Kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại một số địa phương thuộc tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại một số địa phương thuộc tỉnh

Ninh

1.2.2.1. Kinh nghiệm thành phố Uông Bí

Uông Bí là một thành phố nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ. Nằm dưới chân dãy núi Yên Tử và giáp sông Đá Bạc. Ngày 25 tháng 2 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP thành lập thành phố Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở thị xã Uông Bí. Ngày 28/11/2013, Chính phủ đã ban hành quyết định số 2306/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh là đô thị loại II, là thành phố tập trung nguồn thu chính của ngân sách tỉnh.

Về quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Uông Bí trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến đáng kể, quy mô chi ngân sách không ngừng tăng lên và quản lý sử dụng chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả hơn. Đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý chi đầu tư phát triển và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu tư; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản ngay từ khâu quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh toán vốn đầu tư. Bố trí cơ cấu

chi đầu tư luôn bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố từ đó hoàn thành vai trò là nguồn lực tài chính để phát triển Kinh tế - Xã hội đã đề ra.

Kết quả quản lý chi thường xuyên của thành phố về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của thành phố. Việc thực hiện quy trình ngân sách có nhiều chuyển biến đáng kể, trong khâu lập dự toán các đơn vị đã bám sát các định mức phân bổ ngân sách và định mức sử dụng NSNN ban hành cũng như nhiệm vụ chính trí của ngành, địa phương mình. Cơ cấu chi ngân sách đã từng bước đổi mới, chú ý mục tiêu phục vụ các chương trình Kinh tế - Xã hội của thành phố đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra.

Qua nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách ở ba địa phương nêu trên có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Thứ hai, đẩy mạnh thực hiện khoán biên chế và quỹ lương, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức nhất là cán bộ phường, xã trong thực thi nhiệm vụ, đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức.

1.2.2.2. Kinh nghiệm thị xã Đông Triều

Đông Triều nằm ở cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh (Toạ độ 21o01’ đến 21o13’ vĩ độ bắc và từ 106o26’ đến 106o43’ kinh độ đông). Thị trấn huyện lỵ cách thành phố Hạ Long 78km, cách thành phố Uông Bí 25km, cách Hà Nội 90km.

Về công tác quản lý chi thường xuyên: đã tiến hành khoán biên chế và khoản chi hành chính nên đơn vị dự toán đã chủ động trong sử dụng kinh phí được ngân sách cấp, sắp xếp bộ máy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách các cấp, nhất là các quỹ nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng.

Việc phân cấp nhiệm vụ chi cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định, đã từng bước nâng cao được tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nâng cao hiệu quả, năng lực của các chủ đầu tư thông qua việc kiện toàn, củng cố bộ máy các ban quản lý chuyên nghiệp của thành phố, cũng như tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của ban quản lý thuộc UBND các phường, xã.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố Cẩm Phả

Một là, thành phố cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của quản lý

NSNN theo luật và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là sự điều hành của tỉnh và các Sở ban ngành, lấy đó làm kim chỉ nam cho công tác chi sao cho an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

Hai là, phải lập dự toán ngân sách sát với thực tế và hợp lý, phù hợp với

điều kiện kinh tế ở thành phố và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương trong từng thời kỳ phát triển, tránh lập dự toán ngân sách chung chung, không thống nhất với đơn vị xã, phường, thị trấn. Sử dụng các căn cứ về Luật ngân sách, thông tư Bộ tài chính để lập dự toán ngân sách.

Ba là, coi trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc lập

dự toán chi ngân sách cho phát triển KT-XH. Mỗi địa phương đều có hoạt động báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm về thu chi ngân sách, phương hướng phát

triển kinh tế xã hội hàng năm, nên phải dự báo tình hình KT-XH để lập dự toán chi sát với thực tiễn.

