Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 84 - 88)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Nhóm nhân tố khách quan

a. Điều kiện kinh tế-xã hội

Cơ cấu kinh tế thành phố Cẩm Phả chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng Công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2015, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 67,7%; thương mại, dịch vụ chiếm 30,2%; Nông, lâm ngư nghiệp chiếm 2,1%; năm 2016, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 67,8%; thương mại, dịch vụ chiếm 30,5%; Nông, lâm ngư nghiệp chiếm 1,7%; đến năm 2017, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 73,5%; thương mại, dịch vụ chiếm 35,1%; Nông, lâm ngư nghiệp chiếm 1,4%;

ĐVT: %

Hình 3.4: Cơ cấu kinh tế thành phố Cẩm Phả qua các năm 2015-2017

(Nguồn: Phòng Kinh tế-Hạ tầng thành phố)

Với cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực như vậy nguồn thu ngân sách tăng nhưng đồng thời nguồn chi NSNN tăng, vì chi là điều kiện cho thành phố

67.7 67.8 73.5 30.2 30.5 35.1 2.1 1.7 1.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ Nông, lâm ngư nghiệp

phát triển mọi lĩnh vực, chi cho đầu tư phát triển như dự án, công trình XDCB cho hạ tầng thành phố thêm hoàn thiện, văn minh và thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn; chi thường xuyên cho các mặt đời sống văn hóa xã hội từ an ninh, giáo dục đào tạo, y tế, …Có thể thấy kinh tế thành phố phát triển làm cho quy mô chi tăng (đã phân tích tại bảng 3.10, 3.11), do vậy mà cơ quan tài chính thành phố cần thực hiện chính sách quản lý số chi sao cho tiết kiệm, hiệu quả, phân bổ nguồn lực cần tuân thủ tuyệt đồi quy định của Luật NSNN, chính sách phát triển KT-HH của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Cẩm Phả.

b. Chính sách và thể chế kinh tế

Để tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Quảng Ninh đã sử dụng nhiều chính sách và thể chế kinh tế nhằm thu hút và tăng cường các nguồn lực cho thành phố Cẩm Phả: Dự án Sận động Trung tâm TP Cẩm Phả đã ký hợp đồng bàn giao cho Công ty CP Khai thác khoáng sản vàng Hà Giang quản lý; Công ty CP Đầu tư phát triển công nghiệp TTP đã báo cáo với tỉnh về Đề án tiếp nhận, đầu tư, quản lý Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả theo hình thức đầu tư tư - quản lý tư - cung cấp dịch vụ y…

Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh xã hội hóa, vận động sự ủng hộ của các tổ chức cá nhân, huy động mọi nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đồng thời thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi nhanh phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh" theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 5-12-2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các cấp ủy lãnh đạo mạnh dạn thí điểm áp dụng mô hình "Lãnh đạo công - Quản trị tư", "Đầu tư công - Quản lý tư" và " Đầu tư tư - Sử dụng công".

Đến này, UBND tỉnh đã ban hành danh mục 64 công trình áp dụng thí điểm triển khai các mô hình PPP và giao nhiệm vụ đầu mối thực hiện cho 14 huyện, thị xã, thành phố và 12 sở, ban, ngành thuộc tỉnh. Đồng thời tỉnh cũng

đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư và quản lý theo hình thức hợp tác công - tư.

Như vậy, đối với các công trình, dự án XDCB có nguồn chi NSNN lớn, UBND tỉnh Quảng Ninh đã rất linh hoạt trong quá trình thu hút các đối tác bên ngoài tham gia đầu tư, đặc biệt tỉnh cải thiện môi trường đầu tư đứng Top 5 tỉnh trong cả nước có chỉ số CPI hấp dẫn, các công trình XDCB quan trọng cho địa bàn thành phố Cẩm Phả đã được lựa chọn triển khai theo hình thức đối tác công-tư, đó là xu thế mà mỗi địa phương muốn có sự phát triển đột phá, không sử dụng nguồn chi NSNN quá lớn đó là sự lựa chọn đúng đắn.

c. Cơ chế quản lý NSNN

Quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên được thực hiện theo các nội dung chi gắn với các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán và quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

Công tác rà soát lại tình hình thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thành phố chưa quan tâm thực hiện. Các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ đã triển khai các biện pháp để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí, quản lý, sử dụng tài sản như: Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng xe ô tô, định mức phân bổ và sử dụng văn phòng phẩm... từ đó đã tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

Thông qua thực hiện cơ chế tự chủ các đơn vị chủ động sử dụng kinh phí, tài sản, nguồn nhân lực có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ; công tác quản lý, sử dụng kinh phí được thực hiện chặt chẽ, công khai, dân chủ, góp phần tăng nguồn thu, tiết kiệm chi để bổ sung nguồn kinh phí hoạt động, trích lập các quỹ,

đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng thu nhập cho người lao động.

Nhìn chung, cơ chế quản lý các khoản chi NSNN được thành phố quan tâm, Không có tình trạng giải ngân kế hoạch vốn ngoài nước nguồn ngân sách Trung ương năm 2017 vượt tổng mức kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền. Thành phố Cẩm Phả đã thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra các khoản chi ngân sách trong phạm vi quản lý và theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Đảm bảo vốn ngân sách được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả. Rà soát các chế độ, chính sách an sinh xã hội, nhất là các khoản chi cho con người để đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng thời gian theo quy định của từng cấp chính quyền địa phương các cấp.

d. Chính sách khuyến khích các nguồn lực tài chính

Để tăng cường các nguồn lực tài chính, ngoài việc sử dụng nguồn chi từ NSNN thì UBND thành phố Cẩm Phả được hưởng ưu đãi các chính sách của Nhà nước, của UBND tỉnh Quảng Ninh về thu hút các đối tượng bên ngoài đầu tư tài chính vào địa bàn. Các chính sách này thu hút trong các lĩnh vực như kinh tế, y tế, khoa học công nghệ, thể dục thể thao. Kết quả bảng 3.12 sau đây:

Bảng 3.12: Thống kê chính sách khuyến khích nguồn lực tài chính trên địa bàn thành phố Cẩm Phả

Lĩnh vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Kinh tế 5 6 6 Y tế 4 4 5 Khoa học công nghệ 2 1 2 Thể dục thể thao 2 2 3 Tổng 13 13 16 (Nguồn: Phòng Kinh tế-Hạ tầng thành phố Cẩm Phả)

Số lượng chính sách có quy mô tăng, năm 2015 có 13 chính sách, năm 2016 có 13 chính sách và năm 2017 có 16 chính sách, các chính sách này ở các lĩnh vực kinh tế, y tế, khoa học công nghệ và thể dục thể thao. Các chính sách

này trợ giúp cho thành phố có điều kiện phát triển kinh tế xã hội rất nhanh chóng, linh hoạt, giảm gánh nặng cho NSNN, tuy nhiên số lượng chính sách này còn ít, nhiều chính sách còn chồng chéo khi áp dụng thực tiễn gây khó khăn cho quản lý chi NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)