Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phƣớc (Trang 46)

5. Bố cục luận văn

2.1.Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.1.1. Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt là AGRIBANK) là ngân hàng thƣơng mại lớn tại Việt Nam, thuộc loại doanh nghiệp nhà nƣớc hạng đặc biệt.

Đƣợc thành lập vào ngày 26/3/1988, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là NHTM giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế Việt Nam. Agribank luôn giữ vai trò chủ đạo trên thị trƣờng tài chính nông thôn, tiên phong triển khai chính sách tiền tệ, các chƣơng trình tín dụng, cùng ngành ngân hàng có nhiều đóng góp tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc. Nguồn vốn của Agribank đã và đang góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng thu nhập cho khách hàng. Agribank tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo Đề án tái cơ cấu, tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ƣu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN nhƣ: cho vay theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chƣơng trình cho vay ngành lƣơng thực, thủy sản, cà phê, chăn nuôi, cho vay trồng cây cao su, tiêu, điều; chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; chính sách

phát triển thủy sản theo Nghị đị -

2.1.2. Đặc điểm địa bàn hoạt động.

Bình Phƣớc là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 260,4 km đƣờng biên giới giáp với vƣơng quốc Campuchia. Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và Campuchia. Cụ thể, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bình Dƣơng; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Campuchia.

Tỉnh có diện tích 6.871,5 km², gồm 7 nhóm đất chính với 13 loại đất, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Dân số 905.300 ngƣời, mật độ dân số đạt 132 ngƣời/km² (theo số liệu thống kê năm 2011), gồm nhiều dân tộc khác nhau (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,9%) sinh sống trên địa bàn 111 xã, phƣờng, thị trấn (92 xã, 14 phƣờng và 5 thị trấn) thuộc 8 huyện, 3 thị xã.

Bình Phƣớc đang là điểm đến và môi trƣờng đầu tƣ khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, với hàng loạt chính sách mở, ƣu đãi và thông thoáng. Tỉnh có tài nguyên phong phú, quỹ đất sạch dồi dào, giao thông thuận tiện, nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời là vựa rốn cây công nghiệp và hàng nông sản … đã và đang là thế mạnh “hút” nhà đầu tƣ.

Cơ cấu kinh tế năm 2015 : khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng 38,5%, công nghiệp - xây dựng 32,2% và dịch vụ 29,3%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 39,8 triệu đồng, tăng 4,45% so với năm 2014.

- Sản xuất nông nghiệp với hƣớng chủ đạo là trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều, tiêu) cây ăn trái với tổng diện tích đạt 405.718 ha, tạo ra lƣợng giá trị lớn (năm 2015 giá trị sản xuất đạt 8.567 tỷ đồng - theo giá so sánh năm 1994). Chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn, cung cấp bổ sung cho nhu cầu thị trƣờng trong tỉnh và khu vực, đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho ngƣời sản xuất. Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh 2010) đạt 21.075 tỷ đồng, tăng 4,02% so với năm 2014.

- Sản xuất công nghiệp: chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2015 tăng 10,8% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) năm 2015 đạt 26.144 tỷ đồng, đạt 103,8% kế hoạch, tăng 10,73% so với năm trƣớc. Ngành Công nghiệp tiếp tục phát triển, phát huy lợi thế về nguyên liệu, lao động trong tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 4500 doanh nghiệp; 12 Khu Công nghiệp; 30 Cụm công nghiệp. So với đầu nhiệm kỳ tăng gấp 1,9 lần về số doanh nghiệp và 1,6 lần về vốn đầu tƣ. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 9.543 tỷ đồng, tăng 2,1 lần (theo giá so sánh 1994), tạo việc làm cho trên 142 ngàn lao động, góp phần quan trọng cho tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Thƣơng mại - dịch vụ : Tổng giá trị sản xuất của ngành thƣơng mại, dịch vụ năm 2015 đạt 5.820 tỷ đồng tăng gấp 1,84 lần so với năm 2010. Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 25.771 tỷ đồng, tăng 2,11 lần. Xuất khẩu tăng mạnh với tổng kim ngạch xuất khẩu thực hiện 1.113 triệu USD, đạt 111,3% kế hoạch, tăng 23,88% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu năm 2015 thực hiện 285 triệu USD, đạt 101,8% kế hoạch, giảm 5,69% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm 2015 thực hiện 28.949 tỷ đồng, đạt 94,91% kế hoạch, tăng 13,24% so với cùng kỳ năm trƣớc.

