Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 32 - 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN

1.1.6.1. Nhóm nhân tố khách quan

a. Điều kiện kinh tế - xã hội

Về kinh tế: Kinh tế quyết định mọi nguồn lực tài chính và ngược lại, các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trìn hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Kinh tế tăng trưởng ổn định, phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc nền tài chính, mà NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển, thì vai trò của NSNN càng được nâng cao, thông qua chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Về mặt xã hội: Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định. Sự ổn định về chính trị-xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị-xã hội cũng hình thành nên môi trường

và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường được các nguồn lực tài chính.

b. Chính sách và thể chế kinh tế

Chính sách kinh tế-xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển, có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng như thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài. Tại nước ta, trong thời gian qua, tiếp theo sau chính sách đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính phủ liên tục thực hiện các chính sách kinh tế mở “Đa phương hóa, đa dạng hóa” đi đôi với hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách điều hành vĩ mô, đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển vượt bậc và đã đưa nền kinh tế phát triển nhiều đột phá. Chính những chính sách quản lý vĩ mô có vai trò rất lớn đến sự phát triển tới các địa phương như thu hút sự đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực,…

c. Cơ chế quản lý ngân sách nhà nước

Đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách chi giữa các cấp ngấn sách, mở rộng quyền chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phòng nâng cao quyền tự quyết của ngân sách cấp dưới trong hệ thống NSNN đã tạo ta những chuyển biến tích cực trong quản lý hệ thống ngân sách quốc gia. Nhờ có chính sách đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách đã đem lại chuyển biến tích cực và hiệu quả trong quản lý hệ thống NS quốc gia.

d. Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính

Hệ thống các chính sách trích thường thu vượt kế hoạch vào ngân sách các cấp ngân sách địa phương, quyền chi phối kết dư ngân sách cuối năm và sử dụng quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự phòng đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phương, phát huy tính năng động, sáng tạo trong khai tách các nguồn thu hiện hữu và các nguồn thu tiềm năng ở địa phương.

1.1.6.2. Nhóm nhân tố chủ quan

a. Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý chi ngân sách

Lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý chi ngân sách và hiểu rõ nguồn gốc của ngân sách và phải được quản lý đầy đủ, toàn diện ở tất cả các khâu: Lập dự toán ngân sách, chấp hành, quyết toán chi ngân sách và kiểm tra, thanh tra chi ngân sách.

b. Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý

Trình độ quản lý của con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công, chất lượng của công tác quản lý chi ngân sách. Đối với các huyện/thành phố, nguồn nhân lực có trình độ cao có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi, điều phối nguồn quỹ tài chính ở cấp ngân sách thấp hơn, và huyện/thành phố đạt chỉ tiêu của công tác quản lý NS hay không phụ thuộc vào trình độ nguồn nhân lực.

c. Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý

Để thực hiện chức năng quản lý chi ngân sách theo nhiệm vụ được giao, cần phát triển hệ thống công nghệ thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi ngân sách là nhiệm vụ quan trọng của huyện/thành phố. Hệ thống thông tin được đảm bảo nhằm lưu giữ công tác thu chi ngân sách, giúp quá trình lập dự toán diễn ra nhanh chóng, khoa học. [7]. [9]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)