5. Kết cấu luận văn
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về quản trị sản xuất của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu nghiên cứu về QTSX của doanh nghiệp đa số là các chỉ tiêu định tính gắn với từng nội dung của QTSX như sau:
2.3.2.1. Chỉ tiêu định lượng
- Cơ cấu nhân lực theo trình độ, tính chất công việc, giới tính
Cách xác định:
Cơ cấu
nhân lực =
Số lượng nhân lực của DN theo từng tiêu chí
100
Tổng số nhân lực của DN
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng của từng loại nhân lực khi phân theo các tiêu chí như trình độ, tính chất công việc, giới tính trong tổng số nhân lực của doanh nghiệp. Việc phân tích chỉ tiêu này sẽ cung cấp thông tin về đặc điểm nhân lực hiện tại của doanh nghiệp, xem xét sự phù hợp của cơ cấu nhân lực với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Cách xác định:
Mức hiệu quả = Công suất hiệu quả
100
Công suất thiết kế
Ý nghĩa: đo lường mức độ sử dụng theo công suất hiệu quả của máy móc thiết bị. Trong đó, công suất thiết kế là công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện được trong những điều kiện thiết kế. Đó là giới hạn tối đa về năng lực sản xuất mà một doanh nghiệp có thể đạt được. Công suất hiệu quả là tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt được trong những điều kiện cụ thể về cơ cấu sản phẩm, dịch vụ, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, khả năng điều hành sản xuất, kế hoạch duy trì, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị và cân đối các hoạt động.
- Mức độ sử dụng của máy móc thiết bị: Cách xác định:
Mức độ sử dụng = Công suất thực tế
100
Công suất thiết kế
Ý nghĩa: đo lường mức độ sử dụng theo công suất thực tế của máy móc thiết bị. Trong thực tế, công suất hiệu quả là mức công suất mong muốn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng tổ chức được các điều kiện theo đúng các chuẩn mực, tiêu chuẩn đã đề ra mà thường có những trục trặc bất thường làm cho quá trình sản xuất không kiểm soát được, khối lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ thấp hơn so với dự kiến mong đợi. Khối lượng sản phẩm các doanh nghiệp đạt được trong thực tế chính là công suất thực tế.
- Mức tồn kho cuối kỳ Cách xác định:
Mức tồn kho cuối kỳ = Tồn đầu kỳ + Sản xuất trong kỳ - Tiêu thụ trong kỳ
Ý nghĩa: đo lường mức tồn kho cuối kỳ của doanh nghiệp
2.3.2.2. Chỉ tiêu định tính
- Công tác lập kế hoạch sản xuất
Tiêu chí đánh giá:
• Có lập kế hoạch sản xuất hay không? • Căn cứ lập kế hoạch sản xuất?
• Kế hoạch sản xuất lập cho thời gian bao lâu?
• Kế hoạch sản xuất có được thông báo rộng rãi tới toàn thể cán bộ công ty?
Ý nghĩa: việc phân tích chỉ tiêu này sẽ là cơ sở cho việc đánh giá các bước trong quy trình lập kế hoạch sản xuất có hợp lý? Các đối tượng tham gia vào việc lập kế hoạch? Căn cứ lập kế hoạch?,…
Đánh giá: công tác lập kế hoạch sản xuất là tốt khi công ty xác định được một quy trình lập kế hoạch sản xuất rõ ràng, chặt chẽ, có sự tham gia của các bộ phận liên quan, việc lập kế hoạch được dựa trên các căn cứ khoa học.
- Công tác lập kế hoạch các nguồn lực
Tiêu chí đánh giá:
• Có xây dựng quy trình xuất – nhập kho NVL? Quy trình đó như thế nào?
• Các NVL/BTP có trong kho có được kiểm tra thường xuyên? • Có thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng tay nghề NLĐ? • Có tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ?
• MMTB có được chú trọng đầu tư?
• MMTB có được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên? • Có lập kế hoạch sử dụng các loại MMTB?
Ý nghĩa: việc nghiên cứu các chỉ tiêu này cho phép đánh giá công tác quản lý yếu tố sản xuất của doanh nghiệp theo từng yếu tố như cung ứng NVL, lao động, máy móc thiết bị,…. cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Đánh giá: công tác lập kế hoạch các nguồn lực được đánh giá tốt khi
• Công ty xây dựng được quy trình xuất – nhập kho NVL hợp lý, thường xuyên kiểm tra số lượng, chất lượng NVL/BTP có trong kho;
• Công ty có được lực lượng lao động đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng tay nghề người lao động và tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động
• Công ty chú trọng đầu tư MMTB, thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng MMTB, hướng dẫn sử dụng cho từng loại máy và có kế hoạch sử dụng các loại MMTB này.
- Công tác thiết kế và phát triển sản phẩm
Tiêu chí đánh giá:
• Có xây dựng quy trình thiết kế sản phẩm? Quy trình đó diễn ra như thế nào?
• Các đối tượng tham gia thiết kế sản phẩm?
• Các sản phẩm được thiết kế có đáp ứng được yêu cầu của khách hàng? • Có tổ chức nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới?
