Tăng cường công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 97 - 98)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Tăng cường công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước

Dự toán chi ngân sách cần nắm chắc các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sử dụng ngân sách để phân bổ cho phù hợp, ngoài khoản chi theo định mức cần có khoản dự phòng chênh lệch trượt giá, chi bổ sung kinh phí cho những nhiệm vụ phát sinh đột xuất, cần thiết phục vụ chuyên môn mà chưa nằm trong các nhiệm vụ mà đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng.

Đối với chi đầu tư phát triển phải xác định rõ những nội dung chi trọng điểm, thứ tự ưu tiên các khoản chi, bám sát quy hoạch phát triển kinh tế của thành phố. Các khoản chi cân đối cho xã, thị trấn tiến tới giảm bớt, để địa phương cấp dưới mở rộng quyền tự chủ tài chính trên cơ sở hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo trung thực, kịp thời và tăng cường thanh tra, kiểm tra.

Lập dự toán chi theo kết quả đầu ra theo Luật NSNN năm 2017, Để quản lý hiệu quả việc sử dụng ngân sách, Luật NSNN mới đã giao Chính phủ quy định việc thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; Việc áp dụng phương thức này sẽ giúp cân đối được thu chi ngân sách trên cơ sở nguồn lực hạn chế và không thể tăng lên trong kỳ trung hạn. Đây cũng chính là thực trạng của NSNN của nước ta nói chung và của các địa phương nói riêng trong đó có cả thành phố Cẩm Phả. hiện nay.

Vì vậy, khâu lập dự toán hướng tới lập dự toán ngân sách trung hạn, quản lý ngân sách theo đầu ra. Đó là: Cần thay đổi quy trình chiến lược soạn lập để thiết lập mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào. Thay đổi quy trình soạn lập NS, theo đó cần gắn kết giữa soạn lập ngân sách với việc thiết lập mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát triển; giữa chi đầu tư và chi thường xuyên; các nguồn lực trong quá trình soạn lập ngân sách; giữa soạn lập NS với kiểm tra và báo cáo thực hiện; giữa đo lường công việc thực hiện và kết quả đầu ra; giữa hệ thống kế toán trong việc cung cấp thông tin quản lý với hệ thống đo lường thực hiện.

Bên cạnh đó cần thiết lập hệ thống thông tin của phương thức lập NS theo kết quả đầu ra. Khuôn khổ thông tin sẽ củng cố mối quan hệ giữa sự quản lý của CQNN và chính sách của Chính phủ bằng việc yêu cầu các cơ quan nhà nước chuẩn bị những dữ liệu cần thiết để minh họa mối liên hệ giữa các đầu ra và thay đổi hệ thống báo cáo. Các báo cáo phải chuyển tải được những nội dung chủ yếu: mục tiêu chiến lược, kết quả thực hiện, mối quan hệ tác động giữa các nhân tố đầu vào và đầu ra.

Về phân bổ dự toán theo định mức: cần đơn giản hóa và thay đổi vai trò của hệ thống các định mức chi tiêu. Hệ thống định mức chi tiêu cần mang tính định hướng (hướng dẫn), để cho những người sử dụng ngân sách có thể tự quyết định trong chi tiêu, kết quả là đạt được hiệu quả, hiệu lực trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, không vi phạm tính kỷ luật tài chính tổng thể. Theo đó, cần xây dựng các chỉ tiêu về hiệu quả, công bằng, tính tương hợp trong những giới hạn nguồn lực có thể đáp ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)