5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Lập, duyệt và phân bổ dự toán chi ngân sách
3.2.3.1. Công tác lập và duyệt chi NSNN
a. Cơ sở pháp lý
- Việc xây dựng dự toán NSNN phải được thực hiện theo đúng qui định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm tiếp theo.
- Việc xây dựng dự toán thu, chi NSNN năm tới theo đúng các quy định của pháp luật về chế độ thu, chi và quản lý thu, chi ngân sách; trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm tới và nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư nguồn NSNN giai đoạn 2016- 2020 được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Quán triệt chủ trương triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán.
- Các sở, ngành và các địa phương trên cơ sở đánh giá thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm trước, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm tới và giai đoạn 2016-2020 của ngành, lĩnh vực và địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để xác định nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng thực hiện trong năm tới; chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi theo mức độ cấp thiết, khả năng triển khai trong năm tới để hoàn thành nhiệm vụ, các chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn NSNN được phân bổ và các nguồn huy động hợp pháp khác.
- Các Sở, ngành theo từng lĩnh vực tiếp tục rà soát tổng thể các chế độ, chính sách (nhất là các chính sách an sinh xã hội) để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, lồng ghép cho phù hợp hoặc bãi bỏ đối với các chính sách chồng chéo, trùng lắp, kém hiệu quả; chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách mới khi cân đối được nguồn; chủ động dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh
phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
- Lập dự toán NSNN đảm bảo thời gian quy định của Luật NSNN năm 2015; thuyết minh về cơ sở pháp lý, chi tiết tính toán.
b. Quy trình thực hiện
* Dự toán chi đầu tư phát triển
- Dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016- 2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020; đảm bảo đúng quy định của Luật Đầu tư công, trong đó chỉ bố trí vốn cho các chương trình, dự án dự kiến đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020; tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ĐTPT nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020 được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Khi xây dựng dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN, các sở, ngành và địa phương cần chi tiết các lĩnh vực theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên: (i) bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh của địa phương; (ii) vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư; xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng trước; (iii) phần còn lại mới bố trí cho các dự án khởi công mới nếu có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định.
- Đối với dự toán chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), các chương trình mục tiêu (CTMT): Các sở, ngành chủ quản và địa phương căn cứ quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ để xây dựng cho phù hợp.
Bảng 3.1: Dự toán chi đầu tư phát triển tại địa bàn thành phố Cẩm Phả qua các năm 2015-2017
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số chi Tỷ trọng (%) Số chi Tỷ trọng (%) Số chi Tỷ trọng (%)
Dự toán Chi NS cho ĐTPT 436 100 452 100 457 100
Chi đầu tư XDCB 366 83,94 380 84,07 385 84,25
Chi cho xã phường 70 16,06 72 15,93 72 15,75
(Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch thành phố)
Qua bảng 3.1 cho thấy công tác chi đầu tư phát triển tại địa bàn thành phố Cẩm Phả tăng qua các năm. Do đặc điểm của địa bàn về cơ cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động phát triển các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nên khi dự toán, chi đầu tư XDCB của thành phố được dự toán với tỷ trọng cao hơn cho chi đầu tư phát triển cho xã, phường trên địa bàn. Kết quả dự toán như sau: năm 2015 quy mô dự toán đạt 436 tỷ đồng (trong đó, chi đầu tư XDCB đạt 366 tỷ đồng, chi xã phường 70 tỷ đồng); năm 2016 quy mô dự toán đạt 452 tỷ đồng (trong đó, chi đầu tư XDCB đạt 380 tỷ đồng, chi xã phường 72 tỷ đồng); năm 2017 quy mô dự toán đạt 457 tỷ đồng (trong đó, chi đầu tư XDCB đạt 385 tỷ đồng, chi xã phường 72 tỷ đồng). Kết quả dự toán chi này đã phản ánh nhu cầu nguồn vốn cho phát triển phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ cấp ngân sách đặt ra.
