5. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tạ
sách trung ương, địa phương như đầu tư mua sắm tài sản công, sửa chữa tài sản công,….
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cẩm Phả thành phố Cẩm Phả
- Dự toán chi ngân sách
+ Dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển
Dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển = Số dự toán chi đầu tư XDCB + Chi cho xã phường
Chỉ tiêu phản ánh quy mô dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển, nếu quy mô năm sau nhiều hơn năm trước chứng tỏ địa phương vẫn tiếp tục cho phát triển cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ nhu cầu đời sống cho người dân, là tiêu chí thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương.
Chỉ tiêu phản ánh quy mô dự toán chi ngân sách cho hoạt động sử dụng ngân sách thường xuyên trong các lĩnh vực như kinh tế, y tế, thể thao, văn hóa thông tin, khoa học công nghệ, chi khác… quy mô mỗi lĩnh vực chi này càng lớn càng cho thấy mức độ ưu tiên của địa phương cho phục vụ đời sồng người dân và nhu cầu phát triển KT-XH.
- Tỷ lệ giữa thực hiện và dự toán chi ngân sách Tỷ lệ thực hiện và dự toán
chi NS (%) =
Số chi ngân sách thực tế năm i
*100% Số dự toán chi ngân sách năm i
Chỉ tiêu này nhằm phản ánh công tác thực tế chi và dự toán chi ở mức độ như thế nào, tỷ lệ này dưới 100% nghĩa là số thực chi nhỏ hơn số dự toán cho thấy công tác lập dự toán của thành phố không bám sát điều kiện phát triển KT-XH, chủ trương, đường lối của địa phương. Nếu tỷ lệ này trên 100% nghĩa là số thực chi vượt quá số dự toán, đây là biểu hiện không tốt vì chi quá nhiều ảnh hưởng đến NS địa phương.
- Số tiền thanh tra, kiểm tra khi phát hiện sai phạm
Số tiền vi phạm = ∑ số tiền khi thanh tra và kiểm tra qua các năm Chỉ tiêu này nhằm phản ánh trong hoạt động chi NS địa phương quy mô ngân sách sai phạm qua thanh tra, kiểm tra ở mức độ diễn ra hàng năm thế nào. Quy mô này càng lớn càng cho thấy công tác quản lý chi ngân sách bị buông lỏng, nhiều khoản chi sai làm thất thoát ngân sách nhà nước và ngược lại.
- Chỉ tiêu đánh giá công tác lập dự toán chi NSNN Chỉ tiêu đánh giá tiêu chí lập
dự toán chi NSNN =
Số lượng trả lời từng tiêu chí x 100% Tổng số người trả lời
- Chỉ tiêu đánh giá công tác chấp hành chi NSNN Chỉ tiêu đánh giá tiêu chí chấp
hành chi NSNN =
Số lượng trả lời từng tiêu chí x 100% Tổng số người trả lời
- Chỉ tiêu đánh giá công tác quyết toán chi NSNN Chỉ tiêu đánh giá công tác
quyết toán chi NSNN =
Số lượng trả lời từng tiêu chí x 100% Tổng số người trả lời
- Công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN Chỉ tiêu đánh giá tiêu chí
thanh tra, kiểm tra chi NSNN =
Số lượng trả lời từng tiêu chí x 100% Tổng số người trả lời
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ 3.1. Khái quát về thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hình 3.1: Bản đồ thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Thành phố Cẩm Phả giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên ở phía Bắc, phía Nam giáp Vịnh Bái Tử Long, phía Đông giáp huyện Vân Đồn, phía Tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long. Cách Hà Nội 180km, thành phố Hải Phòng 100km, thành phố Hạ Long 30km, thành phố Móng Cái 170km.
Thành phố Cẩm Phả là đơn vị hành chính đông dân thứ hai của tỉnh Quảng Ninh, sau thành phố Hạ Long. Là trung tâm khai thác, chế biến và tiêu thụ than lớn nhất cả nước, trung tâm công nghiệp về cơ khí, điện kỹ thuật cao, là một trung tâm thương mại và du lịch của Tỉnh Quảng Ninh, có vị trí quan trọng về an ninh-quốc phòng và giữ vai trò quan trọng trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố có 16 đơn vị hành chính (13 phường và 3 xã), tổng diện tích tự nhiên là 48.645 ha, Địa hình đồi núi. Núi non chiếm 55,4% diện tích. (Trong đó núi đá chiếm tới 2590ha. Núi cao nhất là ở Quang Hanh: núi Đèo Bụt 452m, núi Khe Sím hơn 400m); vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.
