5. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Bảng 2.1: Thông tin thứ cấp cho đề tài
Stt Nội dung thu thập Ngày thực hiện Cách thu thập
1. Các tài liệu thống kê đã công bố về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp thành phố
21/3/2018 Đọc tại thư viện nhà trường, đọc qua trang web thư viện quốc gia
2. Báo cáo tình hình chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cẩm Phả; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả qua các năm 2015-2017
24/3/2018 Đến trực tiếp UBND thành phố Cẩm Phả
3. Quản lý chi ngân sách thành phố như: công tác lập dự toán, chấp hành dự toán chi NS thành phố; công tác thanh kiểm tra chi NS; công tác quyết toán chi NS của thành phố Cẩm Phả qua các năm 2015-2017
24-27/3/2018 Đến trực tiếp Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Cẩm Phả
Stt Nội dung thu thập Ngày thực hiện Cách thu thập
4. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cẩm Phả
3/4/2018 UBND thành phố Cẩm Phả
5. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp thành phố của một số địa phương trong nước
8/4/2018 Đến trực tiếp UBND thành phố Uông Bí thu thập, và thu thập qua website một số địa phương. (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.1.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
* Đối tượng điều tra:
Tác giả tiến hành thu thập thông tin qua các cán bộ thuộc cơ quan tài chính thành phố, xã, phường và các đơn vị hành chính công lập nhà nước sử dụng nguồn chi ngân sách của thành phố Cẩm Phả.
* Mục tiêu điều tra:
Tác giả thực hiện khảo sát đánh giá thông qua điều tra bằng bảng hỏi nhằm đánh giá công tác quản lý chi ngân sách của thành phố Cẩm Phả ở các khía cạnh: công tác lập dự toán chi NSNN; công tác chấp hành dự toán chi NSNN; công tác quyết toán chi NSNN; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong chi NSNN. Kết quả đánh giá cho ý kiến khách quan về thực trạng quản lý chi ngân sách của thành phố Cẩm Phả.
* Quy mô mẫu:
Để nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách của thành phố Cẩm Phả, tác giả sẽ thực hiện cách thức chọn mẫu như sau:
Bước 1: Chọn các đơn vị hành chính công lập nhà nước sử dụng nguồn chi ngân sách của thành phố Cẩm Phả.
Bước 2: Xếp loại các đơn vị sử dụng nguồn chi ngân sách theo quy mô nguồn vốn sử dụng.
Số liệu, thông tin được thu thập bằng công cụ khác nhau như phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại các thông tin định tính.
Công thức chọn mẫu áp dụng công thức tính mẫu của Slovin:
n =
N 1+N.e2
Trong đó:
n là lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép (e=5%)
+ Đối với cán bộ thuộc cơ quan tài chính thành phố, xã, phường: Tại địa bàn thành phố Cẩm Phả, hiện tại có 16 đơn vị hành chính xã, phường. Thống kê đến thời điểm 31/12/2017 có 79 cán bộ thuộc cơ quan tài chính địa phương bao gồm thành phố, xã, phường. Áp dụng công thức trên tính được n= 66 người, như vậy tác giả sẽ tiến hành điều tra 66 cán bộ thuộc cơ quan tài chính của xã, phường, thành phố nhằm đánh giá về công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
+ Đối với cơ quan sử dụng nguồn chi, tác giả tiến hành điều tra thuận tiện với 30 đơn vị.
Bảng 2.2: Thống kê mẫu điều tra
Stt Đối tượng Số lượng
1. Cơ quan tài chính địa phương
Thành phố 01
Xã/phường 15
2. Cơ quan sử dụng nguồn chi 30
2. Cán bộ thuộc cơ quan tài chính địa phương
Thành phố 12
* Phương pháp điều tra
Trên cơ sở các lý luận về phương pháp chọn mẫu, tác giả đã tiến hành triển khai thu thập thông tin bằng hình thức phát phiếu khảo sát đến các đơn vị vừa bằng hình thức phát phiếu trực tiếp, vừa bằng hình thức qua email đối với phường, xã ở xa. Trước khi điền thông tin cho phiếu tác giả tiền hành hướng dẫn điền phiếu và bổ sung thông tin phù hợp cùng với các đối tượng được phỏng vấn.
* Cấu trúc thiết kế phiếu điều tra:
Tác giả thiết kế phiếu hỏi gồm 2 phần:
Phần 1: Thông tin chung đối tượng trả lời như họ tên, giới tính, tuổi, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, …
Phần 2: Thông tin khảo sát về công tác quản lý chi NSNN theo chu trình cấp phát nguồn chi NSNN. Bảng hỏi được thiết kế theo thang đo Likert với 5 mức độ: 1-Kém; 2-Yếu; 3-Trung bình; 4- Khá và 5-Tốt (Mẫu phiếu tại phụ lục).