* Dự toán chi thường xuyên
- Các Sở, ngành và các địa phương căn cứ nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 để xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, đảm bảo đúng chính sách, chế độ và các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017 được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN lập dự toán chi thường xuyên đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm. Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ
sắm máy móc, thiết bị theo quy định tại Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ; dự toán chi mua sắm phương tiện đi lại chỉ được thực hiện sau khi đã rà soát, sắp xếp lại, xử lý số xe hiện có mà vẫn còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức theo quy định tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Giảm tối đa cả về số lượng và qui mô tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, tiếp khách; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài và các nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách khác.
Bảng 3.2: Dự toán chi thường xuyên tại địa bàn thành phố Cẩm Phả qua các năm 2015-2017
ĐVT: Tỷ đồng,%
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số chi Tỷ trọng (%) Số chi Tỷ trọng (%) Số chi Tỷ trọng (%) Dự toán Chi NS thường xuyên 619 100 636,5 100 649 100 An ninh quốc phòng 18 2,91 19 2,99 22 3,39
Giáo dục đào tạo và
dạy nghề 232 37,48 237 37,23 240 36,98
Y tế 16 2,58 17 2,67 18 2,77
Văn hóa thông tin 12 1,94 13 2,04 14 2,16
Phát thanh truyền hình 5 0,81 4,5 0,71 5 0,77 Thể dục thể thao 0,5 0,08 0,5 0,08 0,5 0,08 Kinh tế 175 28,27 180 28,28 182 28,04 Khoa học công nghệ 0,5 0,08 0,5 0,08 0,5 0,08 Quản lý hành chính đoàn thể 140 22,62 143 22,47 145 22,34 Chi khác NS 20 3,23 22 3,46 22 3,39
(Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch thành phố)
Bảng 3.2 cho thấy công tác dự toán nguồn chi thường xuyên tăng qua các năm, chú trọng chủ yếu nguồn chi cho giáo dục đào tạo và dạy nghề, chi
cho kinh tế, quản lý hành chính đoàn thể. Quy mô chi tăng cụ thể như sau: Năm 2015: quy mô chi dự toán là 619 tỷ đồng, trong đó giáo dục đào tạo và dạy nghề chiếm 37,48%, kinh tế chiếm 28,27% và quản lý hành chính đoàn thể chiếm 22,62%. Năm 2016: quy mô chi dự toán là 636,5 tỷ đồng, trong đó giáo dục đào tạo và dạy nghề chiếm 37,23%, kinh tế chiếm 28,28% và quản lý hành chính đoàn thể chiếm 22,47%. Năm 2017: quy mô chi dự toán là 649 tỷ đồng, trong đó giáo dục đào tạo và dạy nghề chiếm 36,98%, kinh tế chiếm 28,04% và quản lý hành chính đoàn thể chiếm 22,34%. Dự toán chi quản lý hành chính được xây dựng gắn với lộ trình tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính giai đoạn 2016-2020 theo Đề án 25 và Nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế nhanh hơn lộ trình để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
Các sở, ngành và địa phương thực hiện nghiêm lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN theo qui định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, đẩy mạnh việc triển khai cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tính toán cụ thể khả năng tăng thu của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc từng lĩnh vực để giảm mức hỗ trợ từ NSNN. Trên cơ sở đó, xác định khả năng dành nguồn để tăng chi hỗ trợ trực tiếp cho người có công với cách mạng, người nghèo và các đối tượng chính sách để được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu, tăng chi cho các nhiệm vụ không có nguồn thu, qua đó cơ cấu lại chi ngân sách của từng lĩnh vực và từng bước tái cơ cấu chi NSNN.
Xây dựng và tổng hợp vào dự toán chi thường xuyên của sở, ngành, địa phương phải bao gồm cả dự toán chi đảm bảo hoạt động của các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính, các nhiệm vụ chi trước đây được thực hiện bằng nguồn thu phí, lệ phí được để lại đơn vị, nay theo Luật NSNN 2015 các khoản phí, lệ phí này được nộp toàn bộ vào NSNN.
* Xây dựng dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG),
các chương trình mục tiêu (CTMT)
Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với từng CTMTQG, CTMT và các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan; các sở, ngành chủ Chương trình xây dựng dự toán chi CTMTQG, CTMT, trong đó: - Chi ĐTPT phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020 và tiêu chí, định mức phân bổ chi ĐTPT nguồn NSNN giai đoạn 2016- 2020 qui định tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chi thường xuyên căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ triển khai năm 2017.