Thành phố Cẩm Phả có nhiệt độ trung bình năm 230C, độ ẩm trung bình 84,6%, lượng mưa hàng năm 2.307mm, mùa đông thường có sương mù. Thành phố có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đặc thù là có trữ lượng than lớn, chất lượng tốt, có vịnh Bái Tử Long thơ mộng và xinh đẹp, có trữ lượng lớn về vật liệu xây dựng, đá vôi….giữa vai trò quan trọng về chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Với đặc thù vị trí và cảnh quan thiên nhiên rất thuận tiện cho việc phát triển KT-XH về sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
Hệ thống giao thông: Quốc lộ 18A từ Hà Nội đi Móng Cái qua địa bàn thành phố gần 70km là tuyến giao thông đối ngoại chính của thành phố. Tỉnh lộ 326 từ Hoành Bồ đi Mông Dương (thường gọi là đường 18B), tỉnh lộ 329 đi Mông Dương đi Ba Chẽ với tổng chiều dài là khoảng 40km. Thành phố có Cửa Ông - cảng quốc gia, cảng Hòn Nét phục vụ xuất khẩu than, các tàu lớn 6-7 vạn
tấn có thể ra vào cảng. Ngoài ra còn có 6 cảng nội địa phục vụ xuất nhập hàng hóa, vật liệu, phục vụ du lịch, thăm quan vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long. Cẩm Phả có thế mạnh về phát triển công nghiệp (khai thác than, nhiệt điện, cơ khí, vật liệu xây dựng), cảng biển, thương mại-dịch vụ và du lịch. Trên địa bàn thành phố có khu di tích lịch sử văn hóa đền Cửa Ông, di tích Vũng Đục. Hệ thống đảo, hang động phát triển du lịch tham quan thắng cảnh trên vịnh Bái Tử Long như đảo Nêm, Cống Đông, Cống Tây, động Hang Hanh, quần thể hang động Vũng Đục …khu nghỉ dưỡng khoáng nóng hồ Đá Chồng (Cẩm Thủy - Cẩm Thạch), khoáng nóng Quang Hanh. Trên địa bàn thành phố có khoảng 900 doanh nghiệp Trung ương và địa phương, trong đó tập triung nhiều doanh nghiệp, đơn vị thuộc Tập Đoàn than Khoáng sản Việt Nam Vinacomin như: Công ty Cổ phần then Đèo Nai, Công ty cổ phần than Cọc 6, Công ty TNHH 1 thành viên than Thống Nhất, Công ty than Mông Dương,…
Từ khi mới thành lập, Cẩm Phả được xác định là thành phố công nghiệp đô thụ phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Sau hơn 50 năm được thành lập ngày 06/1/2005, thành phố được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III và đến ngày 21/4/2015 thành phố được chính phủ công nhận là đô thị loại II. Tỉnh Quảng Ninh đã và đang quan tâm quy hoạch, định hướng phát triển, có kế hoạch, cơ chế chính sách đặc thù riêng, ưu tiên đầu tư phát triển để Cẩm Phả xứng tầm là đô thị công nghiệp, cảng biển, dịch vụ du lịch phía Đông Bắc của tỉnh. Trong những năm gần đây, Đảng bộ và nhân dân thành phố Cẩm Phả có sự đồng thuận cao, xây dựng chính quyền, xây dựng đô thị có bước phát triển vượt bậc.
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Về kinh tế: Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI xác định cơ cấu kinh
tế của thành phố là : công nghiệp - dịch vụ - nông lâm thủy sản, tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ. Trong những năm qua, thành phố Cẩm Phả có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đời sống nhân dân được nâng cao về vật
chất và tinh thần. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng đạt 14,3% (Trong đó, dịch vụ tăng 17,9%; Công nghiệp, xây dựng tăng 13,6%; Nông nghiệp tăng 3,3%). Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng chiếm 73,5%; Thương mại và dịch vụ chiếm 35,1%; Nông lâm thủy sản 1,4%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 13.500 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ, trong đó thu ngân sách trung ương đạt 9.350 tỷ đồng; thu ngân sách thành phố đạt 2.500 tỷ đồng bằng 146,95% kế hoạch tỉnh, bằng 125,3% kế hoạch thành phố và tăng 43% so với cùng kỳ. Đã đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên và dành 46,75% tổng chi phí 2 cấp để đầu tư xây dựng hạ tầng. Điển hình là đầu tư xây dựng các công trình chỉnh trang đô thị, các công trình xây dựng nông thôn mới, trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt động đồng,...