Bốn là, mạnh dạn phân cấp quản lý chi ngân sách cho các cấp chính quyền

địa phương trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ theo quy định. Hiện nay cơ chế quản lý dựa theo cấp thẩm quyền phê duyệt ở từng địa phương nên thành phố không nên ôm đồm quá nhiều lĩnh vực nhất là chi đầu tư và chi thường xuyên, cần phân cấp đến xã, phường, thị trấn để cấp này nắm được nhiệm vụ chi hàng năm.

Năm là, thực hiện các biện pháp quản lý chi ngân sách xuyên suốt chu

trình quản lý NSNN lập, chấp hành, quyết toán thanh, kiểm tra chi NSNN, ở mỗi chu trình cần phân công trách nhiệm người quản lý đứng đầu để có thể kiểm soát được nguồn chi, tránh chi sai, lãng phí cho ngân sách.

Sáu là, triển khai hệ thống thông tin trong quá trình chi và quản lý chi

ngân sách cấp thành phố. Quá trình chi và quản lý chi của thành phố cần được đảm bảo thông suốt với các cấp trên địa bàn thông qua ứng dụng phần mềm quản lý chi, do đó thành phố tuyên truyền, vận động cấp ngân sách xã, phường, thị trấn trong quá trình cập nhật thông tin, hướng dẫn sử dụng tránh lưu thông tin số liệu chi sai, hoặc bỏ sót, gây thất thoát ngân sách.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

(1) Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cẩm Phả ra sao?

(2) Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố Cẩm Phả?

(3) Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố Cẩm Phả trong thời gian tới là gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Bảng 2.1: Thông tin thứ cấp cho đề tài

Stt Nội dung thu thập Ngày thực hiện Cách thu thập

1. Các tài liệu thống kê đã công bố về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp thành phố

21/3/2018 Đọc tại thư viện nhà trường, đọc qua trang web thư viện quốc gia

2. Báo cáo tình hình chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cẩm Phả; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả qua các năm 2015-2017

24/3/2018 Đến trực tiếp UBND thành phố Cẩm Phả

3. Quản lý chi ngân sách thành phố như: công tác lập dự toán, chấp hành dự toán chi NS thành phố; công tác thanh kiểm tra chi NS; công tác quyết toán chi NS của thành phố Cẩm Phả qua các năm 2015-2017

24-27/3/2018 Đến trực tiếp Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Cẩm Phả

Stt Nội dung thu thập Ngày thực hiện Cách thu thập

4. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cẩm Phả

3/4/2018 UBND thành phố Cẩm Phả

5. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp thành phố của một số địa phương trong nước

8/4/2018 Đến trực tiếp UBND thành phố Uông Bí thu thập, và thu thập qua website một số địa phương. (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.1.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

* Đối tượng điều tra:

Tác giả tiến hành thu thập thông tin qua các cán bộ thuộc cơ quan tài chính thành phố, xã, phường và các đơn vị hành chính công lập nhà nước sử dụng nguồn chi ngân sách của thành phố Cẩm Phả.

* Mục tiêu điều tra:

Tác giả thực hiện khảo sát đánh giá thông qua điều tra bằng bảng hỏi nhằm đánh giá công tác quản lý chi ngân sách của thành phố Cẩm Phả ở các khía cạnh: công tác lập dự toán chi NSNN; công tác chấp hành dự toán chi NSNN; công tác quyết toán chi NSNN; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong chi NSNN. Kết quả đánh giá cho ý kiến khách quan về thực trạng quản lý chi ngân sách của thành phố Cẩm Phả.

* Quy mô mẫu:

Để nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách của thành phố Cẩm Phả, tác giả sẽ thực hiện cách thức chọn mẫu như sau:

Bước 1: Chọn các đơn vị hành chính công lập nhà nước sử dụng nguồn chi ngân sách của thành phố Cẩm Phả.

Bước 2: Xếp loại các đơn vị sử dụng nguồn chi ngân sách theo quy mô nguồn vốn sử dụng.

