Củng cố bộ máy quản lý và nguồn nhân lực của Ban QLDA thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy z115 bộ quốc phòng (Trang 111 - 113)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Củng cố bộ máy quản lý và nguồn nhân lực của Ban QLDA thuộc

Nhà máy Z115 - Bộ Quốc phòng

Xuất phát từ những hạn chế, tồn tại, từ mục tiêu phát triển Nhà máy trong thời gian tới và phương hướng công tác QLDA tại Công ty, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLDA mở rộng sản xuất tại Nhà máy Z15 như sau:

4.2.1. Củng cố bộ máy quản lý và nguồn nhân lực của Ban QLDA thuộc Nhà máy Z115 Nhà máy Z115

Tiến hành đổi mới, sắp xếp lại cơ cấu lao động trong bộ máy quản lý nhằm phát huy tối đa năng lực của toàn bộ tổ chức; phân bố công việc đầy đủ, phù hợp với năng lực của từng cá nhân tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực. Nhà máy phải có kế hoạch phân bổ nhân lực cụ thể phân công lao động hợp lý tận dụng được hết thời gian làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên, bố trí đúng người đúng công việc, phù hợp với khả năng chuyên môn và trình độ của họ để phát huy tối đa trí tuệ và khả năng sáng tạo của người lao động. Muốn vậy, Ban quản lý dự án cần phải tiến hành tốt công tác đánh giá năng lực và nguyện vọng của các cán bộ nhân viên. Việc bố trí, sắp xếp lao động không chỉ diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư mà còn được tiến hành ngay cả trong giai đoạn thi công dự án. Sau khi dự án đi vào kết thúc, bàn giao, Ban QLDA cần phải bố trí cho các thành viên trong Ban QLDA vào làm tại một bộ phận thích hợp thuộc dự án để đảm bảo họ triển khai được những hiểu biết trong quá trình đầu tư dự án vào quá trình vận hành dự án.

Hiện nay nguồn nhân lực ở Ban QLDA chưa đủ đáp ứng nhu cầu công tác QLDA. Đội ngũ cán bộ QLDA còn yếu về công tác quản lý dự án do hầu hết đều được điều động từ các bộ phận và phân xương trong Nhà máy dẫn đến tình trạng công tác QLDA của Ban QLDA chưa đạt được kết quả như mong muốn. Do đó, đào tạo và xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng và đáp ứng được các yêu cầu của công tác QLDA là hết sức quan trọng.

Muốn vậy, trước hết Ban QLDA cần nhanh chóng tăng cường đào tạo nghiệp vụ QLDA cho đội ngũ cán bộ của Ban bằng nhiều hình thức khác nhau như cử cán bộ đi tham gia các lớp học chuyên ngành quản lý dự án hoặc thuê chuyên gia về đào tạo trực tiếp tại Ban.

- Những phẩm chất cần có ở cán bộ quản lý dự án là: có sự hiểu biết, có kinh nghiệm về lĩnh vực chuyên môn, mạnh về kỹ năng tổng hợp, là một nhà tổ chức, phối hợp tốt mọi người, mọi bộ phận thực hiện dự án. Bản thân từng cán bộ làm công tác đầu tư xây dựng phải có trình độ năng lực, hiểu biết nhất định và đặc biệt phải có sự tâm huyết, nhiệt tình, có trách nhiệm với nghề và có đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy cán bộ làm công tác đầu tư xây dựng phải thường xuyên nghiên cứu văn bản pháp luật để nâng cao trình độ nghiệp vụ về quản lý dự án, về đầu thầu, về giám sát, về định giá...

- Đối với các cán bộ giám sát của chủ đầu tư cần quán triệt tinh thần trước khi nhận nhiệm vụ, nêu rõ đặc điểm vùng miền của dự án, căn cứ vào khả năng sở trường của mỗi cán bộ để giao nhiệm vụ giám sát, bồi thường giải phóng mặt bằng cho thuận lợi. Phân công nhiệm vụ giám sát, bồi thường giải phóng mặt bằng cho mỗi cán bộ phụ trách một dự án riêng biệt để gắn trách nhiệm giải phóng mặt bằng với giám sát, tránh trường hợp ỷ lại giữa cán bộ giám sát và cán bộ giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, trao đổi nghiệp vụ giữa cán bộ, phát động tinh thần tương trợ lẫn nhau trong chuyên môn, nghiệp vụ về kiến thức, về phương pháp, kinh nghiệm trong công việc, trong cách làm việc với dân, với nhà thầu và các đối tác khác. Đánh giá rõ ràng, minh bạch, công khai tạo ra sự đoàn kết bền vững giữa các nhân viên với nhau, giữa nhân viên và cán bộ lãnh đạo Yêu cầu đặt ra cho công tác này là phải luôn cập nhật đầy đủ, chính xác những kiến thức mới về quan điểm đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cho cán bộ quản lý, kết hợp chặt chẽ học lý thuyết với thực tế, học tập lý luận và nghiệp vụ để nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và rèn luyện trong thực tiễn.

- Một trong những khâu cơ bản có tính chiến lược trong xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý dự án đó là công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình để nắm vững các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, có khả năng hoạch định, lập kế hoạch triển khai dự án, quản lý được tiến trình thực hiện dự án, xử lý các sự cố phát sinh, dự đoán, quản lý các rủi ro của dự án và tham mưu cho lãnh đạo, thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo tính thành công của dự án. Nhà máy cần đánh giá lại đội ngũ cán bộ hiện có cả về chất lượng và số lượng để có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng lại. Tiêu chuẩn hoá cán bộ và tổ chức tốt công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cho phù hợp; xác định chính thức chức danh kỹ sư quản lý dự án để có sơ sở tiêu chuẩn hoá nhân lực, cán bộ của các Ban quản lý dự án, cơ quan chuyên môn giúp việc cho chủ đầu tư tiến tới yêu cầu bắt buộc với cán bộ QLDA (chủ nhiệm điều hành dự án) phải có chứng chỉ hành nghề. Để xây dựng được lực lượng cán bộ chuyên môn sử dụng lâu dài cần chú trọng kế hoạch đào tạo mới những cán bộ trẻ, có năng lực để đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo trong tương lai. Cần phải tạo điều kiện thuận lợi, công bằng cho đội ngũ cán bộ có khả năng cạnh tranh lành mạnh, cần phải có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với những cán bộ có bằng cấp, có trình độ, có kinh nghiệm, có như thế mới nâng cao được chất lượng cán bộ.

- Khuyến khích, động viên cán bộ yên tâm công tác thông qua chế độ tiền lương, tiền thưởng nhằm đảm bảo điều kiện vật chất, tinh thần để họ chuyên tâm vào công tác chuyên môn, hạn chế vấn đề tiêu cực, tiến tới việc trả lương theo trình độ chuyên môn, vị trí và trách nhiệm công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy z115 bộ quốc phòng (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)