Kết quả khảo sát về tình hình quản trị sản xuất tại Công ty TNHH Tín Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sản xuất tại công ty TNHH tín thành, KCN tiên sơn, bắc ninh (Trang 81 - 91)

5. Kết cấu luận văn

3.3. Kết quả khảo sát về tình hình quản trị sản xuất tại Công ty TNHH Tín Thành

Để có thể đưa ra được những nhận định, đánh giá xác đáng đối với công tác QTSX tại Công ty TNHH Tín Thành, cần thiết phải có sự khảo sát trực tiếp đối với các nhà lãnh đạo và người lao động tại Công ty. Trên cơ sở khảo sát 15 lãnh đạo cùng với 120 người lao động đang làm việc tại Công ty TNHH Tín Thành, tác giả đã thống kê kết quả khảo sát về tình hình QTSX tại Công ty TNHH Tín Thành như sau:

Thứ nhất, đối với công tác lập kế hoạch sản xuất

Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về công tác lập kế hoạch sản xuất Câu hỏi

Trả lời “Có” Trả lời “Không” Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

1.Trước khi sản xuất có lập kế

hoạch không? 56 41,48 79 58,52

2. Lập kế hoạch sản xuất có

điều tra thị trường không? 43 31,85 92 68,15

3. Kế hoạch sản xuất có được lập cho 01 năm và thông báo đến toàn thể cán bộ công ty không?

28 20,74 107 79,26

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát)

Qua bảng trên có thể thấy rằng, công tác lập kế hoạch sản xuất của Công ty TNHH Tín Thành chưa thực sự được quan tâm khi có tới 58,52% ý kiến khảo sát

cho rằng công ty không lập kế hoạch trước khi khảo sát và có tới 68,15% ý kiến cho rằng công ty không điều tra thị trường khi lập kế hoạch sản xuất. Bên cạnh đó, 79,26% ý kiến cho biết các kế hoạch sản xuất của công ty chủ yếu được lập cho thời hạn ngắn, ít đưa ra kế hoạch dài hạn và không thông báo tới toàn thể cán bộ công ty.

Thứ hai, đối với công tác lập kế hoạch các nguồn lực

Bảng 3.9: Kết quả khảo sát về công tác lập kế hoạch các nguồn lực

Yếu tố Câu hỏi

Trả lời “Có” Trả lời “Không” Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) NVL/ BTP

1. Có thường xuyên kiểm tra số lượng, chất lượng NVL/BTP có trong kho không ?

36 26,67 99 73,33

2. Có xây dựng quy trình

xuất - nhập kho không? 48 35,56 87 64,44

Lao động

1. Có thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng tay nghề người lao động không ?

41 30,37 94 69,63

2. Có tổ chức đào tạo tại chỗ nâng cao tay nghề cho công nhân không?

52 38,52 83 61,48 Máy móc, thiết bị 1. Công ty có chú trọng

đầu tư máy móc, thiết bị? 91 67,41 44 32,59 2. Công ty có hình thành

riêng 1 bộ phận bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị?

47 34,81 88 65,19

3. Công ty có hướng dẫn sử dụng cho từng loại máy móc thiết bị?

56 41,48 79 58,52

4. Việc sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty có được lập kế hoạch trước khi sản xuất?

33 24,44 102 75,56

Về công tác quản lý, bảo quản NVL/BTP: theo như kết quả khảo sát cho thấy công tác này chưa được quan tâm kiểm tra và xây dựng thành quy trình khi chỉ có tới 26,67% ý kiến cho rằng “ Có thường xuyên kiểm tra số lượng, chất lượng NVL/BTP có trong kho” và 35,56% ý kiến cho rằng “Có xây dựng quy trình xuất - nhập kho”, còn lại là không đồng ý với các ý kiến trên. Thực tế cho thấy, công tác kiểm tra NVL/BTP trong kho chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của giám đốc, đây là một trong yếu tố dẫn đến thất thoát, hư hỏng NVL/BTP trong quá trình bảo quản;

Về công tác quản lý sử dụng lao động: mặc dù có 38,52% ý kiến cho rằng công ty có tổ chức đào tạo tại chỗ để nâng cao tay nghề cho công nhân nhưng chưa có biện pháp trong việc đánh giá chất lượng tay nghề đối với người lao động khi có tới 69,63% câu trả lời không thường xuyên kiểm tra tay nghề người lao động.

