0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM​ (Trang 61 -65 )

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠ

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Một là, nguồn vốn tự có

Vốn tự có của BIDV chủ yếu là vốn điều lệ do Nhà nƣớc cấp. Tuy hiện nay BIDV là một trong những NHTM có vốn điều lệ cao, tính đến 2014 vốn điều lệ của BIDV là 28.112 tỷ đồng nhƣng nếu so với các ngân hàng trong khu vực và quốc tế thì con số này không phải là lớn. Nguồn vốn tự có hạn chế sẽ làm giảm khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng và ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ công nghệ, cơ sở hạ tầng qua đó làm hạn chế khả năng phát triển dịch vụ bán lẻ.

Hai là, Kênh phân phối chưa thật sự hiệu quả

Mạng lƣới rộng lớn trải khắp toàn quốc là một thế mạnh của BIDV nhƣng nó sẽ là trở ngại cho việc triển khai công nghệ mới, triển khai và phát triển dịch vụ NHBL nếu không có sự điều phối tốt từ trụ sở chính cũng nhƣ sự phối hợp giữa các chi nhánh sẽ dẫn đến tình trạng chất lƣợng dịch vụ không đồng nhất giữa các chi nhánh.

Mạng lƣới của BIDV còn dàn trãi, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm nên thị phần của BIDV có xu hƣớng thu hẹp qua các năm. Hình ảnh của các điểm mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm chƣa thống nhất, chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu riêng biệt của BIDV. Việc mở rộng mạng lƣới kênh phân phối hiện đại triển khai chậm. Đây cũng là bất lợi của BIDV khi mở rộng hoạt động bán lẻ, trong khi các ngân hàng TMCP lớn hầu nhƣ đều đã có kênh phân phối này.

Trong những năm qua, BIDV luôn chú trọng đầu tƣ, phát triển công nghệ thông tin và ứng dụng và sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Hệ thống corebanking chƣa đáp ứng tối đa nhu cầu quản lý và phát triển sản phẩm đa dạng nên phần nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm. Bên cạnh đó, trình độ công nghệ của các ngân hàng có sự chênh lệch với nhau do tiềm lực tài chính khác nhau dẫn đến việc liên kết các sản phẩm công nghệ giữa các ngân hàng bị hạn chế.

Bốn là, trình độ quản lý và nguồn nhân lực

Hiện nay, các cán bộ quản lý, các nhân viên của BIDV vẫn còn thiếu kinh nghiệm về bán lẻ và đặc biệt là khả năng làm chủ công nghệ thông tin còn hạn chế. Trong những năm qua, BIDV luôn chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực nhƣng chất lƣợng của nguồn nhân lực vẫn chƣa đƣợc đảm bảo. Đây là yếu điểm không chỉ của riêng BIDV mà là còn của các NHTM nhà nƣớc nói chung. Trong khi đó, các ngân hàng nƣớc ngoài lại có lợi thế về nguồn nhân lực chất lƣợng cao do chính sách đãi ngộ tốt.

Năm là, hoạt động Marketing

Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm vẫn chƣa đƣợc coi trọng đúng mức nên sản phẩm, dịch vụ mới không phát huy đƣợc hiệu quả nhƣ mong đợi. Công cụ triển khai marketing còn lạc hậu, đơn điệu dẫn đến không thực sự định vị đƣợc sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí khách hàng. Đồng thời, vai trò của truyền thông đại chúng vẫn chƣa đƣợc tận dụng để mang lại hiệu quả cao trong công tác Marketing.

Sáu là, chính sách khách hàng

Chính sách khách hàng chỉ tập trung vào nhóm khách VIP và chƣa thật sự dựa trên nhu cầu, sở thích, thói quen… của khách hàng. Trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt hiện nay, chính sách khách hàng là một trong những lợi thế để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần phải nghiên cứu kĩ khách hàng của mình để đƣa ra chính sách khách hàng phù hợp.

Bảy là, thiếu kinh nghiệm và chưa thật sự chú trọng dịch vụ bán lẻ.

Xuất phát và hoạt động chủ yếu là bán buôn nên BIDV có rất ít kinh nghiệm trong phát triển mảng bán lẻ. Trong khi đó với kinh nghiệm nhiều năm phát triển mảng bán lẻ, đối thủ ACB luôn nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trƣờng và tạo ra một danh mục sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu của ngƣời sử dụng.

Hơn nữa ngân hàng vẫn còn quá chú trọng bán buôn, chƣa thực sự nhận thức đƣợc vai trò và xu hƣớng phát triển của dịch vụ NHBL. Thu nhập của dịch vụ ngân hàng bán lẻ chỉ chiếm khoảng 21% trong tổng thu nhập của ngân hàng trong khi tại các ngân hàng có định hƣớng bán lẻ sớm nhƣ ACB thì tỷ lệ này là trên 50%.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tóm lại, chƣơng 2 của luận văn đã đi vào phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHBL của BIDV giai đoạn 2012 – 2014 từ đó chỉ ra những hạn chế của ngân hàng. Cụ thể, chƣơng 2 của luận văn gồm những nội dung sau:

Thứ nhất, tác giả đã giới thiệu sơ lƣợc về BIDV thông qua quá trình hình thành, tình

hình hoạt động kinh của ngân hàng giai đoạn 2011 – 2014.

Thứ hai, tác giả đi sâu vào thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng BIDV bao gồm các dịch vụ: dịch vụ huy động vốn, dịch vụ tín dụng, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thanh toán. Tác giả cũng đi vào phân tích và so sánh những kết quả đạt đƣợc của BIDV với những ngân hàng khác. Qua đó, luận văn cho thấy những hạn chế, những điều đạt đƣợc của ngân hàng trong quá trình phát triển.

Thứ ba, tác giả đi vào giải thích nguyên nhân dẫn đến hạn chế bao gồm nguyên nhân

khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Những nguyên nhân nêu trên sẽ là cơ sở cho những giải pháp sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng 3 để góp phần phát triển dịch vụ bán lẻ của BIDV.

CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM​ (Trang 61 -65 )

×