Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ NHBL tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh sông công (Trang 75 - 83)

5. Kết cấu của luận văn:

3.3 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng

hàng TMCPCông thương Việt Nam, Chi nhánh Sông Công

3.3.1 Yếu tố chủ quan

3.3.1.1 Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành

'Trình độ của cán bộ quản lý điều hành có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển dịch vụ NHBL do đây là đội ngũ cán bộ đề ra những định hướng, chiến lược phát triển của ngân hàngtừng thời kỳ. Giai đoạn 2016-2018, trình độ cán bộ quản lý điều hành tại Vietinbank chi nhánh Sông Công như sau:

(Nguồn: Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Sông Công)

Biểu đồ3.3: Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý điều hành

Trình độ của cán bộ quản lý tại Vietinbank chi nhánh Sông Công khá cao, giai đoạn 2016-2018, số lượng cán bộ quản lý tại ngân hàng không thay đổi (16 cán bộ) song 'trình độ cán bộ tăng dần theo hướng gia tăng cán bộ trình độ sau đại học và giảm cán bộ trình độ đại học. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để 'Chi nhánh phát triển kinh doanh dịch vụ NHBL nhờ xây dựng được các chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Chi nhánh.

11 9 8 5 7 8 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Sau đại học Đại học

năm của Vietinbank chi nhánh Sông Công thì: “'các kỹ năng quản trị, điều hành của cán bộ quản lý tại ngân hàng còn hạn chế, lãnh đạo không có sự am hiểu về thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh nên chưa xây dựng được hệ thống hoạt động gắn kết, hiệu quả'. Từ đó ảnh hưởng đến việc định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng.”

3.3.3.2 Chiến lươc phát triển

Về mục tiêu chiến lược: Tuân theo đúng các định hướng mà NHCT đã đề ra trước kia, cụ thể:o Mở rộng và phát triển thị phần bán lẻ của ngân hàng trên địa bàn thành phố Sông Công và một số khu vực lân cận; (2)Xây dựng Vietinbank chi nhánh Sông Công trở thành Chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống các NHTM trên địa bàn; (3)Cung cấp các dịch vụ ngân hàng như tín dụng, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh, hoạt động theo thông lệ quốc tế; (4)Hoạt động an toàn, quản lý rủi ro trong giới hạn hợp lý, phát triển mạnh và bền vững, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng với đa lĩnh vực - đa sản phẩm - dịch vụ - tiện ích có chất lượng ngày càng được đồi mới, hoàn thiện.”

Về nội dung của chiến lược: Theo định hướng của riêng mình, Vietinbank CN Sông Công hướng đến: “1)phát triển hệ thống dịch vụ NHBL đa dạng, đa tiện ích thỏa mãn nhu cầu, của khách hàng và thị trường trên cơ sở nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống. (2)Tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại gắn với ứng dụng của công nghệ cao, mở rộng và phát triển các dịch vụ tài chính; (3)Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có tính chuyên nghiệp cao, đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng Chi nhánh, ngày một hiện đại”;

Bên cạnh đó, Chi nhánh còn chú trọng: “1)”giữ vững thị trường, nâng cao chất lượng, từng bước phát triển mở rộng dịch vụ; (2)Tăng tỷ lệ thu lãi nội bảng, tập trung thu nợ đã xử lý rủi ro (XLRR), giảm chi phí trích dự phòng rủi ro, và các chi phí khác, đảm bảo ổn định và cải thiện thu nhập cho người lao động; (3)Nâng cao năng lực quản trị điều hành, và khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh ứng dụng CNTT hiện đại để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, tăng năng suất lao động, tăng doanh thu, mở rộng hoạt động bán lẻ, gia tăng số lượng KHCN, DNVVN; (4)Quyết liệt triển khai các phương án xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ XLRR, đưa ra các phương án ngăn ngừa, hạn chế nợ nhóm 2, nợ xấu phát sinh;Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tập trung HĐV với phát

triển sản phẩm dịch vụ, tăng tỷ trọng nguồn vốn CAS trong cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn, huy động vốn giá rẻ, duy trì lãi suất đầu vào ổn định; (6)Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.”