Tuy nhiên, nền kinh tế của thành phố còn có những hạn chế yếu kém: kinh tế tăng trưởng khá nhưng ở một số lĩnh vực chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Giá trijsarn xuất nông lâm, thủy sản dịch vụ phát triển còn chậm, quy mô nhỏ, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế về nông nghiệp, nông dân và nông thôn còn chậm. Một số ngành, lĩnh vực chưa tạo được đột phá trong sản xuất, kinh doanh.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh CNH-HĐH còn chậm. Lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế chưa được phát huy. Các vùng kinh tế trọng điểm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
Về văn hóa xã hội: Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, mục tiêu chăm lo
con người, giải quyết chính sách xã hội được quan tâm toàn diện, đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện, đến năm 2015 thành phố đã hoàn thành và giữ vững phổ cập giáo dục bậc THCS. Phấn đấu đến năm 2018, thành phố hoàn thành và giữ vững phổ cập giáo dục THPT, có trên 90% trường đạt chuẩn quốc gia. Lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm khoảng 6.200 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia) đến năm 2017 giảm xuống 0,4%. Tỷ suất
sinh giảm hàng năm 0,02%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi đến năm 2017 xuống dưới 8,11%.
3.1.3. Thuận lợi, khó khăn của thành phố tác động đến quản lý chi NSNN tại thành phố Cẩm Phả tại thành phố Cẩm Phả
3.1.3.1.Thuận lợi
Trong bối cảnh có những thuận lợi cơ bản: đất nước ổn định về chính trị, quốc phòng - an ninh đảm bảo; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng.
Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đề đạt và vượt so với dự toán giao đầu năm và cùng kỳ năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp-xây dựng và thương mại dịch vụ; nguồn thu ngân sách tăng. Tích cực chỉ đạo công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng; hình thành phát triển đô thị và các vùng kinh tế động lực được tập trung thực hiện đạt hiệu quả quan trọng. Thực trang KT - XH tại thành phố trong thời gian qua cho thấy rất thuận lợi cho việc quản lý ngân sách thành phố song với đó thực tiễn còn đặt ra những khó khăn cho việc quản lý chi ngân sách trong thời gian tới.
Qua thời gian qua, việc thực hiện Nghị quyết triệt để, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng, các hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân cơ bản ổn định; công tác quản lý trật tự đô thị được tăng cường và có nhiều cố gắng; quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự xã hội được tăng cường.
3.1.3.2. Khó khăn
Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện còn chậm và thiếu đồng bộ, nhất là các công trình trọng điểm. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý và chỉnh trang đô thị có mặt còn hạn chế. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, gây phiền hà cho nhân dân. Tình
trạng lấn chiếm đất, xây dựng trái phép còn xảy ra ở nhiều địa bàn phường, xã chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời, kiên quyết. Tình trạng ô nhiễm môi trường một số nơi ở các khu dân cư nhưng chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.
Công tác cải cách thủ tục hành chính được quan tâm nhưng tiến độ thực hiện chậm, một số phường, xã chưa quan tâm đến công tác ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách thủ tục hành chính ở địa phương.
Công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân có sự chuyển biến tích cực và đã có sự đổi mới, song vẫn còn một số trường hợp để kéo dài, giải quyết chậm so với quy định.
Việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật trong nhân dân có sự quan tâm nhưng tiến hành chưa thường xuyên, hiệu quả đạt được còn hạn chế. Tình hình trật tự an toàn xã hội có lúc, có nơi diễn biến phức tạp. Tai nạn giao thông vẫn còn ở mức cao. Sự phối kết hợp giữa thành phố với các ngành của tỉnh cũng như giữa các phòng, ban, phường, xã có lúc, có nơi chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ.
3.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
3.2.1.Hệ thống các văn văn liên quan về quản lý chi NSNN
Hiện nay trên địa bàn thành phố Cẩm Phả đang thực hiện các văn bản liên quan đến quản lý chi NSNN như sau:
- Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN;
- Thông tư số 242/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016;
- Thông tư số 132/2017/TT-BTC ngày 15/12/2017 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;
- Chỉ thị số 23/Ct-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020;
- Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 08/01/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về một số cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách năm 2018;
- Hướng dẫn số 56/HDLN-STC-KBNN ngày 8/1/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc hướng dẫn một số điểm tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
3.2.2. Phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước
Hàng năm, vào đầu quý 3 của năm, căn cứ vào Chỉ thị của Chính phủ; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; UBND tỉnh thông báo số kiểm tra và giao cho Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch - Đầu tư hướng dẫn cụ thể các Sở, ngành, đơn vị, thành phố Cẩm Phả, các huyện trong tỉnh Quảng Ninh lập kế hoạch ngân sách trong phạm vi được giao. UBND thành phố chỉ đạo hướng dẫn các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường, xã lập dự toán chi ngân sách. Phòng Tài chính - KH thành phố là cơ quan tham mưu trong công tác lập và phân bổ dự toán trên địa bàn thành phố. Quy trình lập và giao dự toán ngân sách trong những năm qua tại Thành phố Cẩm Phả chi tiết tại hình 3.2.
Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan đơn vị thuộc ngân sách thành phố; UBND các xã, phường và dự toán thu NSNN trên địa bàn do Chi cục thuế thành phố lập. Sau đó trình UBND thành phố để báo cáo thường trực HĐND thành phố Cẩm Phả xem xét rồi báo