Về quản lý, sử dụng máy móc thiết bị: theo như kết quả khảo sát thì phần lớn ý kiến được khảo sát cho rằng công ty khá chú trọng trong việc đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc công ty có hình thành riêng một bộ phận bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị hay không thì có tới 65,19% ý kiến cho rằng là không, còn lại 34,81% ý kiến cho rằng có bộ phận bảo dưỡng, sửa chữa riêng. Thực tế, việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị tại công ty chủ yếu do các công nhân tự thực hiện, không hình thành riêng bộ phận chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, khi được hỏi về việc công ty có hướng dẫn sử dụng cho từng loại máy móc thiết bị không thì chỉ có 41,48% ý kiến cho rằng có hướng dẫn, còn lại 58,52% ý kiến cho rằng công ty không hướng dẫn. Một số ý kiến khảo sát cho rằng, công ty không thực hiện việc hướng dẫn chi tiết sử dụng các loại máy móc thiết bị, mà việc hướng dẫn chỉ qua loa và chủ yếu là từ những người sử dụng trước hướng dẫn lại cho những người sử dụng sau. Bên cạnh đó, 75,56% ý kiến được hỏi cho biết, công ty không lập kế hoạch trước khi sử dụng máy móc thiết bị, điều này có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất của công ty khi nhu cầu sản xuất tăng đột biến, các loại máy móc thiết bị hiện tại có thể không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất hoặc cũng có thể gây lãng phí trong đầu tư khi nhu cầu sản xuất trong tương lai giảm đi.

Thứ ba, đối với công tác thiết kế và phát triển sản phẩm

Bảng 3.10: Kết quả khảo sát đối với công tác thiết kế và phát triển sản phẩm Câu hỏi Số lượng Trả lời “Có” Trả lời “Không”

(Người) Tỷ lệ (%)

Số lượng

(Người) Tỷ lệ (%)

1. Công ty có bộ phận thiết kế sản

phẩm riêng? 104 77,04 31 22,96

2. Có sự tham gia của các bộ phận

khác vào việc thiết kế sản phẩm 79 58,52 56 41,48 3. Công ty có xây dựng quy trình thiết

kế sản phẩm? 92 68,15 43 31,85

4. Trong quá trình thiết kế, bộ phận

thiết kế có tư vấn cho khách hàng? 86 63,70 49 36,30 5. Các sản phẩm công ty thiết kế có

đáp ứng được yêu cầu của khách hàng?

110 81,48 25 18,52

6. Công ty có chủ động tổ chức nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới không?

84 62,22 51 37,78

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát)

Qua bảng trên có thể thấy, công tác thiết kế và phát triển sản phẩm của công ty được các đối tượng khảo sát đánh giá khá cao. Cụ thể:

77,04% ý kiến khảo sát cho rằng công ty có bộ phận thiết kế sản phẩm riêng, 68,15% ý kiến khảo sát cho biết công ty có xây dựng quy trình thiêt kế sản phẩm, 63,70% ý kiến được hỏi cho biết, trong quá trình thiết kế sản phẩm, bộ phận thiết kế có thực hiện việc tư vấn cho khách hàng và 81,48% ý kiến được hỏi cho biết các sản phẩm công ty thiết kế đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, khi được hỏi về sự tham gia của các bộ phận khác trong việc thiết kế sản phẩm thì có 58,52% ý kiến được hỏi cho rằng có sự tham gia của các bộ phận khác, đó là bộ phận sản xuất, bộ phận chăm sóc khách hàng,... những góp ý của các bộ phận này góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện sản phẩm của công ty, giúp công ty đưa ra những sản phẩm tốt hơn, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, có tới 62,22% ý kiến được hỏi cho rằng công ty chủ động trong việc tổ chức nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. Thực tế điều tra cho thấy, công ty

đã chủ động nghiên cứu, phát triển ra các sản phẩm mới với mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt để thu hút khách hàng. Các thiết kế của công ty thường hướng về chất lượng, đảm bảo thiết kế chắc chắn, tin cậy và giảm thiểu sai sót trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Như vậy có thể thấy, công ty khá chú trọng đầu tư cho công tác thiết kế sản phẩm, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng, giúp công ty không ngừng mở rộng khách hàng, mở rộng thị trường.

