5. Kết cấu của luận văn
3.3.5. Kế toán, kiểm soát và quyết toán chi ngân sách
3.3.5.1. Quyết toán chi NSNN a. Cơ sở pháp lý
* Trình tự lập, xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách:
- Đơn vị sử dụng ngân sách lập báo cáo quyết toán chi ngân sách theo chế độ quy định và gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp. Trường hợp cơ quan cấp dưới nhận kinh phí ủy quyền của cơ quan cấp trên, thì báo cáo quyết toán phần kinh phí ủy quyền với cơ quan cấp trên đã ủy quyền;
- Đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp xét duyệt quyết toán chi ngân sách của đơn vị trực thuộc và thông báo kết quả xét duyệt gửi đơn vị được xét duyệt; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán chi ngân sách thuộc phạm vi được giao quản lý, gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp;
- Đơn vị dự toán cấp I xét duyệt quyết toán ngân sách của đơn vị trực thuộc và thông báo kết quả xét duyệt gửi đơn vị được xét duyệt; tổng hợp, lập
báo cáo quyết toán ngân sách thuộc phạm vi được giao quản lý, gửi cơ quan tài chính cùng cấp;
- Cơ quan tài chính thẩm định quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp I thuộc cấp mình, thông báo thẩm định quyết toán ngân sách gửi đơn vị được thẩm định. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị được xét duyệt.
* Trình thực thực hiện quyết toán ngân sách thành phố:
- Cơ quan tài chính cấp thành phố thẩm định quyết toán chi ngân sách xã đã được HĐND cấp xã phê chuẩn; thẩm định, xét duyệt quyết toán chi ngân sách các đơn vị dự toán cấp I thuộc cấp mình; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố được giao và quyết toán chi ngân sách thành phố trình Ủy ban nhân dân cấp thành phố để gửi Ban kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp thành phố để thẩm tra, đồng thời gửi Sở Tài chính;
- Ủy ban nhân dân cấp thành phố báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cấp thành phố quyết toán chi ngân sách để cho ý kiến. Sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp thành phố, Ủy ban nhân dân cấp thành phố trình Hội đồng nhân dân cấp thành phố xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách;
- Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo quyết toán được phê chuẩn, Ủy ban nhân dân cấp thành phố gửi báo cáo quyết toán ngân sách huyện cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính.
* Trình tự quyết toán ngân sách cấp xã:
- Ủy ban nhân dân cấp xã lập quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được giao và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã gửi Ban kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp xã để thẩm tra, đồng thời gửi cơ quan tài chính cấp thành phố;
- Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã quyết toán ngân sách để cho ý kiến. Sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cấp xã xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách;
- Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo quyết toán ngân sách xã được phê chuẩn, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi báo cáo quyết toán ngân sách xã cho Ủy ban nhân dân cấp thành phố, cơ quan tài chính cấp thành phố.
Hình 3.3: Quy trình quyết toán chi NSNN trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
(Nguồn: Phòng Tài chính - kế hoạch thành phố Cẩm Phả) b. Kết quả
Công tác quyết toán chi NSNN trên địa bàn thành phố Cẩm Phả đã đạt được thành quả nhất định, chi tiết bảng số liệu 3.8 sau đây:
Bảng 3.7: Kết quả quyết toán chi NSNN trên địa bàn thành phố Cẩm Phả qua các năm 2015-2017 (1) Hồ sơ của đơn vị sử dụng NSNN Bộ phận tiếp nhận của Ban tài chính các cơ quan
tài chính xã, phường, thị trấn, thành phố Ban lãnh đạo các cơ quan tài chính phê duyệt Bộ phận kiểm soát chi NSNN
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số chi Tỷ trọng
(%) Số chi Tỷ trọng
(%) Số chi Tỷ trọng (%) Tổng chi NSNN 1042,9 100 1075,61 100 1077,2 100 Chi đầu tư phát triển 432 41,42 447,4 41,6 438,9 40,74 Chi thường xuyên 610,9 58,58 628,21 58,4 638,3 59,26
(Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch thành phố)
Bảng 3.7 cho thấy số chi NSNN của địa bàn đã thực hiện tăng cho cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Đối với chi đầu tư phát triển, năm 2015 đạt 432 tỷ đồng, chiếm 41,42%; năm 2016 đạt 447,4 tỷ đồng chiếm 41,6%; năm 2017 đạt 438,9 tỷ đồng, chiếm 40,74%. Đối với chi thường xuyên, năm 2015 đạt 610,9 tỷ đồng, chiếm 58,58%; năm 2016 đạt 628,21 tỷ đồng chiếm 58,4%; năm 2017 đạt 638,3 tỷ đồng, chiếm 59,26%.
