5. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Đối với UBND thành phố Cẩm Phả
- Các đơn vị dự toán, UBND các phường, xã cần bám sát dự toán ngân sách được giao để điều hành một cách linh hoạt, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả cụ thể:
+ Nghiêm túc thực hiện quy chế thực hành tiết kiệm chống lãng phí: Tiết kiệm chi phí điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu...; Khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí, không hiệu quả trong việc tổ chức và bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ;
+ Thực hiện chi trong phạm vi nguồn thu được hưởng theo phân cấp và dự toán được giao đầu năm, đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu đã quy định. Hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán và ứng vốn.
- Các đơn vị được giao quyền tự chủ về tài chính thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý sử dụng tài sản, thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên để tăng thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động.
-Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nghiệm thu khối lượng, chất lượng các sản phẩm dịch vụ công ích môi trường đô thị theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý chất lượng công trình và tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB; có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm trong phân bổ và sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Thực hiện tốt công tác công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
-Trong quá trình điều hành ngân sách, các phường, xã, đơn vị phấn đấu tăng thu để có thêm nguồn bổ sung cho nhiệm vụ đầu tư phát triển và thực hiện một số chính sách an sinh xã hội tại đơn vị, phường, xã. Nghiêm cấm việc sử dụng sai nguồn, sai mục đích, không lấy nguồn chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc nguồn dự phòng tăng lương để chi thường xuyên.
KẾT LUẬN
Chi ngân sách nhà nước là công cụ để Nhà nước điều hành nền kinh tế theo mục đích của mình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết những vấn đề xã hội phát sinh như giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo, giải quyết công bằng xã hội và khắc phục khiếm khuyết của thị trường. Luận văn “Quản lý chi
ngân sách trên địa bàn thành phố Cẩm Phả” đã nghiên cứu sâu sắc và đạt
được kết quả chính sau đây:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách
và bài học kinh nghiệm thực tiễn của một số thành phố tiêu biểu trong quản lý chi ngân sách, tác giả đúc rút được sáu bài học có thể áp dụng cho thành phố Cẩm Phả;
Hai là, phân tích thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên
địa bàn thành phố Cẩm Phả trong giai đoạn từ năm 2015-2017 dựa trên đánh giá các khía cạnh đó là: hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước về chi NSNN; phân cấp quản lý chi NSNN địa phương; Lập, phân bổ dự toán chi NSNN; Chấp hành dự toán chi ngân sách; Kế toán, kiểm soát và quyết toán chi ngân sách; Kết quả quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Bên cạnh đó tác giả đánh giá, phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Cẩm Phả bao gồm nhóm nhân tố khách quan (điều kiện kinh tế-xã hội; Chính sách và thể chế kinh tế; Cơ chế quản lý NSNN; Chính sách khuyến khích các nguồn lực tài chính) và nhóm nhân tố chủ quan (Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý chi ngân sách; Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý; Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý). Trên cơ sở kết quả đánh giá này là căn cứ đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.
Ba là, tác giả đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác quản lý
chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Cẩm Phả trong thời gian tới, bao gồm: Tăng cường công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước; Nâng cao công tác chi ngân sách nhà nước (bao gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên); Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; Nâng cao trình độ cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước; Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý; Cải thiện tính công khai minh bạch trong chi NSNN. Tác giả đã đưa ra kiến nghị cho Bộ Tài chính, UBND tỉnh Quảng Ninh và UBND thành phố Cẩm Phả để có hỗ trợ tốt nhất cho công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn. Trong thời gian có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong các thầy, cô giáo và bạn đọc góp ý, nhận xét để luận văn thạc sĩ được hoàn thiện hơn. Tác giả hy vọng rằng, sẽ có thêm những nghiên cứu mới cụ thể hơn nữa để đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Cẩm Phả trong thời gian tới.
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Tài Chính (2003), Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện quyển I, Nxb Tài Chính, Hà nội 2003.
2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP.
3. Chính Phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
4. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB thế giới, Hà Nội.
5. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
6. Học viện Tài chính (2003), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.
7. Học viện tài chính (2008), Giáo trình quản lý nhà nước về tài chính, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
8. Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình về quản lý ngân sách, NXB Thống kê, Hà Nội.
