnh dạn đi vào tìm hiểu, khai thác thị trường trong lĩnh vực hoạt động kinh tế. Và từ đó Nhà máy Z115 đã lựa chọn cho mình một số mặt hàng kinh tế mũi nhọn tham gia quá trình hoạt động kinh tế có hiệu quả, thu hút được nguồn nhân lực trở lại, đến nay Nhà máy đã có quân số lên đến 900 CB CNV trong đó có trên 200 CB CNV có trình độ đại học trên 35% CN có tay nghề thợ bậc cao trên nhiều lĩnh vực nghề nghiệp.

Giám đốc Nhà máy Chịu trách nhiệm trước TCCNQP và BQP điều hành Nhà máy thực hiện các chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên và tổ chức SXKD hoàn thành các kế hoạch chỉ tiêu pháp lệnh hàng năm. Duy trì các nguồn lực được trang bị, tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng KT đảm bảo đời sống cán bộ chiến sĩ CNVC trong toàn Công ty. Làm tròn và đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước đồng thời có tích lũy đầu tư và phát triển Nhà máy ngày càng vững mạnh.

Phó giám đốc kinh doanh phụ trách: Phòng kế hoạch đầu tư ở những mảng kế hoạch tiêu thụ, bán hàng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tư phát triển sản phẩm mới; Phòng vật tư ở những mảng: Đáp ứng vật tư cho kế hoạch sản xuất, vận chuyển hàng hóa, lưu kho, lưu bãi và quản lý sử dụng vật tư; Phòng phát triển nghiên cứu thị trường: nắm bắt những thông tin về khách hàng của Nhà máy tìm hiểu và xem xét nhu cầu của thị trường đề xuất các phương pháp nghiên cứu đáp ứng những nhu cầu của khách hàng cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty.

Phó giám đốc kỹ thuật giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo phòng kĩ thuật nghiên cứu thiết kế những sản phẩm mới theo yêu cầu của khách hàng và

những đề xuất của phòng nghiên cứu và phát triển. Chuẩn bị những yếu tố trang bị công nghệ, dụng cụ, thiết bị đảm bảo cho kế hoạch sản xuất và chế thử đưa vào sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tổ chức đảm bảo những yếu tố về kĩ thuật, năng lượng, thiết bị, kiểm tra chất lượng sản phẩm, an toàn, môi trường cho quá trình sản xuất, vận chuyển hàng hóa của Công ty.

Phó giám đốc sản xuất giúp giám đốc triển khai kế hoạch sản xuất theo kế hoạch của Nhà máy với sự kết hợp của các yếu tố yêu cầu đầu vào, kỹ thuật, chỉ đạo các xí nghiệp, chi nhánh, các phân xưởng sản xuất hoàn thành kế hoạch sản xuất đề ra đáp ứng tiến độ thời gian, nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí sản xuất tạo lợi nhuận cho Công ty.

Kế toán trưởng triển khai giúp giám đốc hoạch toán thu chi tài chính đúng nguyên tắc cũng như phân tích hiệu quả quản lý tài chính cho từng quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy nhằm hạn chế những tổn thất và phát triển những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Phòng tổ chức lao động giúp giám đốc Nhà máy chăm lo về yếu tố con người xây dựng tài năng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của tiến bộ kỹ thuật cũng như quy hoạch đào tạo, quản lý chi phí lao động chăm lo tới quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong Công ty. Với các cơ cấu tổ chức này sau các phòng chức năng là các bộ phận tổ, có tính chuyên môn hóa cao và hoạt động độc lập với nhau trong Nhà máy với sự điều hành của các phòng ban chức năng và phân xưởng.

Như vậy, cơ cấu tổ chức hình thành tháp này là cơ cấu có rất nhiều bậc quản lý có hiệu quả tốt ở phương thức quản lý trên dưới hay ra mệnh lệnh và kiểm tra có hiệu quả tốt ở phương thức quản lý trên dưới hay ra mệnh lệnh kiểm tra của các nhà quản lý ra các mệnh lệnh hành chính rồi kiểm soát việc thực hiện mệnh lệnh.

3.1.3. Hình thức kinh doanh và ngành nghề kinh doanh

Hình thức kinh doanh

Nhà máy có các dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến và là một trong những Nhà máy hàng đầu luôn đưa ra thị trường nhiều mặt hàng chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, có uy tín với thị trường trong và ngoài nước.

Ngoài ra Nhà máy còn sản xuất những mặt hàng khác như: Sản phẩm từ nhựa cứng, nhựa dẻo PE…: chế biến gỗ sản xuất hòm, hộp đồ dùng nội thất.