Thứ tư, đối với năng lực sản xuất của công ty

Bảng 3.11: Kết quả khảo sát đối với năng lực sản xuất của công ty Câu hỏi

Trả lời “Có” Trả lời “Không” Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

1. Công ty có thực hiện việc dự báo

năng lực sản xuất của công ty? 52 38,52 83 61,48 2. Công ty có sử dụng máy móc thiết

bị theo mức hiệu quả? 43 31,85 92 68,15

3. Các loại máy móc thiết bị hiện tại

đáp ứng được nhu cầu sản xuất? 79 58,52 56 41,48

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát)

Kết quả khảo sát về năng lực sản xuất của các loại máy móc thiết bị hiện tại của công ty TNHH Tín Thành cho thấy, chỉ có 38,52% ý kiến được hỏi cho rằng công ty có thực hiện việc dự báo năng lực sản xuất, 31,85% ý kiến được hỏi cho rằng công ty sử dụng máy móc thiết bị theo mức hiệu quả, còn lại 68,15% ý kiến được hỏi cho rằng công ty không sử dụng máy móc thiết bị theo mức hiệu quả.

Trong quá trình khảo sát, một số ý kiến cho rằng hiện nay công ty đang sử dụng các máy móc thiết bị vượt qua mức hiệu quả do số lượng máy móc thiết bị có hạn trong khi nhu cầu sản xuất lớn chính vì vậy máy móc thiết bị được sử dụng với công suất cao, cao hơn mức công suất hiệu quả.

Khi được hỏi các loại máy móc thiết bị hiện tại có đáp ứng được nhu cầu sản xuất hay không thì phần lớn (58,82%) ý kiến kiến được hỏi cho rằng đáp ứng được

vì công suất sử dụng thực tế của các loại máy móc thiết bị này vẫn thấp hơn công suất thiết kế. Tuy nhiên, một số ý kiến được khảo sát lo ngại về khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tương lai của các loại máy móc thiết bị này.

Bảng 3.12: Kết quả khảo sát đối với dự báo năng lực sản xuất của công ty Tiêu chí Số người lựa chọn Tỷ lệ (%)

1. Dự báo năng lực sản xuất

của công ty cho thời gian? 135 100,00

- Dưới 3 năm 89 65,93

- Từ 3 đến dưới 5 năm 27 20,00

- Từ 5 đến dưới 10 năm 19 14,07

- Từ 10 năm trở lên 0 0,00

2. Dự báo năng lực sản xuất

được dựa trên các căn cứ? 135 100,00

- Kế hoạch SXKD của công ty 105 77,78

- Mức độ sử dụng các loại

MMTB trong quá khứ 88 65,19

- Giá trị còn lại của các loại

MMTB 72 53,33

- Các căn cứ khác 34 25,19

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát)

Khi được hỏi về thời gian dự báo năng lực sản xuất của công ty, đa so (65,93%) ý kiến được hỏi cho rằng công ty dự báo năng lực sản xuất của công ty cho thời gian 3 năm, 20% ý kiến cho rằng, thời gian dự báo là từ 3 đến dưới 5 năm, 14,07% ý kiến cho rằng thời gian dự báo là từ 5 đến dưới 10 năm và không có ý kiến nào cho rằng công ty thực hiện dự báo năng lực sản xuất cho thời gian từ 10 năm trở lên. Như vậy, có thể thấy, công ty mới chủ yếu tập trung thực hiện dự báo năng lực sản xuất cho ngắn hạn, chưa chú trọng việc thực hiện dự báo năng lực sản xuất cho dài hạn. Mặc dù, trong tương lai, có nhiều yếu tố tác động, biến đổi khiến cho việc dự báo năng lực sản xuất dài hạn gặp khó khăn nhưng công ty vẫn cần có dự báo dài hạn để có thể chủ động đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tương lai.

Khi được hỏi về căn cứ được sử dụng để thực hiện dự báo năng lực sản xuất, 77,78% ý kiến được hỏi cho rằng công ty thực hiện dự báo dựa trên kế hoạch SXKD, 65,19% ý kiến được hỏi cho rằng công ty dựa trên căn cứ mức độ sử dụng các loại MMTB trong quá khứ và 53,33% ý kiến cho rằng công ty dựa trên giá trị còn lại của các loại MMTB, chỉ có 25,19% ý kiến cho rằng ngoài các căn cứ trên thì công ty còn dựa trên các căn cứ khác. Qua đó có thể thấy, công ty đã thực hiện việc dự báo năng lực sản xuất dựa trên các căn cứ khoa học.