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá về công tác quyết toán chi NSNN trên địa bàn thành phố Cẩm Phả Các phát biểu Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm trung bình
Quy trình quyết toán được xây dựng hoàn thiện hợp lý với điều kiện áp dụng tại đơn vị
5,21 8,33 29,17 36,46 20,83 3,59 Quy trình phù hợp với cơ cấu
tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước địa phương
3,13 3,13 41,67 29,17 22,92 3,66 Trình tự thực hiện công việc
chặt chẽ, hợp lý 4,17 12,5 31,25 28,13 23,96 3,55 Các cán bộ thực hiện quyết
toán chi NS đều tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình
5,21 13,54 26,04 36,46 18,75 3,5
Điểm trung bình chung Xtb = 3,58
(Nguồn: Điều tra)
Bảng số liệu 3.8, cho kết quả đánh giá công tác quyết toán chi NSNN trên địa bàn thành phố Cẩm Phả đạt điểm trung bình là 3,58 điểm, xếp loại khá. Tiêu chí xếp thứ nhất là “Quy trình phù hợp với cơ cấu tổ chức của cơ quan
quản lý nhà nước địa phương” đạt 3,66 điểm, xếp loại khá, ý kiến đồng ý chiếm 29,17% và rất đồng ý chiếm 22,92%, có 3,13% ý kiến là rất không đồng ý. Tiêu chí “Các cán bộ thực hiện quyết toán chi NS đều tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình” đạt 3,5 điểm, xếp loại khá, ý kiến đồng ý chiếm 36,46% và rất đồng ý chiếm 18,75%, có 5,21% ý kiến là rất không đồng ý. Hiện nay số lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ chi ở cấp ngân sách của xã, phường hạn chế chỉ có khoảng 1-2 cán bộ, vừa làm công tác kế toán, vừa thực hiện nhiệm vụ chi, thực hiện kiểm soát chi ở cấp xã nên khối lượng công việc thực hiện nhiều, đôi khi họ còn làm tắt các bước nhận và xử lý hồ sơ chi của các đơn vị. Nhìn chung, quản lý công tác quyết toán chi thực hiện khá tốt.
3.3.5.2. Kế toán và kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách a. Cơ sở pháp lý
- Kiểm tra thường xuyên, định kỳ
Đối với các Phòng, đơn vị được giao quản lý ngân sách: các cơ quan Nhà nước với chức năng, nhiệm vụ của mình thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất với hoạt động của bộ phận quản lý ngân sách thành phố.
Đối với HĐND thành phố: thực hiện vai trò quyết sách của mình trong việc giao dự toán, quyết định dự toán và điều chỉnh dự toán; đồng thời làm tốt vai trò giám sát trong quản lý và điều hành ngân sách của thành phố.
Đối với UBND thành phố: quản lý toàn diện các hoạt động điều hành ngân sách của thành phố, nắm bắt thường xuyên để điều chỉnh những sai sót, đề ra phương án tối ưu trong quản lý NS thành phố.
Đối với KBNN thành phố: thực hiện tốt việc kiểm soát các khoản chi ngân sách toàn thành phố theo quy định, đồng thời thực hiện tốt khâu kiểm soát hoạt động hiệu quả.
Phòng tài chính - kế hoạch thành phố: thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; thẩm tra quyết toán sáu tháng, một năm với các cơ quan, đơn vị trong thành phố và đối với Ban tài chính các xã, thị trấn.
- Kiểm tra đột xuất: việc kiểm tra đột xuất thường diễn ra khi có sự việc xảy ra hoặc có đơn thư khiếu nại đối với một số cơ quan, đơn vị nào đó, hoặc
theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố hay các cơ quan chuyên môn khác. Việc kiểm tra này có thể do Thanh tra nhà nước, cơ quan Kiểm tra của Đảng, thanh tra tài chính, công an kinh tế.
- Công tác kế toán, kiểm toán:
Việc khóa sổ kế toán phải bảo đảm thực hiện theo các yêu cầu của Luật NSNN năm 2017:
+ Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước, nhưng nộp từ ngày 01 tháng 01 năm sau thì phải hạch toán và quyết toán vào thu ngân sách năm sau, trừ các khoản thu quy định tại khoản 4 Điều này;
+ Hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách, các khoản dự toán chi, bao gồm cả các khoản bổ sung trong năm, chưa thực hiện hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ các trường hợp được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục thực hiện theo quy định;
+ Các khoản đã tạm ứng trong dự toán được thanh toán đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán; nếu hết thời gian chỉnh lý quyết toán mà vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán thì xử lý theo luật ngân sách;
+ Các khoản tạm thu, tạm giữ thực hiện xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 số dư trên tài khoản tạm thu, tạm giữ mà chưa được cấp có thẩm quyền quyết định xử lý, được chuyển sang năm sau để theo dõi và xử lý tiếp theo quy định của pháp luật;
+ Đối với các loại vật tư, hàng hóa tồn kho tại các đơn vị dự toán đến cuối ngày 31 tháng 12 thực hiện kiểm kê theo quy định hiện hành và xử lý như sau: Giá trị đã mua hàng hóa, vật tư tồn kho được quyết toán vào chi ngân sách năm trước theo quy định. Trường hợp sử dụng tiếp cho năm sau, đơn vị tổ chức theo dõi chặt chẽ, sử dụng và có báo cáo riêng. Trường hợp không còn sử dụng tiếp cho năm sau, đơn vị thành lập hội đồng thanh lý bán, nộp tiền vào ngân sách nhà nước; đối với đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng theo quy định của pháp luật;
+ Số dư tài khoản tiền gửi các khoản ngân sách cấp của đơn vị dự toán mở tại Kho bạc Nhà nước đến cuối ngày 31 tháng 12 được tiếp tục thanh toán
theo quy định trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán mà vẫn còn dư, thì phải nộp trả ngân sách nhà nước; trừ trường hợp được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định tại Điều 43 của Nghị định này. Số dư trên tài khoản tiền gửi không thuộc ngân sách nhà nước cấp, được chuyển sang năm sau sử dụng theo quy định của pháp luật.
