Đối với Công ty TNHH Tín Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sản xuất tại công ty TNHH tín thành, KCN tiên sơn, bắc ninh (Trang 113 - 122)

5. Kết cấu luận văn

4.3.3. Đối với Công ty TNHH Tín Thành

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức đặc biệt là đội ngũ cán bộ QTSX góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý và điều hành hoạt động sản xuất. Đồng thời xây dựng chế độ đãi ngộ, lương thưởng hợp lý và công bằng nhằm thu hút và giữ chân cán bộ quản lý có năng lực làm việc lâu dài cho công ty.

- Ứng dụng các phương thức QTSX mới vào hoạt động sản xuất, thường xuyên tổ chức các buổi học, hướng dẫn kỹ thuật nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân nhằm đảm bảo tính thống nhất trong chất lượng sản phẩm.

- Xây dựng hệ thống quy trình các bước thực hiện công việc và phân giao công việc cụ thể cho từng cá nhân, đảm bảo hệ thống quản lý gọn nhẹ và chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng; Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng, tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất. Nâng cao uy tín của lãnh đạo, giúp lãnh đạo quản lý một cách hiệu quả hoạt động trong Doanh nghiệp; Nâng cao năng xuất lao động, tăng lợi nhuận và giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực. Nhân viên trong công ty hiểu rõ hơn vai trò của mình trong đơn vị, biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc.

- Tăng cường liên kết hợp tác kinh tế với các nhà cung cấp đầu vào giúp DN giảm áp lực về nguyên vật liệu, có nguồn cung cấp NVL ổn định không bị ép giá vào mùa cao điểm, bảo đảm ổn định sản xuất góp phần làm giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm..

- Xây dựng định mức cụ thể cho từng yếu tố như: định mức tiêu hao nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, định mức công lao động, định mức khấu hao máy móc thiết bị... phù hợp với đặc điểm DN, đảm bảo sử dụng hợp lý và tiết kiệm yếu tố đầu vào nhằm tăng năng lực cạnh tranh và phát triển sản xuất bền vững.

KẾT LUẬN

Ngày nay, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng và yêu cầu về các sản phẩm bao bì carton cũng ngày càng khắt khe hơn. Đứng trước tình hình đó, để cạnh canh buộc các doanh nghiệp cần có giải pháp để cung ứng được sản phẩm vừa có giá cả phải chăng đồng thời cũng phải có chất lượng tốt. Thông qua việc QTSX doanh nghiệp có thể kiểm soát được quy trình sản xuất sản phẩm, lựa chọn công nghệ sản xuất cũng như tìm kiếm được nguồn nguyên liệu sạch đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Như vậy, có thế thấy QTSX là một bước quan trọng giúp nâng cao và khẳng định vị thế của công ty bạn trong lòng người tiêu dùng.

Nhận thức được điều này, trong những năm qua công ty TNHH Tín Thành luôn quan tâm đến công tác QTSX và đã đạt một số kết quả tích cực trong công tác QTSX của mình như: chú trọng đầu vào công tác thiết kế sản phẩm và cho ra đời những sản phẩm có mẫu mã đẹp, bắt mắt; đầu tư vào máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến; kiểm tra thường xuyên quá trình sản xuất; quản lý sản phẩm đầu ra được quan tâm và thực hiện khá đầy đủ,.... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QTSX tại Công ty vẫn còn có những tồn tại, hạn chế nhất định, đó là: công tác lập kế hoạch chưa được chú trọng; chưa xây dựng định mức tiêu hao NVL, CCDC; lao động tay nghề chưa cao, chưa có kỹ năng; máy móc thiết bị chưa được sử dụng hiệu quả,....

Với các kết quả trên đây, luận văn đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra đó là: hệ thống hóa cơ sở lý luận về QTSX của doanh nghiệp; phân tích thực trạng công tác QTSX tại Công ty TNHH Tín Thành; đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác QTSX tại công tyTNHH Tín Thành.

Những giải pháp đã gợi ý trong luận văn là gợi ý chính sách quan trọng đối với ban lãnh đạo công ty TNHH Tín Thành trong việc tăng cường quản trị sản xuất thời gian tới. Do thời gian và trình độ có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được các góp ý của các Thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh An (2006), Giáo trình Quản trị sản xuất, Trường Đại học Bưu chính Viễn Thông.

