Kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách tại một số địa phương trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 34 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách tại một số địa phương trong

1.2.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Ngành tài chính Thành phố Hồ Chí Minh phải tiếp tục quản lý, điều hành ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm và chú trọng việc tăng nguồn thu để có nguồn chi. Đồng thời, tiết kiệm chi để sử dụng hiệu quả tiền nhà nước để có nguồn tăng chi cho đầu tư.

Đây là chỉ đạo của ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại hội nghị Triển khai kế hoạch tài chính 2017 do Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 10/1.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm lưu ý ngành tài chính phải quản lý, khai thác tốt nguồn thu từ phí và lệ phí; khai thác có hiệu quả nguồn lực từ nhà đất để bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển.

Ngành cũng cần nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách để thu hút mạnh và có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế, đảm bảo cao nhất các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Năm 2017, tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017- 2020 chỉ còn 18%. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017 cho thành phố là 347.882 tỷ đồng (tăng 15,65% so với dự toán năm 2016); dự toán tổng chi ngân sách địa phương là 63.269 tỷ đồng. Đồng thời, chỉ đạo triển khai việc thực hiện chi ngân sách Nhà nước phải được quản lý chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý và điều hành tài chính, ngân sách Nhà nước.

Để hoàn thành được những chỉ tiêu trên, bà Nguyễn Ngọc Thuỳ Trang, Phó giám đốc Sở Tài Chính, cho biết đơn vị sẽ phối hợp với Cục Thuế, Cục Hải Quan, Kho bạc Nhà nước thành phố đôn đốc thu nộp kịp thời các khoản phải thu vào ngân sách Nhà nước.

Mặt khác, Sở Tài chính sẽ đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, quyết liệt xử lý nợ đọng thuế, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi chuyển giá, trốn thuế. Song song đó, Sở cũng đơn giản thủ tục để rút ngắn thời gian kiểm soát chi; tập trung xử lý các khoản nợ tạm ứng ngân sách, thanh quyết toán các công trình, dự án, thu hồi vốn để bổ sung nguồn chi đầu tư phát triển; thực hiện nghiêm các biện pháp chế tài đối với các chủ đầu tư không nộp hồ sơ quyết toán... Đồng thời, tăng cường hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển để có thể đóng góp cho ngân sách.

Trong năm 2017, Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chủ động tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên; giảm tối đa và công khai các khoản chi hội nghị, khánh tiết, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình, hạn chế mua sắm ôtô công và trang thiết bị đắt tiền...

Ngoài ra, Sở sẽ kiên quyết cắt giảm những khoản chi thường xuyên đã có trong dự toán nhưng đến 30/7/2017 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện, trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ quyết định. Theo Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016 tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn là 307.160 tỷ đồng, đạt 102,97% dự toán; nếu không tính số thu từ dầu thô, thu ngân sách Nhà nước là 292.946 tỷ đồng, đạt 104,59%. Còn chi ngân sách địa phương là 56.484 tỷ đồng, đạt 88,53% dự toán đầu năm và tăng 1,74% so cùng kỳ. Về chi thường xuyên, thành phố đã chi 28.845 tỷ đồng, đạt 89,5% dự toán và tăng 10,26% so cùng kỳ. [22]

1.2.1.2. Kinh nghiệm của thị xã Phúc Yên

Xác định công tác kiểm soát chi đóng vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Ngân sách Nhà nước (NSNN), đáp ứng nhu cầu chi tiêu công và đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, Kho bạc Nhà nước (KBNN) thị xã Phúc Yên đã tích cực triển khai các giải pháp đảm bảo công tác kiểm soát chi chặt chẽ, đúng quy định.

Hoạt động trên địa bàn thị xã Phúc Yên, một trong những địa phương có KT- XH phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh, do vậy công tác quản lý thu, chi NSNN có khối lượng công việc khá lớn. Với quan điểm, muốn làm tốt kiểm soát chi, trước tiên phải đẩy mạnh tập trung thu NSNN, do vậy, ngay từ đầu năm KBNN thị xã Phúc Yên đã tổ chức hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu vào NSNN. Tăng cường phối hợp với Chi cục Thuế thị xã, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc tích cực hiện đại hóa công tác thu, cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng nộp thuế.

Đơn vị chủ động phối hợp với một số ngân hàng trên địa bàn thị xã trong thực hiện ủy nhiệm thu ngân sách để đảm bảo nguồn thu được kịp thời, an toàn, hiệu quả và hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt. Năm 2017, thu NSNN trên địa bàn tiếp tục đạt kết quả tăng trưởng khá với gần 4.300 tỷ đồng, trong đó thu cân đối ngân sách thị xã được hưởng đạt trên 230 tỷ đồng, tăng gần 45% so với kế hoạch giao đầu năm. KBNN thị xã Phúc Yên trở thành kho bạc cấp huyện dẫn đầu tỉnh về thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ.

Song song với quản lý thu ngân sách, công tác kiểm soát chi luôn được KBNN thị xã Phúc Yên quan tâm thực hiện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, KBNN thị xã Phúc Yên tích cực, chủ động kiểm soát chi đúng chế độ quy định, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức, trình tự, thủ tục hồ sơ kiểm soát chi, rút ngắn thời gian thanh toán, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đơn vị được giải ngân.

Đơn vị bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm; thường xuyên quán triệt tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ, tuyệt đối không để tồn đọng hồ sơ thanh toán, không gây khó khăn, phiền hà đối với các đơn vị đến giao dịch. Hết năm 2017, tổng chi NSNN trên địa bàn thị xã đạt trên 580 tỷ đồng; trong đó chi thường xuyên 280 tỷ đồng, đạt gần 94% kế hoạch giao; chi đầu tư xây dựng cơ bản hơn 185 tỷ đồng, đạt trên 95% kế hoạch giao.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hiên, Giám đốc KBNN thị xã Phúc Yên cho biết: Năm 2017, công tác kiểm soát chi của KBNN thị xã Phúc Yên đạt nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt việc tổ chức và triển khai thành công đề án thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN đã góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho các đơn vị đến giao dịch. Trong đó, KBNN thị xã Phúc Yên chủ động công khai quy trình, hồ sơ, thời gian thực hiện kiểm soát chi tại trụ sở KBNN thị xã; bố trí bảng chỉ dẫn bằng sơ đồ, tên

công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ để các đơn vị đến giao dịch được nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian.

Thời gian tới, KBNN thị xã Phúc Yên đôn đốc các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ tạm ứng, thanh toán, thu hồi tạm ứng đúng thời gian. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong quá trình giao dịch với kho bạc. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật đơn vị, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao không gây phiền hà, khó khăn đối với khách hàng. Xây dựng, hoàn thiện “văn hóa nghề kho bạc”, phấn đấu xây dựng KBNN thị xã Phúc Yên hiện đại, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện triển khai dịch vụ công trực tuyến vào năm 2018 và kho bạc điện tử vào năm 2020. [21]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)