Vietinbank chi nhánh Sông Công đã xây dựng các chiến lược ở trên tuy nhiên: còn chung chung, chưa đưa ra được kế hoạch cụ thể và lộ trình thực hiện; từng lĩnh vực hoạt động chưa được xây dựng cụ thể; không căn cứ trên điều kiện thực tế hoạt động của chi nhánh để hình thành, triển khai. Từ đây khiến việc thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ NHBL của Chi nhánh thiếu định hướng, và căn cứ triển khai hiệu quả.

3.3.1.3.Khả năng tài chính

Đối với Ngân hàng, chỉ tiêu lợi nhuận được dùng để đánh giá khả năng tài chính của ngân hàng. Khi lợi nhuận của ngân hàng cao tạo động lực thúc đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh nói chung, và kinh doanh dịch vụ NHBL nói riêng. Từ đó, giúp tăng doanh số cung cấp dịch vụ và ngược lại. Trong giai đoạn 2016-2018, chỉ tiêu lợi nhuận thể hiện khả năng tài chính của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Sông Công như sau:

(Nguồn: Ngân hàng Vietinbank CN Sông Công)

Biểu đồ 3.4: Lợi nhuận của Vietinbank chi nhánh Sông Công giai đoạn 2016-2018 60.376 71.229 73.665 - 10000.0 20000.0 30000.0 40000.0 50000.0 60000.0 70000.0 80000.0

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Vietinbank chi nhánh Sông Công có xu hướng tăng dần, cụ thể: lợi nhuận kinh doanh của Chi nhánh năm 2016 đạt 60.376 triệu đồng, đến năm 2017 đạt 71.229 triệu đồng, đến năm 2018 đạt 73.665 triệu đồng. Sự tăng lên của lợi nhuận kinh doanh hàng năm tại Vietinbank chi nhánh Sông Công thể hiện chi nhánh sử dụng hiệu quả các nguồn lực, góp phần nâng cao khả năng tài chính, tạo tiền để để chi nhánh đầu tư đẩy mạnh các hoạt động phát triển dịch vụ NHBL.

3.3.1.4 Chất lượng nguồn nhân lực

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hàng năm Chi nhánh đã lên kế hoạch đào tạo nghiệp vụ và đăng ký với Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank để tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn. Theo đó, chi nhánh hiện đang thực hiện đào tạo theo 2 hình thức: đào tạo tại chỗ (mời các chuyên gia về chi nhánh giảng dạy), và cử cán bộ đi đào tạo tại Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank.

Đào tạo tại chỗ (Mời chuyên gia về giảng dạy): Vietinbank chi nhánh Sông Công khá chú trọng đến các hình thức đào tạo tại chi nhánh, mời chuyên gia về giảng dạy/đào tạo trực tuyến thông qua truyền hình trực tiếp, hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho CBCNV dễ dàng bố trí thời gian tham gia đào tạo, không mất thời gian, chi phí đi lại. Hàng năm, Vietinbank chi nhánh Sông Công tổ chức cho số lượt cán bộ tham gia đào tạo theo hình thức này như sau:

Bảng 3.12: Số lượt cán bộ tham gia khóa học đào tạo của chuyên gia về giảng dạy tại trụ sở của Chi nhánh

'Lớp học Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chuyên viên thanh toán

quốc tế chuyên nghiệp 24 24 25

Chuyên viên QHKH

chuyên nghiệp 21 24 21

Tiền tệ kho quỹ chuyên sâu 16 16 17

Chuyên viên tín dụng 13 14 15

Đào tạo tiếng anh' 112 105 125

(Nguồn: Ngân hàng Vietinbank CN Sông Công)

Từ kết quả trên cho thấy, Vietinbank chi nhánh Sông Công đã tổ chức các lớp đào tạo với nội dung khá đa dạng, đầy đủ theo các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày tại Chi nhánh. Theo đó,.các lớp đào tạo được tổ chức bao gồm: (i)chuyên viên thanh toán quốc tế; (i i)chuyên viên quan hệ khách hàng chuyên sâu; (3)tiền tệ kho quỹ chuyên sâu....Số lượng cán bộ được đào tạo thay đổi qua các năm, và phần lớn cán bộ được tham gia các lớp đào tạo tiếng anh.