2. Ngô Xuân Bình, Hoàng Văn Hải (2004), Giáo trình kinh tế và quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Nguyễn Thượng Chính (2006), Giáo trình tổ chức sản xuất, Nhà xuất bản Hà Nội 4. Công ty TNHH Tín Thành (2015, 2016, 2017), Báo cáo hoạt động sản xuất

kinh doanh

5. Công ty TNHH Tín Thành (2015, 2016, 2017), Báo cáo tài chính

6. Công ty TNHH Tín Thành (2017), Quy trình sản xuất và quản lý các sản phẩm chủ yếu

7. Phạm Thị Mỹ Dung ( 2009), Bài giảng hệ thống kiểm soát nội bộ, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội.

8. Phòng Kế hoạch sản xuất, Công ty TNHH Tín Thành (2015, 2016, 2017), Báo cáo tổng hợp kế hoạch sản xuất hàng năm

9. Phòng Kế hoạch sản xuất, Công ty TNHH Tín Thành (2015, 2016, 2017), Báo cáo tình hình cung ứng nguyên vật liệu sản xuất hàng năm

10. Phòng Sản xuất, Công ty TNHH Tín Thành (2015, 2016, 2017), Quy trình xuất nguyên vật liệu sản xuất vào sử dụng.

11. Phòng Sản xuất, Công ty TNHH Tín Thành (2015, 2016, 2017), Quy trình thiết kế sản phẩm

12. Trần Thanh Hương (2007), Lập kế hoạch sản xuất ngành may, Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM.

13. Nguyễn Quang Khải (2015), Quản trị chất lượng sản xuất tại Nhà máy Fujiton Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

14. Nguyễn Văn Nghiến (2008), Quản lý sản xuất và tác nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục. 15. Đồng Thị Thanh Phương (2005), Quản trị sản xuất và dịch vụ, Nhà xuất bản

Thống Kê.

17.Hà Minh Tân (2012), Nghiên cứu phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kỹ thuật công nghiệp - ĐHTN.

18. Trương Đoàn Thể (2015), Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

19. Nguyễn Kim Truy, Trần Đình Hiền, Phan Trọng Phức (2002), Quản trị sản xuất, Nhà xuất bản Thống Kê

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH TÍN THÀNH

(Địa chỉ: Khu CN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

Phiếu điều tra thu thập thông tin về công tác quản trị sản xuất nhằm phục vụ đề tài luận văn cao học. Kết quả khảo sát chỉ phục vụ mục đích khoa học của đề tài nghiên cứu. Thông tin về Anh/chị được giữ kín và chỉ được công bố khi có sự đồng ý của Anh/chị!

Phần I: Thông tin cá nhân (đánh dấu “X”vào các câu hỏi).

1. Giới tính:

Nam Nữ

2. Nhóm tuổi:

18 - 30 tuổi 46 - 55 tuổi

31 - 45 tuổi Trên 55 tuổi

3. Vị trí công tác:

Công nhân Cán bộ quản lý

Nhân viên Cán bộ quản lý cấp cao

4. Số năm công tác:

Dưới 1 năm Từ 3 - 5

Từ 1 - 3 năm Trên 5 năm

5. Trình độ học vấn:

Trên Đại học Cao đẳng Sơ cấp, CN kỹ thuật

Đại học Trung cấp

1. Trình độ chuyên môn:………. 2. Bộ phận làm việc: ………..

Phần 2: Đánh giá hoạt động quản trị sản xuất tại Công ty

Vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của Anh (Chị) về các vấn đề dưới đây:

I. Đối với lập kế hoạch sản xuất

1Trước khi sản xuất có lập kế hoạch sản xuất không?

 Có  Không

Nếu có thì ai lập?...……… 2Lập kế hoạch sản xuất có điều tra nghiên cứu thị trường không?

3Kế hoạch sản xuất có được lập cho 01 năm và thông báo đến toàn thể cán bộ công ty không?

 Có  Không

Nếu có thì ai lập?...………

II. Đối với lập kế hoạch các nguồn lực

a. Quản lý sử dụng NVL/BTP

1.Có xây dựng quy trình xuất - nhập - kho không?

 Có  Không

2.Có kiểm tra kỹ trang thiết bị trước khi sản xuất không?

 Có  Không

Nếu có thì ai chịu trách nhiệm kiểm tra:...

b. Quản lý, sử dụng lao động

1.Có thường xuyên kiểm tra chất lượng tay nghề người lao động xem có đáp ứng được yêu cầu của sản xuất không?

 Có  Không

Nếu có thì hình thức kiểm tra như thế nào?... 2.Có thường xuyên tổ chức đào tạo tại chỗ nâng cao tay nghề cho công nhân không?

