5. Bố cục của luận văn
4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu quản lý dự án mở rộng sản
Quá trình QLDA ở Ban QLDA phải được thực hiện một cách khách quan, chủ động, sáng tạo, không ngừng học tập và học hỏi kinh nghiệm QLDA ở các Ban QLDA của các Công ty, Nhà máy khác trong Bộ.
Công tác quản lý tiến độ, quản lý chất lượng và quản lý chi phí dự án phải được phối hợp chặt chẽ và khoa học đảm bảo thực hiện dự án trong thời gian nhanh nhất có thể, với chất lượng đảm bảo và trong giới hạn ngân sách cho phép. Mọi thay đổi về dự án nếu có phải được báo cáo kịp thời, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn được phương án tối ưu nhất đảm bảo dự án đạt được hiệu quả.
Ban QLDA dự án phải không ngừng nâng cao năng lực QLDA bằng cách tổ chức lực lượng cán bộ QLDA đáp ứng yêu cầu triển khai quản lý dự án, đồng thời chú trọng công tác quản lý đấu thầu, nâng cao chất lượng công trình thi công.
Kế hoạch sử dụng vốn phải được tiến hành một cách chủ động phù hợp với quy mô, tiến độ dự án; tiến hành cân đối các nguồn vốn và cấp vốn kịp thời cho các nhà thầu để đáp ứng nhu cầu thi công đúng tiến độ; nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn ổn định, liên tục cho dự án đầu tư của Ban QLDA.
Tăng cường công tác tổ chức QLDA bao gồm quản trị Ban QLDA và quản lý phần vốn đầu tư tạm ứng cho các nhà thầu thi công trên công trường... Điều chỉnh hoàn thiện chức năng nhiệm vụ; phân cấp quản lý rõ ràng, minh bạch đối với cả bộ máy quản lý điều hành và các phòng ban chức năng của Ban QLDA.
Mở rộng dân chủ nhằm phát huy trí tuệ, tính chủ động, sáng tạo của cán bộ nhân viên trong công tác QLDA đầu tư. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí của toàn thể cán bộ thành viên Ban QLDA vì mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững của Công ty.
Các phương hướng chính trong quản lý nhà nước đối với công tác quản lý dự án tại Nhà máy Z115 như sau:
Quản lý dự án phải tuân thủ những quy định của Pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp. Hệ thống các tiêu chẩn, quy phạm, định mức trong lĩnh vực xây dựng là những căn cứ cần thiết để lập và thẩm định dự án. Cán bộ quản lý dự án tiến hành kiểm tra, xem xét dự án đảm bảo những nội dung thực hiện đúng các quy định của pháp luật (như phù hợp về quy chuẩn, chất lượng, hiệu quả, minh bạch giao nhận thầu…)
Quản lý dự án phải đảm bảo xem xét, đánh giá toàn diện các nội dung trong từng giai đoạn của dự án: Dù dự án sử dụng nguồn vốn nào, qui mô hình thức như thế nào thì dự án cũng tiến hành qua 3 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư - thực hiện đầu tư - vận hành kết quả đầu tư. Ba giai đoạn này không tách rời riêng biệt nhau mà có mối liên hệ mật thiết với nhau. Kết quả của giai đoạn trước ảnh hưởng đến kết quả các giai đoạn sau. Do đó, yêu cầu công tác quản lý cần phải tiến hành phân tích, đánh giá các nội dung của dự án một cách toàn diện cho cả các giai đoạn.
Quản lý dự án phải được hoàn thiện theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa: Quan điểm này yêu cầu mỗi nội dng trong công tác quản lý dự án phải được phân cụ thể cho cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phát huy tính chuyên nghiệp. Luôn chú trọng đầu tư phát triển khoa học công nghệ, trong đó khuyến khích việc tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào công tác quản lý dự án.
Quản lý dự án phải giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong tổ chức thực hiện dự án: Nhà máy phải giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa các bên tham gia dự án (Như: Công ty, Bộ Quốc Phòng, Nhà nước…)
* Mục tiêu phát triển của Nhà máy Z115 - Bộ Quốc phòng trong thời gian tới
Với khẩu hiệu: "Ngày mai phải tốt hơn ngày hôm nay", suốt thời gian qua Nhà máy Z15 đã không ngừng vươn lên để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đề ra. Trong tương lai, Nhà máy cũng đang tiếp tục đề ra những nhiệm vụ ngắn hạn và dài hạn để tiếp tục đưa Nhà máy đạt nhiều thành tựu mới.
Để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường, Nhà máy phấn đấu thực hiện những mục tiêu chủ yếu sau:
+ Mục tiêu dài hạn:
Tiếp tục duy trì và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh tế, chính trị chính của mình là sản xuất phục vụ quốc phòng Nhà nước.
Phải phát huy tối đa mọi nguồn lực của chính mình, trước hết là phát huy tổng hợp trí tuệ, sáng tạo của tập thể thành viên để xác định hướng đi, chọn bước đi thích hợp, mạnh dạn đi vào những lĩnh vực mới có hiệu quả kinh tế cao.
Phấn đấu đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý, tăng cường khả năng tích tụ vốn, phấn đấu đến năm 2020 trở thành một tập thể kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế thị trường trong nước và quốc tế.
Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường hoạt động, đặc biệt là các thị trường ngoài quốc doanh, tham gia mạnh vào thị trường các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc. Thời gian tới tiếp tục mở rộng vào các tỉnh phía nam, như Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu nơi đang có rất nhiều tiềm năng để khai thác.
+ Mục tiêu ngắn hạn:
Hoàn thành dự án nâng cao năng lực sản xuất của Công ty, đưa hệ thống Nhà máy đi vào hoạt động và hoạt động ổn định nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường để thực hiện mục tiêu tham gia thị trường ngoài quốc doanh.
4.2. Những giải pháp tăng cường quản lý dự án mở rộng sản xuất của Nhà máy Z115 - Bộ Quốc phòng