Mặc dù, Vietinbank chi nhánh Sông Công đã có sự quan tâm, bố trí cán bộ tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ do chuyên gia giảng dạy tuy nhiên so với tổng số cán bộ của chi nhánh thì tỷ lệ tham gia đào tạo vẫn thấp. Giải thích về tình trạng này, ban lãnh đạo Chi nhánh cho biết: "hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của chi nhánh chưa được hoàn thiện đã ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo tại ngân hàng. Hiện tại, Vietinbank chi nhánh Sông Công chỉ có một phòng hội trường phục vụ đào tạo có sức chứa khoảng 50 cán bộ. Như vậy,'cơ sở vật chất hạn chế đã không đáp ứng được toàn bộ nhu cầu đào tạo cho tất cả cán bộ nhân viên ngân hàng". Từ đó, công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chi nhánh giảm hiệu quả, gây tác động nhất định đến hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ NHBL của Vietinbank CN Sông Công những năm qua.

Cử cán bộ tham gia đào tạo tại Trường đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank:

Hàng năm Vietinbank chi nhánh Sông Công đã tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các lớp đào tạo do trụ sở chính tổ chức tại Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực của Vietinbank. Trong hình thức đào tạo này, cán bộ, nhân viên của Vietinbank Sông Công được tham gia đào tạo tập trung cùng nhân lực của các chi nhánh khác tại Hà Nội. 'Số lượng cán bộ được tham gia đào tạo theo hình thức này hàng năm như sau:

(Nguồn: Ngân hàng Vietinbank CN Sông Công)

Biểu đồ 3.5: Số lượng cán bộ tham gia đào tạo tại Trường đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank

Kết quả cho thấy: "Số lượng cán bộ được tham gia đào tạo tại Trường đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank"liên tục thay đổi qua các năm, cụ thể: năm 2016, Vietinbank chi nhánh Sông Công bố trí cho 45 cán bộ tham gia đào tạo, đến năm 2017 là 53 cán bộ, năm 2018 là 48 cán bộ.'Phần lớn, các cán bộ tham gia đào tạo hiện đang nắm giữ vị trí chủ chốt tại các phòng/ban tại CN. Nội dung đào tạo: tập trung chủ nâng cao kỹ năng lập kế hoạch, sắp xếp, và đánh giá công việc phát sinh hàng ngày. Theo phản hồi của ban lãnh đạo chi nhánh: "các lớp đào tạo tại Trường đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank đều khá thiết thực, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công việc, nhưng do vị trí của trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank được đặt tại Hà Nội gây khó khăn với việc đi lại của cán bộ. Do đó, một phần nhỏ cán bộ không tham gia đầy đủ các buổi đào tạo trong chương trình của khóa học dẫn đến hiệu quả đào tạo không đạt như mong muốn". Chính vì điều này làm đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực,và tác động tiêu cực đến hoạt động phát triển dịch vụ NHBL của Vietinbank chi nhánh Sông Công những năm qua. 45 53 48 40 42 44 46 48 50 52 54

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng

về nghiệp vụ, tổ chức các lớp: phát triển sản phẩm mới, các lớp kỹ năng bán hàng....do các phòng đầu mối trong Chi nhánh tự kết hợp với nhau để thực hiện tổ chức đào tạo, đây là cơ hội cho cán bộ trong Chi nhánh có thể trao đổi nghiệp vụ, sản phẩm và đưa ra các giải pháp phát triển sản phẩm trên địa bàn. Đối với công tác tự đào tạo tại Chi nhánh, vẫn còn hạn chế 'về giảng viên chưa được đào tạo về kỹ năng giảng dạy, cũng như chưa được đào tạo chuyên sâu về sản phẩm mà chỉ là tự nghiên cứu trao đổi'. Từ đó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động phát triển DVBL tại Chi nhánh.