Ý nghĩa: nghiên cứu chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có xây dựng quy trình thiết kế sản phẩm hay không? Quy trình thiết kế sản phẩm gồm những bước nào? Quy trình thiết kế có chặt chẽ?
Đánh giá: công tác thiết kế và phát triển sản phẩm được đánh giá cao khi: việc thiết kế sản phẩm có sự tham gia của các bên liên quan, xây dựng được quy trình thiết kế sản phẩm hợp lý, thiết kế các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng và chủ động nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm mới.
- Về năng lực sản xuất:
Tiêu chí đánh giá:
•Có thực hiện dự báo năng lực sản xuất?
•Dự báo năng lực sản xuất cho thời gian bao lâu? •Căn cứ lập dự báo năng lực sản xuất?
•Năng lực sản xuất hiện tại của các loại MMTB đáp ứng được nhu cầu sản xuất?
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho phép đánh giá về công tác dự báo năng lực sản xuất của công ty, cung cấp thông tin về thời gian dự báo năng lực sản xuất, về các căn cứ lập dự báo năng lực sản xuất, về khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất của các loại MMTB hiện tại?
Đánh giá: đánh giá năng lực sản xuất của công ty được đánh giá tốt khi: công ty có thực hiện việc dự báo năng lực sản xuất và việc dự báo này phải được thực hiện dựa trên các căn cứ khoa học, dự báo năng lực sản xuất cho cả ngắn hạn và dài hạn.
- Về vị trí đặt công ty
Tiêu chí đánh giá:
• Vị trí đặt công ty hiện tại ở đâu? • Vị trí đó có giao thông thuận tiện?
• Có cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như thế nào? • Có thuận tiện cho việc cung ứng NLV và lao động? • Có thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm?
• Có khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai?
Ý nghĩa: nghiên cứu chỉ tiêu này sẽ cho biết việc doanh nghiệp lựa chọn vị trí đặt doanh nghiệp có hợp lý hay không? Vị trí đó có giao thông thuận tiện hay bất tiện? các điều kiện về cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng có đầy đủ, đảm bảo cho SXKD?
Đánh giá: Công ty có vị trí tốt khi có được vị trí địa lý thuận tiện cho giao thông, có cơ sở hạ tầng đầy đủ, tiện nghi, có nguồn cung ứng NVL và lao động dồi dào, thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và phải có khả năng mở rộng trong tương lai.
- Về bố trí sản xuất trong doanh nghiệp
Tiêu chí đánh giá:
• Phương pháp bố trí máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ? • Việc vận chuyển NVL đến nơi sản xuất ra sao?
Ý nghĩa: nghiên cứu chỉ tiêu này cho biết máy móc thiết bị trong công ty được bố trí như thế nào? Theo chức năng, theo khu vực hay theo thứ tự chế biến? Các nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ được sắp xếp ra sao? Việc sắp xếp như vậy có ảnh hưởng gì tới quá trình sản xuất?
Đánh giá: việc bố trí sản xuất được đánh giá tốt khi công ty bố trí sản xuất hợp lý, với đặc thù là công ty sản xuất bao bì carton thì công ty bố trí MMTB theo quy trình sản xuất sẽ là hợp lý, NVL, thiết bị, dụng cụ cũng cần bố trí, sắp xếp hợp lý, theo trật tự, đảm bảo thời gian vận chuyển đến nơi sản xuất nhanh chóng.
- Về kiểm soát hệ thống sản xuất
Tiêu chí đánh giá:
• Quy trình chuẩn bị sản xuất như thế nào? • Quy trình sản xuất thực hiện ra sao?
• Kiểm soát chất lượng sản xuất được thực hiện ở những khâu nào? • Chính sách tồn kho của công ty như thế nào?
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết sau khi sản phẩm được sản xuất sẽ tiếp tục được bàn giao cho ai? Trách nhiệm quản lý sản phẩm thuộc về những ai? Phân tích quy trình quản lý sản phẩm cho phép xác định được trách nhiệm của người quản lý sản phẩm. Bên cạnh đó, việc phân tích chính sách tồn kho cũng cho biết lượng tồn kho của công ty có đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay không?
Đánh giá: công tác kiểm soát hệ thống sản xuất được đánh giá tốt khi công ty xây dựng được quy trình chuẩn bị sản xuất, quy trình sản xuất rõ ràng, chi tiết, phân giao rõ trách nhiệm của các bộ phận trong quy trình đó, công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm được thực hiện ở tất cả các khâu và chính sách tồn kho phải hợp lý, đảm bảo cho SXKD, không để xảy ra tình trạng ứ đọng hay thiếu hụt, ảnh hưởng xấu tới SXKD.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH TÍN THÀNH 3.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Tín Thành
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tín Thành
3.1.1.1. Tên và địa chỉ giao dịch
- Tên Công ty: CÔNG TY TNHH TÍN THÀNH (TIN THANH Co.,LTD) - Địa chỉ: Đường TS7 - KCN Tiên Sơn - Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh. - Điện thoại: (0241).3734.340 - 3734.540 Fax: (0241).3734.341 - Email: admin@tinthanhcarton.vn
- Website: www.tinthanhcarton.vn
- Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất bao bì carton. - Tổng số CB CNV: 135 người.