Sản phẩm của Nhà máy đã nhiều lần được tặng huy chương vàng tại các kỳ hội chợ quốc tế Hàng công nghiệp Việt Nam và hiện nay đang không ngừng được cải tiến kiểu mẫu mới - chất lượng hoàn hảo mang nhãn hiệu "15".

Nhà máy luôn coi trọng "Chất lượng và chữ tín là hàng đầu" và mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ngành nghề kinh doanh

Sản xuất tiêu thụ thuốc và vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất các sản phẩm cơ khí, điện máy.

- Nhà máy có các sản phẩm truyền thống là: - Các loại thuốc nổ công nghiệp;

- Thuốc mồi nổ TMN-15, TMN-15H; - Phụ tùng xe đạp các loai; - Bicromat Kali (K2Cr2O7); - Các sản phẩm cơ khí; - Các sản phẩm nhựa; - Các loại Balast đèn ống.

3.1.4. Sơ lược về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

3.1.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2015 - 2017

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của Nhà máy thời gian qua được thể hiện qua bảng số liệu tình hình sản xuất kinh doanh của

Nhà máy năm 2015 - 2017 dưới đây:

Qua bảng số liệu trên, ta thấy: doanh thu của Nhà máy có nhiều sự biến động. Năm 2016, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 1,49%; doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 41,07%; thu nhập khác của Nhà máy giảm 52,17% nên doanh thu đã giảm 1,79% tương ứng với 14.420 triệu đồng so với năm 2015. Nhưng sang năm 2017, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 5,76%; doanh thu hoạt động tài chính tăng 205,62%; thu nhập khác tăng 28,72% nên doanh thu tăng 6,21% tương ứng với 49.244 triệu đồng so với năm 2016.

Ta có thể thấy doanh thu của Nhà máy biến động thất thường nhưng chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà máy lại tăng rất nhanh qua các năm: năm 2016 tăng 1,92% tương đương 14.346 triệu đồng; năm 2017 lại tiếp tục tăng 5,22% tương đương 39.837 triệu đồng so với năm 2016. Nguyên nhân khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà máy tăng nhanh như vậy là do các khoản mục cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh đều tăng cao qua các năm: chi phí tài chính tăng bình quân 3,92%; chi phí bán hàng tăng bình quân 18,66%; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng bình quân 2,31%. Chi phí sản xuất kinh doanh tăng nhanh như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy vì vậy Nhà máy cần phải tìm ngay các giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này.

Bảng 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng trưởng (%)

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 BQ

I Doanh thu 807.213 792.793 842.037 98,21 106,21 102,13

1 Doanh thu bán hàng và CCDV 801.913 789.943 835.409 98,51 105,76 102,07

2 Doanh thu hoạt động tài chính 2.839 1.673 5.113 58,93 305,62 144,14

3 Thu nhập khác 2.461 1.177 1.515 47,83 128,72 78,46

II Chi phí 748.762 763.108 802.945 101,92 105,22 103,55

1 Giá vốn hàng bán 612.695 618.774 716.913 100,99 15,86 108,17

2 Chi phí tài chính 6.250 6.500 6.750 104 103,85 103,92

3 Chi phí bán hàng 11.828 15.647 16.655 132,29 106,44 118,66

4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 59.832 60.711 62.627 101,47 103,16 102,31

5 Chi phí khác 58.157 61.476 64.291 105,71 104,58 105,14

III Lợi nhuận trước thuế 36.451 29.685 39.092 81,44 131,69 103,56

IV Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 8.019 5.937 7.818 74.04 131,68 103,55

V Lợi nhuận sau thuế 28.431 23.748 31.274 83,52 131,69 103,56

Cũng chính vì chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà máy tăng cao như vậy nên lợi nhuận trước và sau thuế của Nhà máy qua các năm biến động thất thường. Lợi nhuận sau thuế của Nhà máy năm 2016 giảm 18,55% tương đương 5.413 triệu đồng so với năm 2015. Đến năm 2017, lợi nhuận sau thuế của Nhà máy tăng 7.525 triệu đồng tương đương tăng 31,69% so với năm 2016.

3.1.4.2. Một số chỉ tiêu tài chính của Nhà máy các năm qua

Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Nhà máy thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu tài chính của Nhà máy giai đoạn 2015-2017

Đvt: Lần STT Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 1 Tỷ số nợ 0,51 0,53 0,46 2 Tỷ suất tự tài trợ 0,44 0,47 0,54 3 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 1,48 1,41 1,44

4 Tỷ suất đầu tư 0,32 0,35 0,45

5 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,96 1,89 2,18 6 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 1,24 1,13 1,18

Nguồn: Báo cáo tài chính Nhà máy Z115

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy z115 bộ quốc phòng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)