- Hoạt động du lịch: Tổng lƣợt khách tham quan đạt 183.689/220.000 lƣợt khách, doanh thu đạt 182,47 tỷ đồng (đạt 83,5% lƣợt khách tham quan, 89,0% doanh thu so với kế hoạch). Dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.

- Phát triển doanh nghiệp : Cả năm 2015 có 642 doanh nghiệp trong tỉnh đƣợc cấp mới giấy ứng nhận đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký dự kiến là 3.980 tỷ đồng, giảm 4,5% về số doanh nghiệp và tăng 66% về số vốn đăng ký so với năm 2014. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI): đến cuối năm 2015 thu hút đƣợc 18 dự án với tổng vốn đăng ký 62 triệu USD, so với cùng kỳ tăng 4 dự án.

- Hoạt động tín dụng: Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 21.850 tỷ đồng, chiếmgần 71% trên tổng dƣ nợ tín dụng, so với đầu năm tăng 17,87%. Dƣ nợ tín dụng đạt 30.600 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 26,06%. Nợ quá hạn chiếm khoảng 4,05%.

(Nguồn : Báo cáo Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, nhiệm vụ năm 2017 của UBND tỉnh Bình Phƣớc)

Tóm lại, Bình Phƣớc là một địa bàn có tiềm năng phát triển lớn về kinh tế bao gồm sản xuất trong nƣớc và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Do là một tỉnh có quy mô GDP nhỏ, cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn và đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên nhu cầu về nguồn vốn cho phát triển kinh tế và phục vụ dân sinh đang tăng trƣởng mạnh. Đây là cơ hội và là thách thức lớn cho việc mở rộng quy mô tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn và thu hút các ngân hàng từ địa bàn khác đến mở chi nhánh.

2.1.3. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BìnhPhƣớc Phƣớc

Năm 1997, cùng với sự tái lập tỉnh Bình Phƣớc từ việc chia tách tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh Bình Dƣơng và Bình Phƣớc. Agribank chi nhánh Bình Phƣớc đƣợc thành lập tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phƣớc, trên cơ sở kế thừa các khách hàng và dƣ nợ của khách hàng có trụ sở hoặc địa chỉ trên địa bàn 05 huyện phía bắc của tỉnh Sông Bé tại thời điểm chia tách là huyện Đồng Phú, huyện Chơn Thành, huyện Bù Đăng, huyện Phƣớc Long và huyện Lộc Ninh.

Từ ngày đƣợc thành lập Agribank chi nhánh Bình Phƣớc vẫn đƣợc biết nhƣ là một ngân hàng nhà nƣớc chuyên cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tƣ của cá nhân và các doanh nghiệp khai thác chế biến nông lâm sản và xây lắp trên địa bàn. Hoạt động trên địa bàn có cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chiếm chủ đạo, nên trong một thời gian dài các khách hàng và sản phẩm cho vay chủ yếu của Chi nhánh tập trung vào các doanh nghiệp nông lâm và xây dựng phục vụ phát triển nông thôn. Các công ty nhà nƣớc nhƣ công ty Cao su Bình Long, Công ty cao su Lộc Ninh, công ty cao su Đồng Phú,. .đều đã, đang là những khách hàng lớn có doanh số cho vay, tiền gửi chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và huy động vốn của Chi nhánh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong các lĩnh vực xây lắp, khai thác chế biến gỗ, chăn nuôi, trồng và kinh doanh cây ăn quả, thƣơng mại , dịch vụ .. ngày càng là đối tƣợng

khách hàng quan trọng và trở thành bộ phận khách hàng quyết định sự thành bại của kết quả kinh doanh tại Chi nhánh.