- Diện tích khu vực Công ty: 36.000 m2. - Logo:
3.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Tín Thành được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2007, do Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy phép Đăng ký Kinh doanh ngày 07/02/2007, tọa lạc tại vị trí: đường TS7 - KCN Tiên Sơn - Xã Hoàn Sơn - Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh, trên diện tích 36.000 m2.
Công ty TNHH Tín Thành là một trong những đơn vị được đầu tư mạnh mẽ về thiết bị và công nghệ trong lĩnh vực bao bì carton tại khu vực phía Bắc. Đã có nền tảng vững chắc về công nghệ, thiết bị để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đạt được uy tín tốt đối với các đối tác lớn trên thị trường trong ngành tiêu dùng sản phẩm bao bì carton như ngành thực phẩm, dược phẩm, nông sản, may mặc, điện tử, …..
Với ưu thế nổi bật là công ty có sức trẻ, với đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, có năng lực, trình độ và tâm huyết với công ty; đi kèm với hệ thống dây truyền thiết bị đồng bộ, hiện đại; đội ngũ công nhân vận hành có tay nghề kỹ thuật cao. Đó
chính là những lợi thế quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng và sự phát triển của công ty. Công ty luôn muốn khẳng định mình trong ngành sản xuất bao bì carton. Qua đó sẽ là bạn hàng tin cậy và thân thiết với tất cả các khách hàng, đối tác.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Công ty TNHH Tín Thành là doanh nghiệp chuyên sản xuất bao bì carton, với các chủng loại đa dạng carton 3 lớp (Sóng A,B) và carton 5 lớp (Sóng AB, BC).
Sản phẩm sản xuất của Công ty TNHH Tín Thành đáp ứng cho các khách hàng thuộc nhiều lĩnh vục nghành nghề khác nhau, bao gồm:
- Thực phẩm - Dược phẩm - Hàng nông sản - May mặc - Điện tử - Vật liệu xây dựng, ....
3.1.3. Quan điểm kinh doanh, cam kết chất lượng và khách hàng phục vụ
Với quan điểm “chất lượng là sự sống còn của doanh nghiệp” được thống nhất từ lãnh đạo cao nhất đến toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty Tín Thành. Đó là hành trang để đồng hành cùng với sự thành công bền vững của các đối tác. Công ty TNHH Tín Thành luôn mong muốn trở thành người bạn đồng hành của các doanh nghiệp. Công ty luôn nỗ lực hết mình để trở thành một trong các doanh nghiệp bao bì carton hàng đầu tại khu vực phía Bắc.
Để thực hiện tốt mục tiêu chất lượng, công ty xi cam kết theo đuổi và tuân thủ chính sách:
- Sử dụng mọi nguồn lực cần thiết để nỗ lực thực hiện, duy trì và cải tiến thường xuyên tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
- Luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của khách hàng để cải tiến liên tục nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Đảm bảo thường xuyên công tác huấn luyện, đào tạo cho nhân viên ở mọi cấp có đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết theo yêu cầu của từng công việc, qui trình
và nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc đáp ứng cao nhất các yêu cầu của khách hàng là nhân tố quyết định mang lại sự thành công cho Công ty.
- Luôn nâng cấp và đổi mới công nghệ thiết bị nhằm đáp ứng tốt những yêu cầu ngày càng cao về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của khách hàng.
- Luôn đảm bảo rằng chính sách này được thấu hiểu, thực hiện tốt và duy trì tại mọi cấp trong công ty.
Công ty TNHH Tín Thành luôn coi việc đảm bảo lợi ích và sự phồn thịnh của khách hàng là cơ hội xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của công ty. Bằng sự nỗ lực, phấn đấu hết sức mình, Tín Thành cam kết sẵn sàng khẳng định trách nhiệm đối với khách hàng thông qua việc đưa ra các sản phẩm, dịch vụ tối ưu và chế độ chăm sóc khách hàng tận tâm, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng với phương châm: “THÀNH CÔNG KHÁCH HÀNG - UY TÍN CHÚNG TÔI”.
* Thông tin về khách hàng:
Với uy tín và chất lượng sản phẩm của mình, trong những năm qua, Công ty đã cung cấp các sản phẩm cho rất nhiều khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại, Công ty đang cung cấp thùng carton cho trên 40 doanh nghiệp, trong đó có một số khách hàng tiêu biểu như: công ty cổ phần Acecook Việt Nam, công ty CP thực phẩm dinh dưỡng Nutifood, công ty Cổ phần bánh kẹo Bibica, công ty Cổ Phần Rượu Vodka Hà Nội,…
3.1.4. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty TNHH Tín Thành
Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty TNHH Tín Thành được tổ chức theo mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên theo Luật doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam. Công ty TNHH Tín Thành có hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc, ban kiểm soát. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc, ban kiểm soát, trưởng Ban kiểm soát do điều lệ công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành.
Hình 3.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Tín Thành
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự, Công ty TNHH Tín Thành)
Hoạt động của Công ty TNHH Tín Thành được tổ chức thành 5 phòng với các