Thứ năm, về vị trí đặt công ty

Bảng 3.13: Kết quả khảo sát về vị trí đặt công ty Câu hỏi

Trả lời “Có” Trả lời “Không” Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

1. Công ty có đặt tại địa điểm có vị trí

địa lý, giao thông thuận tiện? 118 87,41 17 12,59 2. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho SXKD

của công ty có tốt hay không? 87 64,44 48 35,56

3. Vị trí đặt công ty có thuận tiện cho việc cung cấp nguyên vật liệu và lao động?

98 72,59 37 27,41

4. Vị trí đặt công ty có thuận lợi cho

việc tiêu thụ sản phẩm? 94 69,63 41 30,37

5. Vị trí đặt công ty hiện tại có khả

năng mở rộng trong tương lai? 118 87,41 17 12,59

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát)

Có thể thấy rằng, đối với vị trí đặt công ty được các đối tượng khảo sát đánh giá khá cao. Cụ thể:

Có tới 87,41% ý kiến được hỏi cho rằng công ty được đặt tại địa điểm có vị trí địa lý, giao thông thuận tiện, 64,44% ý kiến được hỏi cho rằng cơ sở hạ tầng phục vụ cho SXKD của công ty khá tốt và có tới 72,59% ý kiến được hỏi cho biết vị trí đặt công ty rất thuận tiện cho việc cung cấp nguyên vật liệu và nguồn lao động,

69,63% ý kiến được hỏi cho rằng vị trí công ty thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và 87,41% ý kiến cho rằng vị trí hiện tại của công ty có khả năng mở rộng trong tương lai.

Thực tế, công ty TNHH Tín Thành chọn KCN Tiên Sơn làm vị trí tọa lạc, cùng với chính sách tăng cường thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh, KCN Tiên Sơn được đầu tư khá lớn, KCN Tiên Sơn đặc biệt chú trọng trong quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và tiên tiến, từ hệ thống giao thông thuận lợi, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc hiện đại và hoàn hảo, đến các hệ thống hạ tầng xã hội và dịch vụ hỗ trợ đa dạng và phong phú, tạo điều kiện tốt nhất và thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong KCN. Chính vì vậy, khi lựa chọn KCN Tiên Sơn làm vị trí đặt công ty, công ty TNHH Tín Thành đã được hưởng những điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD của mình. Ngoài ra, Bắc Ninh còn là tỉnh có nhiều KCN, điều này rất thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hơn nữa, hiện nay quỹ đất của KCN Tiên Sơn Bắc Ninh vẫn còn nhiều, do đó sẽ thuận lợi cho việc mở rộng quy mô của công ty sau này.

Thứ sáu, đối với bố trí sản xuất trong công ty

Bảng 3.14: Kết quả khảo sát về bố trí sản xuất trong công ty Tiêu chí Số người lựa chọn Tỷ lệ (%)

1. Máy móc thiết bị hiện tại của

công ty được sắp xếp theo? 135 100,00

- Thứ tự chế biến 0 0,00

- Chức năng 135 100,00

- Khu vực 0 0,00

2. Hiện nay, việc vận chuyển

nguyên vật liệu đến nơi sản xuất? 135 100,00

- Nhanh chóng, thuận tiện 63 46,67

- Mất nhiều thời gian 72 53,33

Đối với việc bố trí sản xuất trong công ty, 100,00% ý kiến được hỏi cho rằng các máy móc thiết bị tại công ty không được bố trí theo thứ tự chế biến mà được bố trí theo chức năng, điều này làm cho giảm hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị.

Ngoài ra, có tới 53,33% ý kiến được hỏi cho biết, các nguyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho sản xuất không được sắp xếp theo trật tự, điều này làm cho người lao động mất thời gian tìm kiếm khi cần sử dụng.

Ngoài ra, khi được hỏi về việc sắp xếp nguyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sản xuất tại công ty TNHH tín thành, KCN tiên sơn, bắc ninh (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)