Sự thay đổi vể chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu vay vốn, gửi tiền cũng nhƣ các nhu cầu về dịch vụ ngày càng tăng của khách hàng trên địa bàn, đến nay Agribank chi nhánh Bình Phƣớc đã có sự tăng trƣởng mạnh về quy mô dƣ nợ cho vay, số lƣợng - cơ cấu khách hàng vay vốn, số lƣợng khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng nhƣ nộp tiền, chuyển tiền, thanh toán, dịch vụ thẻ. Số lƣợng và chất lƣợng các sản phẩm ngân hàng đã đƣợc cải thiện làm gia tăng năng lực cạnh tranh của Chi nhánh. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay qua các năm gần đây luôn ở mức cao trên 20%: năm 2012 tổng dƣ nợ cho vay cuối kỳ là 1.059 tỉ đồng, năm 2013 tổng dƣ nợ vay cuối kỳ là 1.385 tỉ đồng tăng 30,8% so với 2012, năm 2014 tổng dƣ nợ vay cuối kỳ là 1.770 tỉ đồng tăng 27,8% so với 2013 và năm 2015 tổng dƣ nợ vay cuối kỳ đã vƣợt mốc 2.000 tỉ đồng. Năm 2016, dƣ nợ cho vay cuốn kỳ đạt 2.250 tỉ đồng, tăng trƣởng gần 15% so với năm trƣớc.

Sản phẩm tín dụng cũng đa dạng hơn, ngoài những sản phẩm truyền thống nhƣ cho vay trung dài hạn đầu tƣ dự án, cho vay ngắn hạn bổ dụng vốn lƣu động, cho vay tiêu dùng ..các sản phẩm tín dụng cho các đối tƣợng ƣu tiên nhƣ nông nghiệp phát triển nông thông, doanh nghiệp vừa và nhỏ , sản phẩm cho vay mua sắm tài sản cố định gián tiếp, cho vay mua ô tô, sản phẩm cho vay tài trợ thƣơng mại, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, cho vay tài trợ hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu .. đƣợc đẩy mạnh.

Một điểm mạnh trong hoạt động cấp tín dụng tại Agribank Bình Phƣớc là tƣ tƣởng thận trọng, bảo đảm sự an toàn của nguồn vốn kinh doanh trong cấp tín dụng đƣợc lãnh đạo và cán bộ tín dụng quán triệt xuyên suốt quá trình tiếp nhận giải quyết nhu cầu vay vốn từ khách hàng. Vì vậy, tỉ lệ nợ xấu luôn đƣợc giữ ở mức dƣới 3% tổng dƣ nợ.

2.1.4 Bộ máy tổ chức Agribank chi nhánh Bình Phƣớc:

Cùng với quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức của hệ thống Agribank, cơ cấu mô hình tổ chức bộ máy của Agribank chi nhánh Bình Phƣớc cũng có nhiều

thay đổi qua nhiều giai đoạn và hiện nay Agribank chi nhánh Bình Phƣớc có cơ cấu bộ máy tổ chức đƣợc chia làm các khối nhƣ sau:

(1) Khối Quản lý khách hàng, gồm:

- Các Phòng Khách hàng doanh nghiệp, trong đó bao gồm Tổ Tài trợ thƣơng mại trực thuộc Phòng Khách hàng doanh nghiệp.

- Các Phòng Khách hàng cá nhân. (2) Khối Quản lý rủi ro:

- Phòng Quản lý rủi ro. (3) Khối Tác nghiệp, gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng Quản trị tín dụng, trong đó bao gồm Tổ Quản lý thông tin khách hàng trực thuộc Phòng Quản trị tín dụng.

