Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 104 - 106)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.5. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý

Nội dung đổi mới cơ chế đối với các cơ quan hành chính Nhà nước là khoán biên chế đồng thời với khoán kinh phí hành chính đối với các đơn vị sự nghiệp là trao quyền tự chủ tài chính, thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo kết quả đầu ra mới có ý nghĩa về nhiều mặt.

Các cơ chế chính sách là các công cụ mà thông qua đó cơ quan quản lý có thể kiểm tra, giám sát việc chi tiêu của các đơn vị. Chúng có thể bao gồm

các công cụ kiểm soát trực tiếp (quy định hướng dẫn quy trình kiểm soát thanh toán) lẫn các cơ chế bổ sung, phụ trợ, tạo môi trường cho việc kiểm soát chi tiêu, quy định các điều kiện, yêu cầu chi tiêu, chế độ định mức tiêu chuẩn chi tiêu, quy trình lập và phân bổ dự toán ngân sách chi tiết, quy chế trách nhiệm của các đơn vị trước pháp luật đối với việc chi tiêu của họ. Để nhằm hoàn thiện hơn cơ chế chính sách kiểm soát chi ngân sách qua KBNN thì cần:

Thứ nhất, sửa đổi bổ sung cơ chế kiểm soát chi NSNN hiện hành.

- Xây dựng một cơ chế kiểm soát chi thống nhất: Cần phải sửa đổi, bổ sung cơ chế này để vừa kịp thời tháo gỡ các khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, mặt khác, nâng cao một bước chất lượng của công tác kiểm soát chi NSNN. Quá trình này phải đồng thời với việc rà soát lại các cơ chế kiểm soát chi NSNN hiện tại, đặc biệt là cơ chế kiểm soát thanh toán đối với các loại vốn sự nghiệp kinh tế có nội dung tính chất giống nhau nhưng đang vận hành theo các cơ chế khác nhau, từ đó thống nhất phương thức, nội dung kiểm soát chi NSNN qua KBNN đảm bảo tính chặt chẽ và đồng bộ của việc kiểm soát thanh toán các khoản chi từ NSNN.

- Hoàn thiện quy trình, thủ tục kiểm soát chi: Do yêu cầu về điều kiện chi ngân sách đã quy định tương đối chặt chẽ trong Luật cũng như các văn bản hướng dẫn dưới Luật, quy trình kiểm soát tại kho bạc tương đối phức tạp, nhiều thủ tục. Chẳng hạn, nhiều khoản chi đều phải qua hai bước: cấp tạm ứng và thanh toán (số thực chi), chỉ có rất ít khoản chi được cấp thanh toán ngay một lần. Đối với mỗi khoản chi, khi đơn vị muốn được thanh toán để phải xuất trình nhiều loại tài liệu, chứng từ liên quan.

Thứ hai, hoàn thiện các chế độ khác liên quan đến công tác kiểm soát chi. - Các quy trình mua sắm, thanh toán phải được chuẩn hoá và được các bên liên quan tiếp cận để phục vụ cho việc kiểm soát, thanh toán.

- Có hệ thống định mức, đơn giá chuẩn về các hàng hoá dịch vụ tiêu dùng trên từng địa phương, trong thời gian trước mắt, nếu chưa có được một hệ thống

hoàn chỉnh thì cũng phải có được hệ thống giá của các hàng hoá dịch vụ thông dụng, phổ biến do Sở Tài chính công bố hàng quý, hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)