 Có  Không

c. Quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị

1. Công ty có chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị

 Có  Không

2. Công ty có hình thành riêng 1 bộ phận bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị?

 Có  Không

3. Công ty có hướng dẫn sử dụng cho từng loại máy móc, thiết bị?

 Có  Không

4. Việc sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty có được lập kế hoạch trước khi sản xuất?

III. Đối với công tác thiết kế và phát triển sản phẩm

1. Công ty có bộ phận thiết kế sản phẩm riêng?

 Có  Không

2. Có sự tham gia của các bộ phận khác vào việc thiết kế sản phẩm?

 Có  Không

Nếu Có, ngoài bộ phận thiết kế sản phẩm còn có bộ phận nào khác tham gia vào việc thiết kế sản phẩm?...

3. Công ty có xây dựng quy trình thiết kế sản phẩm?

 Có  Không

4. Trong quá trình thiết kế, bộ phận thiết kế có tư vấn cho khách hàng?

 Có  Không

5. Các sản phẩm công ty thiết kế có đáp ứng được yêu cầu của khách hàng?

 Có  Không

6. Công ty có chủ động tổ chức nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới không?

 Có  Không, chỉ nghiên cứu, thiết kế khi có đơn đặt hàng của khách hàng

7. Các thiết kế của công ty thường hướng về?  Thiết kế chắc chắn

 Thiết kế để sản xuất  Thiết kế tin cậy  Khác

8. Đối với năng lực sản xuất của công ty

1. Công ty có thực hiện việc dự báo năng lực sản xuất của công ty?

 Có  Không

2. Nếu Có, dự báo năng lực sản xuất của công ty thường là dự báo cho thời gian bao lâu?

 Dưới 3 năm

 Từ 3 đến dưới 5 năm  Từ 5 đến dưới 10 năm  Từ 10 năm trở lên

3. Dự báo năng lực sản xuất được dựa trên những căn cứ nào?  Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty

 Mức độ sử dụng các loại máy móc, thiết bị trong quá khứ  Giá trị còn lại của các loại máy móc, thiết bị

 Các căn cứ khác

4. Hiện tại, Công ty có sử dụng máy móc thiết bị theo mức hiệu quả?

 Có  Không

5. Các loại máy móc thiết bị hiện tại đáp ứng được nhu cầu sản xuất?

 Có  Không

9. Đối với vị trí đặt công ty

1. Công ty có đặt tại địa điểm có vị trí địa lý, giao thông thuận tiện?

 Có  Không

2. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho SXKD của công ty có tốt hay không?

 Có  Không

3. Vị trí đặt công ty có thuận tiện cho việc cung cấp nguyên vật liệu và lao động?

 Có  Không

4. Vị trí đặt công ty có thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm?

 Có  Không

Nếu Có/Không, tại sao?... 5. Vị trí đặt công ty hiện tại có khả năng mở rộng trong tương lai?

 Có  Không

10. Đối với bố trí sản xuất trong công ty

1. Máy móc thiết bị tại công ty được bố trí theo?  Thứ tự chế biến

 Chức năng  Khu vực

2. Nguyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho sản xuất có được sắp xếp theo trật tự?

3. Hiện nay, việc vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi sản xuất?  Nhanh chóng, thuận tiện

 Mất nhiều thời gian

4. Quy trình sản xuất có được sắp xếp cho thuận lợi dòng cung cấp nguyên vật liệu?

 Có  Không

VII. Đối với kiểm soát hệ thống sản xuất

1. Hiện nay, chính sách tồn kho của công ty có đảm bảo cho sản xuất?  Đảm bảo

 Không đảm bảo, vẫn còn tình trạng chậm trễ trong cung ứng NVL 2. Vệ sinh công nghiệp có được công ty chú trọng, quan tâm không?

 Có  Không

3. Việc kiểm soát chất lượng sản xuất được thực hiện khi nào?  Trước khi sản xuất

 Trong quá trình sản xuất  Sau khi sản xuất xong  Cả 3 giai đoạn trên

4. Có xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm hoàn thiện không?

 Có  Không

5. Kiểm tra sản phẩm hoàn thành có ghi văn bản không?

 Có  Không

Nếu có thì ai ghi chép?... 7.Anh/chị có đề xuất gì về quản trị sản xuất hiện tại tại công ty không?

 Có  Không

Nếu có, đề xuất những nội dung gì?.

... ... ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sản xuất tại công ty TNHH tín thành, KCN tiên sơn, bắc ninh (Trang 113 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)