Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 51 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 3.1: Bản đồ thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Cẩm Phả giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên ở phía Bắc, phía Nam giáp Vịnh Bái Tử Long, phía Đông giáp huyện Vân Đồn, phía Tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long. Cách Hà Nội 180km, thành phố Hải Phòng 100km, thành phố Hạ Long 30km, thành phố Móng Cái 170km.

Thành phố Cẩm Phả là đơn vị hành chính đông dân thứ hai của tỉnh Quảng Ninh, sau thành phố Hạ Long. Là trung tâm khai thác, chế biến và tiêu thụ than lớn nhất cả nước, trung tâm công nghiệp về cơ khí, điện kỹ thuật cao, là một trung tâm thương mại và du lịch của Tỉnh Quảng Ninh, có vị trí quan trọng về an ninh-quốc phòng và giữ vai trò quan trọng trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố có 16 đơn vị hành chính (13 phường và 3 xã), tổng diện tích tự nhiên là 48.645 ha, Địa hình đồi núi. Núi non chiếm 55,4% diện tích. (Trong đó núi đá chiếm tới 2590ha. Núi cao nhất là ở Quang Hanh: núi Đèo Bụt 452m, núi Khe Sím hơn 400m); vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.

Thành phố Cẩm Phả có nhiệt độ trung bình năm 230C, độ ẩm trung bình 84,6%, lượng mưa hàng năm 2.307mm, mùa đông thường có sương mù. Thành phố có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đặc thù là có trữ lượng than lớn, chất lượng tốt, có vịnh Bái Tử Long thơ mộng và xinh đẹp, có trữ lượng lớn về vật liệu xây dựng, đá vôi….giữa vai trò quan trọng về chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Với đặc thù vị trí và cảnh quan thiên nhiên rất thuận tiện cho việc phát triển KT-XH về sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống giao thông: Quốc lộ 18A từ Hà Nội đi Móng Cái qua địa bàn thành phố gần 70km là tuyến giao thông đối ngoại chính của thành phố. Tỉnh lộ 326 từ Hoành Bồ đi Mông Dương (thường gọi là đường 18B), tỉnh lộ 329 đi Mông Dương đi Ba Chẽ với tổng chiều dài là khoảng 40km. Thành phố có Cửa Ông - cảng quốc gia, cảng Hòn Nét phục vụ xuất khẩu than, các tàu lớn 6-7 vạn

tấn có thể ra vào cảng. Ngoài ra còn có 6 cảng nội địa phục vụ xuất nhập hàng hóa, vật liệu, phục vụ du lịch, thăm quan vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long. Cẩm Phả có thế mạnh về phát triển công nghiệp (khai thác than, nhiệt điện, cơ khí, vật liệu xây dựng), cảng biển, thương mại-dịch vụ và du lịch. Trên địa bàn thành phố có khu di tích lịch sử văn hóa đền Cửa Ông, di tích Vũng Đục. Hệ thống đảo, hang động phát triển du lịch tham quan thắng cảnh trên vịnh Bái Tử Long như đảo Nêm, Cống Đông, Cống Tây, động Hang Hanh, quần thể hang động Vũng Đục …khu nghỉ dưỡng khoáng nóng hồ Đá Chồng (Cẩm Thủy - Cẩm Thạch), khoáng nóng Quang Hanh. Trên địa bàn thành phố có khoảng 900 doanh nghiệp Trung ương và địa phương, trong đó tập triung nhiều doanh nghiệp, đơn vị thuộc Tập Đoàn than Khoáng sản Việt Nam Vinacomin như: Công ty Cổ phần then Đèo Nai, Công ty cổ phần than Cọc 6, Công ty TNHH 1 thành viên than Thống Nhất, Công ty than Mông Dương,…

Từ khi mới thành lập, Cẩm Phả được xác định là thành phố công nghiệp đô thụ phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Sau hơn 50 năm được thành lập ngày 06/1/2005, thành phố được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III và đến ngày 21/4/2015 thành phố được chính phủ công nhận là đô thị loại II. Tỉnh Quảng Ninh đã và đang quan tâm quy hoạch, định hướng phát triển, có kế hoạch, cơ chế chính sách đặc thù riêng, ưu tiên đầu tư phát triển để Cẩm Phả xứng tầm là đô thị công nghiệp, cảng biển, dịch vụ du lịch phía Đông Bắc của tỉnh. Trong những năm gần đây, Đảng bộ và nhân dân thành phố Cẩm Phả có sự đồng thuận cao, xây dựng chính quyền, xây dựng đô thị có bước phát triển vượt bậc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)