- Các Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp - Các Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân - Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ

(4) Khối Quản lý nội bộ, gồm: - Phòng Kế hoạch - Tổng hợp - Tổ Điện toán

- Phòng Tài chính - Kế toán - Phòng Tổ chức - Nhân sự - Văn phòng

2.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Bình Phƣớc thôn Việt Nam Chi nhánh Bình Phƣớc

2.2.1. Huy động vốn

Hoạt động huy động vốn vẫn là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank chi nhánh Bình Phƣớc. Đây là nhiệm vụ quan trọng có ảnh hƣởng lớn đến kết quả kinh doanh của chi nhánh trong năm. Agribank chi nhánh Bình Phƣớc thực hiện cơ chế quản lý nguồn vốn tập trung thông qua cơ chế giá chuyển vốn nội bộ FTP (Fund Transfer Pricing), vì vậy Chi nhánh càng làm tốt công tác huy động vốn thì hiệu quả kinh doanh của chi nhánh càng đạt kết quả cao và ngƣợc lại thì hiệu quả thấp hơn do phải tốn thêm chi phí mua vốn từ Hội sở.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của các năm liền 2014, 2015, 2016 cho thấy sự thu hút khách hàng tiền gửi của Chi nhánh còn thấp và có sự suy giảm liên tục về quy mô huy động vốn bình quân của Chi nhánh. Năm 2014, số dƣ huy động bình quân giảm 1,5% so với năm 2013 và chỉ đạt 887,5 tỉ đồng; 2015 số dƣ huy động vốn bình quân tiếp tục giảm 2,7% còn 863,3 tỉ đồng; 2016 số dƣ huy động vốn bình quân có sự cải thiện nhỏ đạt 910 tỉ đồng.

Nhƣng xét về mặt cơ cấu nguồn vốn huy động có tín hiệu đáng mừng là vốn huy động từ khu vực dân cƣ có xu hƣớng tăng. Vốn huy động từ khu vực dân cƣ đƣợc đánh giá là có tính ổn định cao và chi phí huy động vừa phải.

Bảng 2.1: Huy động vốn tại Agribank chi nhánh Bình Phƣớc năm 2014-2016:

STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 % tăng trƣởng 2015/2014 % tăng trƣởng 2016 /2015 1 Huy động vốn bình

quân toàn chi nhánh 887.5 863.3 910.0 -2.7% 5.4%

2 Huy động vốn bình quân từ định chế tài chính 15 8.46 22 -43.6% 160.0% 3 Huy động vốn bình quân từ khách hàng doanh nghiệp 451.5 406.0 383.7 -10.1% -5.5% 4 Huy động vốn bình quân dân cƣ 421 448.8 501.4 6.6% 11.7%

(Nguồn Báo cáo KQKD hàng năm của Agribank chi nhánh Bình Phước)

2.2.2. Dịch vụ khách hàng

Ngày nay, hoạt động cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng tổ chức và cá nhân ngày càng đƣợc hoàn thiện theo xu hƣớng mang lại thật nhiều tiện ích phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau cho khách hàng.

Trong những năm qua, hƣớng đến khách hàng là tiêu chí ƣu tiên trong hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng của Agribank nói chung và của

Chi nhánh Bình Phƣớc nói riêng. Nhiều hoạt động cải tiến quy trình cung cấp dịch vụ, tạo không gian giao dịch tiện nghi, hiện đại và đặc biệt là phong cách phục vụ khách hàng của từng giao dịch viên đã đƣợc Agribank chi nhánh Bình Phƣớc chú trọng nâng cao.

Kết quả, sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Agribank chi nhánh Bình Phƣớc đƣợc cải thiện, ý kiến phàn nàn về thái độ phục vụ, chất lƣợng dịch vụ giảm. Và hệ quả tất yếu là thu nhập từ hoạt động này tăng liên tục trong các năm:

Bảng 2.2: Tình hình thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại Agribank chi nhánh Bình Phƣớc năm 2014-2016: ĐVT: tỉ đồng STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 % tăng trƣởng 2015/2014 % tăng trƣởng 2016/2015 1 Thu dịch vụ ròng 8.428 9.446 10.326 12.1% 8.5% 2 Thu ròng dịch vụ thẻ 0.303 0.505 0.85 66.7% 40.6%

(Nguồn : Báo cáo KQKD hàng năm của Agribank chi nhánh Bình Phước)

2.2.3. Hoạt động cấp tín dụng.

Hoạt động cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Bình Phƣớc bao gồm : hoạt động cho vay trung dài hạn phục vụ các nhu đầu tƣ dự án, cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời về vốn lƣu động, mở LC phục vụ nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của khách hàng, chiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phƣớc (Trang 46)