5. Bố cục của luận văn
3.1.4. Sơ lược về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
3.1.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2015 - 2017
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của Nhà máy thời gian qua được thể hiện qua bảng số liệu tình hình sản xuất kinh doanh của
Nhà máy năm 2015 - 2017 dưới đây:
Qua bảng số liệu trên, ta thấy: doanh thu của Nhà máy có nhiều sự biến động. Năm 2016, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 1,49%; doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 41,07%; thu nhập khác của Nhà máy giảm 52,17% nên doanh thu đã giảm 1,79% tương ứng với 14.420 triệu đồng so với năm 2015. Nhưng sang năm 2017, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 5,76%; doanh thu hoạt động tài chính tăng 205,62%; thu nhập khác tăng 28,72% nên doanh thu tăng 6,21% tương ứng với 49.244 triệu đồng so với năm 2016.
Ta có thể thấy doanh thu của Nhà máy biến động thất thường nhưng chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà máy lại tăng rất nhanh qua các năm: năm 2016 tăng 1,92% tương đương 14.346 triệu đồng; năm 2017 lại tiếp tục tăng 5,22% tương đương 39.837 triệu đồng so với năm 2016. Nguyên nhân khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà máy tăng nhanh như vậy là do các khoản mục cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh đều tăng cao qua các năm: chi phí tài chính tăng bình quân 3,92%; chi phí bán hàng tăng bình quân 18,66%; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng bình quân 2,31%. Chi phí sản xuất kinh doanh tăng nhanh như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy vì vậy Nhà máy cần phải tìm ngay các giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này.
Bảng 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng trưởng (%)
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 BQ
I Doanh thu 807.213 792.793 842.037 98,21 106,21 102,13
1 Doanh thu bán hàng và CCDV 801.913 789.943 835.409 98,51 105,76 102,07
2 Doanh thu hoạt động tài chính 2.839 1.673 5.113 58,93 305,62 144,14
3 Thu nhập khác 2.461 1.177 1.515 47,83 128,72 78,46
II Chi phí 748.762 763.108 802.945 101,92 105,22 103,55
1 Giá vốn hàng bán 612.695 618.774 716.913 100,99 15,86 108,17
2 Chi phí tài chính 6.250 6.500 6.750 104 103,85 103,92
3 Chi phí bán hàng 11.828 15.647 16.655 132,29 106,44 118,66
4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 59.832 60.711 62.627 101,47 103,16 102,31
5 Chi phí khác 58.157 61.476 64.291 105,71 104,58 105,14
III Lợi nhuận trước thuế 36.451 29.685 39.092 81,44 131,69 103,56
IV Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 8.019 5.937 7.818 74.04 131,68 103,55
V Lợi nhuận sau thuế 28.431 23.748 31.274 83,52 131,69 103,56
Cũng chính vì chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà máy tăng cao như vậy nên lợi nhuận trước và sau thuế của Nhà máy qua các năm biến động thất thường. Lợi nhuận sau thuế của Nhà máy năm 2016 giảm 18,55% tương đương 5.413 triệu đồng so với năm 2015. Đến năm 2017, lợi nhuận sau thuế của Nhà máy tăng 7.525 triệu đồng tương đương tăng 31,69% so với năm 2016.
3.1.4.2. Một số chỉ tiêu tài chính của Nhà máy các năm qua
Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Nhà máy thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu tài chính của Nhà máy giai đoạn 2015-2017
Đvt: Lần STT Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 1 Tỷ số nợ 0,51 0,53 0,46 2 Tỷ suất tự tài trợ 0,44 0,47 0,54 3 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 1,48 1,41 1,44
4 Tỷ suất đầu tư 0,32 0,35 0,45
5 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,96 1,89 2,18 6 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 1,24 1,13 1,18
Nguồn: Báo cáo tài chính Nhà máy Z115
Tỷ số nợ của Nhà máy năm 2015 là 0,51; năm 2016 là 0,53 và năm 2017 là 0,46. Ngược lại với tỷ số nợ là tỷ suất tự tài trợ tương ứng là: 0,44; 0,47 và 0,54. Ta thấy Nhà máy đang cố gắng giảm số nợ của mình xuống vì tiền lãi mà Nhà máy phải trả là ngày càng tăng cao nên ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của Nhà máy . Có thể nói đây là một quyết định đúng đắn trong thời buổi hiện nay.
Đối với Nhà máy sản xuất vật liệu thuốc và vật liệu nổ công nghiệp, các sản phẩm cơ khí, điện máy thì TSCĐ có vai trò rất quan trọng nên Nhà máy ngày càng chú trọng hơn đến việc đầu tư TSCĐ. Điều này được thể hiện qua sự tăng lên của tỷ suất đầu tư: năm 2015 là 0,32; năm 2016 là 0,35 và đến năm 2017 là 0,45. Việc đầu tư cho TSCĐ được Nhà máy tiến hành bằng vốn
vay và đi thuê nên tỷ suất tự tài trợ TSCĐ của Nhà máy đã giảm xuống: năm 2015 là 1,48; năm 2016 là 1,41 và năm 2017 là 1,44. Tỷ số này giảm xuống không đáng kể cho thấy sự an toàn trong tình hình tài chính của Công ty.
Một chỉ tiêu khác cũng cho thấy tình hình tài chính của Nhà máy là tương đối an toàn, đó là hệ số khả năng thanh toán. Tuy hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Nhà máy tăng giảm thất thường nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Năm 2015, hệ số này là 1,96; tuy năm 2016 hệ số đã giảm xuống còn 1,89 nhưng năm 2017 hệ số đã tăng lên thành 2,18. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của Nhà máy là khá tốt. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Nhà máy tuy không ổn định qua các năm nhưng nó vẫn lớn hơn 1 nên Nhà máy có thể yên tâm. Tuy nhiên để tình hình tài chính luôn an toàn thì Nhà máy cần phải chú ý hơn đến các khoản nợ ngắn hạn.
Qua những phân tích sơ bộ trên, ta có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong những năm vừa qua là chưa tốt nhưng tình hình tài chính vẫn tương đối khả quan. Do đó, Nhà máy cần phải tìm ra những giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.