5. Bố cục của luận văn
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Ban QLDA của Nhà máy Z11 - Bộ Quốc Phòng có vốn đầu tư nhà nước. Vì vậy Nhà nước cần tạo điều kiện để thúc đẩy hoạt động đầu tư cũng như hoạt động QLDA của Ban QLDA đầu tư.
Mặc dù Nhà nước đã ban hành rất nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật về đầu tư và QLDA nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện, các cán bộ QLDA thấy còn tồn tại nhiều vấn đề trong bộ luật, bộ luật chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa thể hiện được sự minh bạch, rõ ràng trong phân định trách nhiệm cho hệ thống QLDA. Thủ tục đầu tư quá rườm rà, gây nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư cũng như Ban QLDA, dẫn đến sự chậm trễ trong công tác quản lý tiến độ cũng như quản lý chi phí và chất lượng. Do đó, Nhà nước cần hoàn thiện và chỉnh sửa các cơ chế pháp lý có liên quan
đến hoạt động đầu tư của tất cả các lĩnh vực đầu tư. Có các biện pháp điều chỉnh kịp thời đối với lĩnh vực QLDA giúp lãnh đạo Ban QLDA Nhà máy nói riêng và các dự án khác nói chung có giải pháp quản lý thống nhất đối với hoạt động QLDA.
Nhà nước cần tích cực xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quy chuẩn chất lượng để làm tiền đề hoạt động cho Ban QLDA. Hệ thống quy chuẩn, định mức xây dựng phải thống nhất trong tất cả các khâu và rõ ràng đối với từng dự án; các định mức xây dựng phải rõ ràng, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Từ đó, các dự án đầu tư của Ban QLDA có thể tuân thủ theo tiêu chuẩn chất lượng nhất định, giúp cho công tác QLDA thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.
Nhà nước cần mở rộng quan hệ quốc tế, tạo cơ hội cho Ban QLDA có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại.
Nhà nước cũng nên mở các lớp đào tạo chuyên sâu về kỹ năng QLDA để Ban QLDA có cơ hội học hỏi, tích lũy kiến thức và rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn trong khâu quản lý.
Mở các lớp đào tạo về luật xây dựng, luật đấu thầu, khuyến khích cán bộ nhân viên Ban QLDA tìm hiểu về pháp luật để có hiểu biết hoàn thiện hơn về QLDA.