5. Kết cấu luận văn
3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch sản xuất
Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó.
Hình 3.2: Quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Công ty
(Nguồn: Phòng Kế hoạch sản xuất, Công ty TNHH Tín Thành)
Theo sơ đồ trên, căn cứ đơn đặt hàng của khách hàng do phòng kinh doanh đưa xuống quản đốc phân xưởng tính toán lượng NVL cần dùng, thời hạn hoàn thành, lượng công nhân cần thiết sau đó trình lên giám đốc. Trên cơ sở đó giám đốc lập kế hoạch sản phẩm nào cần làm trước, thời hạn hoàn thành, thời gian làm thêm giờ là bao nhiêu để đảm bảo giao hàng đúng hạn.
Như vậy, thực chất kế hoạch sản xuất của DN là kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch tác nghiệp) dựa vào đơn hàng của khách hàng để lên kế hoạch, lịch trình sản xuất, phân giao công việc cho từng người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ. Ưu điểm của phương pháp này hạn chế tối đa lượng hàng tồn kho của DN. Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp do: mất nhiều chi phí đặt hàng và chi phí vận chuyển hơn nữa vào mùa cao điểm
Quản đốc xưởng Đơn đặt hàng Phòng Kinh doanh
Kế hoạch sản xuất
khó nhập đủ chủng loại, số lượng NVL đầu vào phục vụ cho sản xuất; Số lượng nhân công không ổn định, không lập kế hoạch sản xuất làm gia tăng áp lực công việc vào thời điểm mùa vụ, đồng thời chất lượng sản phẩm không đảm bảo do phải thuê thêm lao động ngoài; Quy trình các bước lập kế hoạch chưa có, chưa phân giao trách nhiệm công việc cụ thể cho từng cá nhân, có người công việc chồng chéo, có người không tham gia vào công việc do không phân trách nhiệm làm giảm hiệu quả công tác lập kế hoạch, các hồ sơ tài liệu lưu trữ thông tin cho việc lập kế hoạch chưa có, chỉ dựa trên hợp đồng ký kết với khách để tiến hành sản xuất, điều này gây khó khăn cho việc truy xuất nguồn gốc nguyên nhân nếu có sai hỏng, nhầm lẫn trong quá trình sản xuất.