3.3.2.Yếu tố khách quan

3.3.2.1.Môi trường kinh tế

Thứ nhất, tác động của tăng trưởng kinh tế

Theo nhận định của NHCT năm 2018 thì “Trong giai đoạn 2016–2018 kinh tế đất nước từng bước phục hồi và khởi sắc, GDP qua các năm đều có sự tăng trưởng đều đặn, FDI tăng mạnh, cả về giá trị đăng ký và giải ngân, xu thế hợp tác kinh tế quốc tế trở nên mạnh mẽ và hàng loạt hiệp định FTA được ký kết. Từ đây đã tạo thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam, vượt khỏi bế tắc và đạt được những kết quả khả quan. Tình hình kinh tế ổn định khiến hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Sông Công nói riêng đạt kết quả tốt trong đó có dịch vụ NHBL do nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng gia tăng, nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng.”

Mặt khác, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: “tình hình kinh tế ổn định, mức sống người dân tăng lên từ đó nhu cầu tiêu dùng cá nhân cũng tăng. Khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Sông Công có xu hướng tìm đến chi nhánh để thực hiện vay tiêu dùng nhiều hơn. Từ đó, doanh số NHBL của Chi nhánh tăng tạo điều kiện cho Chi nhánh phát triển kinh doanh dịch vụ NHBL.”

Thứ hai, tác động của hội nhập và cạnh tranh

Theo số liệu thống kê trên địa bàn TP Thái Nguyên thì ta có: “Trên địa bàn thành phố Sông Công, thị trường tài chính ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ với sự tham gia ngày càng nhiều ngân hàng thương mại. Bên cạnh ngân hàng thương mại thì một loạt các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác cũng tham gia như các tổ chức bảo hiểm, công ty tài chính, tiết kiệm bưu điện...Đặc biệt, hiện nay trong bối cảnh nước ta hội

nhập hoàn toàn với thị trường kinh tế quốc tế, trên địa bàn thành phố Sông Công đã sẽ có sự gia nhập thị trường của các ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài. Từ đây khiến mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt. Sức ép cạnh tranh khiến cho các ngân hàng thương mại phải huy động tối đa tiềm lực tài chính, nhân lực công nghệ, phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt hơn và giá cả (lãi suất cho vay) có xu hướng giảm đi. Và các sản phẩm dịch vụ NHBL là những sản phẩm được các NHTM lựa chọn phát triển (trong đó có Vietinbank chi nhánh Sông Công) do mức độ rủi ro ít, đối tượng khách hàng đa dạng, nhu cầu sản phẩm lớn... ”

Như vậy, hội nhập kinh tế và cạnh tranh đã tạo động lực cho các NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công nói riêng chú trọng hơn đến phát triển dịch vụ NHBL. Song cạnh tranh cũng làm thị phần dịch vụ của chi nhánh giảm đi và hoạt động kinh doanh dịch vụ bị ảnh hưởng.

3.3.2.2 Môi trường chính trị pháp luật

Theo đánh giá của World Bank thì: “khuôn khổ thể chế liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, hệ thống pháp luật ngân hàng chưa hoàn chỉnh, chậm đổi mới'để phù hợp với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại. Tạo ra những tác động tiêu cực đến hoạt động phát triển kinh doanh của các NHTM trong đó có Vietinbank chi nhánh Sông Công.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước chưa đánh giá đúng và đầy đủ về những yêu cầu đối với môi trường pháp lý, điều kiện hoạt động….để khuyến khích và bảo đảm cho sự phát triển an toàn, hiệu quả của dịch vụ NHBL nói riêng. Đây là nguyên nhân quan trọng cùng với những hạn chế về môi trường kinh doanh – xã hội – pháp luật – công nghệ, môi trường pháp lý chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ NHBL phát triển.”

3.3.2.3 Môi trường văn hóa-xã hội

Những năm qua, mặc dù mức thu nhập bình quân đầu người trên đại bàn thành phố Sông Công đã tăng, song mức thu nhập này vẫn còn thấp so với các thành phố lớn trong cả nước, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng của người dân,

đến doanh thu của khu vực bán lẻ và đến hoạt động phát triển kinh doanh bán lẻ của NHTM đó có Vietinbank CN Sông Công. 'Mặt khác, cần phải thừa nhận rằng: “trình độ dân trí trên địa bàn còn thấp, thói quen cất giữ và sử dụng tiền mặt đã bám sâu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ NHBL tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh sông công (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)