Bảng 3.3: Dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia tại địa bàn thành phố Cẩm Phả qua các năm 2015-2017
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Dự toán chi chương trình MTQG (dạy nghề cho lao động nông thôn) 330 350 400 Giảm nghèo 0 0 0 So sánh số tuyệt đối chương trình MTQG (năm 2015 là năm gốc) 0 20 70
(Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch thành phố)
Kết quả dự toán chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề cho lao động nông thôn có quy mô tăng hàng năm, năm 2015 dự toán 330 triệu đồng, năm 2016 dự toán 350 triệu đồng và năm 2017 dự toán là 400 triệu đồng. Hiện
tại chương trình mục tiêu quốc gia thu hút đào tạo các lớp tập huấn về lĩnh vực phát triển kỹ năng nghề thủ công, ngư nghiệp cho lao động nông thôn khoảng 6-8 lớp/năm, thu hút được khoảng 300-350 lượt lao động tham gia mỗi năm, đây là chương trình trợ giúp cho hộ nghèo, cận nghèo cải thiện việc làm và thu nhập tại địa bàn.
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá về công tác lập dự toán chi NSNN trên địa bàn thành phố Cẩm Phả Các phát biểu Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm trung bình
Được biết lập dự toán căn cứ trên
nguyên tắc của Luật NSNN 0 8,33 25 35,42 31,25 3,9 Được biết công tác lập dự toán
theo kế hoạch phát triển KT-XH của thành phố, tỉnh đề ra
2,08 12,5 15,63 38,54 31,25 3,84 Được biết các kế hoạch về các
hạng mục chi cho đơn vị 2,08 8,33 18,75 31,25 39,58 3,98
Điểm trung bình chung Xtb = 3,91
(Nguồn: Điều tra)
Kết quả đánh giá công tác lập dự toán chi NSNN trên địa bàn Cẩm Phả được các đơn vị sử dụng ngân sách cho điểm trung bình là 3,91 điểm, xếp loại khá. Tiêu chí ” Được biết các kế hoạch về các hạng mục chi cho đơn vị” đạt 3,98 điểm, xếp loại khá cho thấy các đơn vị sử dụng ngân sách thường xuyên cập nhật các hạng mục chi, trước khi lập dự toán cho đơn vị mình thì ban tài chính của đơn vị được thông báo từ thành phố trước khoảng hai tháng để các đơn vị chuẩn bị, ý kiến đồng ý chiếm 31,25% và ý kiến rất đồng ý chiếm 39,58%, tuy nhiên còn 2,08% ý kiến cho là “rất không đồng ý” vì lý do đơn vị nhận được thông tin chậm, số đơn vị này chiếm không đáng kể. Tiêu chí " Được biết công tác lập dự toán theo kế hoạch phát triển KT-XH của thành phố, tỉnh đề ra” đạt 3,84 điểm, xếp loại khá, tuy là tiêu chí đạt điểm thấp nhất khi đánh
giá công tác lập dự toán chi NSNN, nhưng ý kiến đánh giá đồng ý và không đồng ý chiếm tỷ trọng cao, lần lượt là 38,54% và 31,25%. Nhìn chung công tác lập dự toán chi NSNN của thành phố Cẩm Phả được các đơn vị đánh giá là tương đối tốt, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn mà địa phương đang diễn ra các hoạt động cho phát triển kinh tế-xã hội.
3.2.3.2. Công tác phân bổ chi NSNN
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; Tỷ lệ % điều tiết nguồn thu giữa các cấp ngân sách; Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được thực hiện theo Quyết định số 3868/QĐ-UBND ngày 17/12/2010, Quyết định số 3889/QĐ- UBND ngày 20/12/2010; Quyết định số 4189/QĐ-UBND ngày 30/12/2011; Quyết định số 3516/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND Tỉnh; Quyết định số 3618/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh về việc bổ sung, sửa đối một số cơ chế về biện pháp điều hành ngân sách nhà nước năm 2014 và Nghị quyết số 198/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 tại kỳ họp thứ hai mươi của HĐND thành phố khoá XIX; Quyết định 2728/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 của UBND tỉnh và Thông tư 14/2014/TT-BTC của Bộ tài chính.