Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam​ (Trang 59 - 61)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠ

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Một là, điều kiện kinh tế

Cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hƣởng nghiêm trọng: lạm phát lên đến 19,89%, tốc độ tăng trƣởng GDP chỉ đạt mức 6,2%, thị trƣờng chứng khoán, bất động sản bị ngừng trệ, hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản. Đến nay, dù nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi nhƣng GDP vẫn còn thấp và tăng trƣởng chậm gây ảnh hƣởng đến nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo tổng cục thống kê, trong năm 2014, số doanh nghiệp thành lập mới là 74.824 doanh nghiệp nhƣng số lƣợng bị giải thể, ngƣng hoạt động cũng lên tới 67.823 doanh nghiệp; nguồn vốn FDI chỉ đạt 20,2 tỷ USD giảm 6,9% so với năm 2013. Tình trạng nền kinh tế còn yếu, chậm phục hồi đã ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua. Đặc biệt là trong nghiệp vụ tín dụng.

Hai là, môi trường pháp lý

Khuôn khổ thể chế liên quan đến phát triển DVNH còn bất cập, chƣa hoàn chỉnh và đồng bộ. Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến DVNH nhƣng hệ thống pháp luật ngân hàng hiện nay chƣa hoàn chỉnh, chƣa đồng bộ, chƣa đủ khả năng bao quát hết các vấn đề và phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử.

Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ ứng dụng Internet nhƣ: Ebanking, homebanking... còn thiếu, chậm đổi mới và hoàn thiện so với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại và triển khai rộng rãi các DVNH hiện đại, chƣa tạo cơ sở cho việc xử lý các tranh chấp, tạo ra tâm lý ngần ngại khi sử dụng và cung cấp các dịch vụ này.

Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc chƣa đánh giá đúng và đầy đủ về những yêu cầu đối với môi trƣờng pháp lý, điều kiện hoạt động để khuyến khích và bảo đảm cho sự phát triển an toàn, hiệu qủa của hệ thống ngân hàng, do đó chƣa có chiến lƣợc và giải pháp hỗ trợ phát triển DVNH một cách có hệ thống.

Ba là, môi trường dân cư, văn hóa xã hội

Tại Việt Nam, trình độ văn hóa của ngƣời dân còn thấp, sự hiểu biết về dịch vụ ngân hàng còn hạn chế dẫn đến việc ngƣời dân ngại sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hoặc nếu có thì họ chỉ sử dụng các dịch vụ cơ bản tại quầy giao dịch nhƣ tiết kiệm, chuyển khoản còn các dịch vụ sử dụng công nghệ cao nhƣ ngân hàng điện tử vẫn khiến họ e dè.

Thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời dân. Với ngƣời dân, việc thanh toán mà không đƣợc trực tiếp nhìn thấy tiền làm họ cảm thấy bất an. Ngay cả trong mua sắm trực tuyến, số lƣợng ngƣời mua sắm trực tuyến ngày càng tăng nhƣng số lƣợng ngƣời sử dụng dịch vụ ngân hàng để thanh toán thì tƣơng đối thấp.

Biểu đồ 2.14. Hình thức thanh toán khi mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

Nguồn Tiền mặt khi nhận hàng Ví điện tử Chuyển khoản qua ngân hàng thẻ cào Thẻ thanh toán 74% 8% 41% 9% 11%

Bốn là, đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, cuộc cạnh tranh giành thị phần bán lẻ của các ngân hàng thƣơng mại đang nóng hơn bao giờ hết. Không chỉ các ngân hàng trong nƣớc, các ngân hàng nƣớc ngoài nhƣ ANZ, HSBC, Citibank giờ đây đều đã triển khai các chiến lƣợc mở rộng bán lẻ tại Việt Nam và đang từng bƣớc gia tăng thị phần. Các ngân hàng nƣớc ngoài với kinh nghiệm trong mảng bán lẻ, trình độ công nghệ, quản lý cao và nguồn tài chính dồi dào từ ngân hàng mẹ luôn tạo ra đƣợc những sản phẩm, dịch vụ mới với hàm lƣợng công nghệ cao để đáp ứng nhƣ cầu ngƣời tiêu dùng. Điều này đã thực sự tạo nên sức ép lớn đối với các ngân hàng nội vì các sản phẩm, dịch vụ sẽ trở nên sớm lỗi thời và giảm sức cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam​ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)