b. Kết quả
Công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán đối với hoạt động chi NSNN trên địa bàn thành phố Cẩm Phả được thực hiện khá nhiều, qua bảng 3.10 có thể thấy số kiến nghị tương đối lớn, số xử lý hàng năm và số tồn tại chưa xử lý giảm đáng kể.
Bảng 3.8: Kết quả công tác thanh tra, kiểm toán trong hoạt động chi NSNN trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
ĐVT: Tỷ đồng
Các tiêu chí Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1. Số vụ thanh tra, kiểm tra 3 5 5
2.Số kiến nghị của: Thanh tra 77 83,3 139 Kiểm toán 98,18 80,53 63,03 Kiểm tra 1,8 1,8 1,7 3. Số xử lý Thanh tra 50,2 47,6 54,4 Kiểm toán 21,67 27,55 20,8 Kiểm tra 1,2 1,5 1,3 4. Số tồn tại chưa xử lý Thanh tra 26,8 35,7 84,6 Kiểm toán 76,51 52,98 42,23 Kiểm tra 0,6 0,3 0,4
(Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch thành phố)
Đối với công tác thanh tra, tăng cường hàng năm: số kiến nghị năm 2015 đạt 77 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 50,2 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 26,8 tỷ đồng; số kiến nghị năm 2016 đạt 83,3 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 47,6 tỷ đồng,
số tồn tại chưa xử lý là 35,7 tỷ đồng; số kiến nghị năm 2017 đạt 139 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 54,4 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 84,6 tỷ đồng.
Đối với kiểm tra, số kiến nghị năm 2015 đạt 1,8 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 1,2 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 0,6 tỷ đồng; số kiến nghị năm 2016 đạt 1,8 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 1,5 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 0,3 tỷ đồng; số kiến nghị năm 2017 đạt 1,7 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 1,3 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 0,4 tỷ đồng.
Đối với kiểm toán, số kiến nghị năm 2015 đạt 98,18 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 21,67 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 76,51 tỷ đồng; số kiến nghị năm 2016 đạt 80,53 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 27,55 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 52,98 tỷ đồng; số kiến nghị năm 2015 đạt 63,03 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 20,8 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 42,23 tỷ đồng.
Qua đây có thể thấy sai phạm còn tồn tai khá nhiều khi thực hiện chi NSNN, chủ yếu là sai ở các khâu như ghi mục lục ngân sách, hóa đơn, chứng từ không khớp, hồ sơ bị thiếu giấy tờ hợp lệ. Đây là thách thức cho công tác quản lý chi NS cho ban lãnh đạo thành phố Cẩm Phả.
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN trên địa bàn thành phố Cẩm Phả Các phát biểu Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm trung bình
Công tác thanh tra, kiểm tra được
thực hiện định kỳ hàng năm 8,33 12,5 20,83 35,42 22,92 3,52 Ứng dụng công nghệ thông tin trong
thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm 12,5 18,75 21,88 26,04 20,83 3,24 Trình tự thanh tra tuân thủ theo quy
định của pháp luật và nhà nước 5,21 11,46 28,13 31,25 23,96 3,57 Cán bộ làm công tác thanh tra vô tư,
liêm khiết 10,42 15,63 20,83 26,04 27,08 3,44
Điểm trung bình chung Xtb = 3,44
(Nguồn: Điều tra)
Bảng số liệu 3.9, cho kết quả đánh giá thanh tra, kiểm tra và kiểm toán về công tác chi NSNN trên địa bàn thành phố Cẩm Phả đạt điểm trung bình là 3,44 điểm, xếp loại khá. Tiêu chí “Trình tự thanh tra tuân thủ theo quy định của pháp luật và nhà nước” đạt 3,57 điểm xếp thứ nhất, ý kiến đồng ý chiếm 31,25% và rất đồng ý chiếm 23,96%. Tiêu chí “Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm” chỉ đạt 3,24 điểm, xếp thấp nhất. Hiện nay trong quá trình thực hiện nền hành chính chuyên nghiệp hóa và hướng đến công tác sử dụng điện tử trong thực thi ngân sách nhưng công tác thanh tra, kiểm tra chưa được sử dụng mạnh mẽ trong khâu này. Nguyên nhân là do hạ tầng công nghệ thông tin đường truyền dữ liệu tại địa bàn các xã chưa ổn định, nhất là các xã ở nơi xa xôi và có trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp hơn địa bàn khác, nên công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm toán qua ứng dụng CNTT còn hạn chế.