Số liệu, thông tin được thu thập bằng công cụ khác nhau như phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại các thông tin định tính.

Công thức chọn mẫu áp dụng công thức tính mẫu của Slovin:

n =

N 1+N.e2

Trong đó:

n là lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép (e=5%)

+ Đối với cán bộ thuộc cơ quan tài chính thành phố, xã, phường: Tại địa bàn thành phố Cẩm Phả, hiện tại có 16 đơn vị hành chính xã, phường. Thống kê đến thời điểm 31/12/2017 có 79 cán bộ thuộc cơ quan tài chính địa phương bao gồm thành phố, xã, phường. Áp dụng công thức trên tính được n= 66 người, như vậy tác giả sẽ tiến hành điều tra 66 cán bộ thuộc cơ quan tài chính của xã, phường, thành phố nhằm đánh giá về công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

+ Đối với cơ quan sử dụng nguồn chi, tác giả tiến hành điều tra thuận tiện với 30 đơn vị.

Bảng 2.2: Thống kê mẫu điều tra

Stt Đối tượng Số lượng

1. Cơ quan tài chính địa phương

Thành phố 01

Xã/phường 15

2. Cơ quan sử dụng nguồn chi 30

2. Cán bộ thuộc cơ quan tài chính địa phương

Thành phố 12

* Phương pháp điều tra

Trên cơ sở các lý luận về phương pháp chọn mẫu, tác giả đã tiến hành triển khai thu thập thông tin bằng hình thức phát phiếu khảo sát đến các đơn vị vừa bằng hình thức phát phiếu trực tiếp, vừa bằng hình thức qua email đối với phường, xã ở xa. Trước khi điền thông tin cho phiếu tác giả tiền hành hướng dẫn điền phiếu và bổ sung thông tin phù hợp cùng với các đối tượng được phỏng vấn.

* Cấu trúc thiết kế phiếu điều tra:

Tác giả thiết kế phiếu hỏi gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung đối tượng trả lời như họ tên, giới tính, tuổi, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, …

Phần 2: Thông tin khảo sát về công tác quản lý chi NSNN theo chu trình cấp phát nguồn chi NSNN. Bảng hỏi được thiết kế theo thang đo Likert với 5 mức độ: 1-Kém; 2-Yếu; 3-Trung bình; 4- Khá và 5-Tốt (Mẫu phiếu tại phụ lục).

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin a. Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với công tác quản lý chi ngân sách tại thành phố Cẩm Phả.

b. Phương pháp bảng thống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá quản lý chi ngân sách tại thành phố Cẩm Phả.

Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thông kê sẽ giải thích các chỉ tiêu quản lý chi ngân sách tại thành phố Cẩm Phả.

b. Phương pháp đồ thị thống kê

Sử dụng đồ thị thống kê là dùng các hình vẽ, đường nét khác nhau để mô tả các số liệu thống kê, có thể ở dạng hình cột, đường thẳng,... căn cứ vào nội dung nghiên cứu về điều kiện kinh tế-xã hội của thành phố; các tiêu chí về quản lý chi NS; các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NS tại thành phố Cẩm Phả.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về quản lý chi NS tại thành phố Cẩm Phả trong thời gian 2015-2017 và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Bao gồm:

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

b. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để đánh giá công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Điểm trung bình:

: Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi

n: Số người tham gia đánh giá

Bảng 2.3: Thang đo Likert

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

5 4,21 - 5,0 Tốt 4 3,41 - 4.20 Khá 3 2,61 - 3,40 Trung bình 2 1,80 - 2,60 Yếu 1 1.00 - 1,79 Kém (Nguồn: [4]) 2.2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng quản lý chi NS tại thành phố Cẩm Phả thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu về chi ngân sách thành phố Cẩm Phả

- Cơ cấu chi theo lĩnh vực

Cơ cấu chi theo lĩnh vực (%) =

Số chi theo từng lĩnh vực năm i

*100%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)