9. Trịnh Tiến Dũng (2002), Về phương pháp lập và phân bổ ngân sách ở nước ta hiện nay, Tài chính, (3), tr.15-17.
10. Luật ngân sách nhà nước (2017), số 83/2015/QH13.
11. UBND tỉnh Quảng Ninh (2010), Quyết định 3868/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ điều tiết nguồn thu giữa các cấp ngân sách; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 và thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015.
12. Cục Thống Kê tỉnh Quảng Ninh (2016), Niên giám thông kê thành phố Cẩm Phả 2015-2017.
và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN, Bộ Tài chính ban hành ngày 17/6/2011.
14. Thông tư 19/2011/TT-BTC quy định về quyết toán hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, Bộ tài chính ban hành ngày 14/2/2011.
15. Thông tư 28/2012/TT-BTC quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn. Bộ Tài chính ban hành ngày 24/2/2012.
16. Thông tư 05/2014/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn NSNN và vốn Trái phiếu chính phủ, Bộ tài chính ban hành ngày 06/01/2014.
17. Thông tư 09/2016/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, Bộ tài chính ban hành ngày 18/01/2016.
18. Thông tư 118/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 08/2016/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 30/6/2016.
19. Thông tư 40/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư 113/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN, Bộ Tài chính ban hàng ngày 01/3/2016.
20. Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình về quản lý ngân sách, NXB Thống kê, Hà Nội.
21. Trịnh Tiến Dũng (2002), “Về phương pháp lập và phân bổ ngân sách ở nước ta hiện nay”, Tài chính, (3), tr.15-17.
Website
22. http://baovinhphuc.com.vn/kinh-te/46238/kiem-soat-chi-ngan-sach-chat- che-hieu-qua.html
23. http://cafef.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-se-dieu-hanh-ngan-sach-chat-che- 20170110200531607.chn
PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin chào Ông/ Bà!
Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đánh giá về thực trạng công tác quản lý Chi ngân sách trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Vì thế, tôi thực hiện khảo sát này để đánh giá về thu thập thông. Tôi hy vọng Ông/ Bà sẽ đưa ra các ý kiến khách quan để có thể giúp đỡ cho tôi với kết quả đánh giá chính xác nhất cho nghiên cứu này. Tác giả tiến hành thu thập thông tin qua các đơn vị hành chính công lập nhà nước sử dụng nguồn chi ngân sách của thành phố Cẩm Phả.
Phần 1: Thông tin người trả lời
1. Họ và tên:...
2. Đơn vị:... 3. Địa chỉ:
... ...
Email...Số điện thoại:...
Phần 2: Nội dung khảo sát
Vui lòng đánh dấu (x) trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của Ông bà theo mức độ sau:
1. Kém 2. Yếu 3. Trung bình
4. Khá 5. Tốt
Đánh giá Mức điểm
1 2 3 4 5
1. Ý kiến về công tác lập dự toán chi NSNN
Được biết công tác lập dự toán theo kế hoạch phát triển KT-XH của thành phố, tỉnh đề ra
Được biết lập dự toán căn cứ trên nguyên tắc của Luật NSNN Được biết cá kế hoạch về các hạng mục chi cho đơn vị
Được biết chấp hành ngân sách nhà nước đảm bảo yêu cầu của Luật NSNN trong cuộc họp tại thành phố, đơn vị
Đảm bảo tính công khai, minh bạch
Quy trình và thủ tục thực hiện công tác chấp hành đều tinh giản theo hướng có lợi cho đơn vị
Cơ quan QLNN trên địa bàn thành phố có hướng dẫn cụ thể, chi tiết các hạng mục
Đơn vị chi đúng, chi đủ theo nguyên tắc của luật NSNN
3.Ý kiến về công tác quyết toán chi NSNN
Quy trình quyết toán được xây dựng hoàn thiện hợp lý với điều kiện áp dụng tại đơn vị
Quy trình phù hợp với cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước địa phương
Trình tự thực hiện công việc chặt chẽ, hợp lý
Các cán bộ thực hiện quyết toán chi NS đều tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình
4. Ý kiến về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong chi NSNN
Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện định kỳ hàng năm Cán bộ làm công tác thanh tra vô tư, liêm khiết
Trình tự thanh tra tuân thủ theo quy định của pháp luật và nhà nước Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm