5. Bố cục của luận văn
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
Từ các số liệu thu thập được tác giả tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học. Sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập nên các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị...
- Các phương pháp tổng hợp: Phân tổ thống kê, đồ thị thống kê, bảng thống kê.
- Đối với thông tin sơ cấp: Phiếu khảo sát sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin + Phương pháp thống kê, mô tả
Phương pháp này được sử dụng nhằm trình bày một cách khái quát và phản ánh trực quan các số liệu phân tích.
Biểu phân tích được thiết lập theo các dòng, cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích. Trong đó có những dòng, cột dùng để ghi chép các số liệu thu thập được và có những dòng, cột cần tính toán, phân tích.
Các biểu được sử dụng chủ yếu là biểu 5 cột hoặc 8 cột với các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả của công tác quản lý đối với dự án.
+ Phương pháp so sánh
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.
Sử dụng phương pháp này để so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh liên hoàn với mục đích:
- So sánh tình hình công tác tổ chức quản lý đối với dự án mở rộng sản xuất của Nhà máy qua các thời kỳ nghiên cứu.
- So sánh nhiệm vụ thực hiện kế hoạch qua các năm khác nhau - So sánh các đối tượng tương tự
Thông qua phương pháp so sánh, sẽ giúp ta có được các kết luận và kết quả thực hiện công tác tổ chức quản lý dự án mở rộng sản xuất của Nhà máy theo từng dự án nghiên cứu.